Xây dựng kế hoạch dạy học theo Công văn 5555

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 5555/BGDĐT-KHTC
V/v: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2009

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Chỉ thị 756/CT-TTgngày 05/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; Chỉ thị 751/CT-TTgngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015; Thông tư số 127/2009/TT-BTC ngày 19/6/2009của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2010, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010và kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2011 - 2015 như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2010 VÀKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 5 NĂM 2011 - 2015

1. Đánh giá tình hình thực hiệnkế hoạch năm 2009 và kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.

Phần này tập trung đánh giánhững nội dung chủ yếu sau:

- Về quy mô học sinh, sinh viên;đội ngũ giáo viên các cấp, bậc học;

- Về phát triển mạng lưới trườnghọc từ mầm non, phổ thông đến đại học; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trangthiết bị trường học;

- Việc thực hiện chế độ chínhsách phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, bao gồm: Việc thực hiện ngânsách giáo dục và đào tạo năm 2009 và giai đoạn 2006 – 2010, thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục và đàotạo.

>> Xem thêm: Mẫu công văn đề nghị thanh toán công nợ mới năm 2022 ? Cách viết công văn yêu cầu trả nợ, tiền ?

2. Các căn cứ xây dựng kế hoạchphát triển giáo dục đào tạo năm 2010 và 5 năm 2011- 2015:

- Thông báo 242-TB/TW ngày 15tháng 4 năm 2009 về Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyếtTrung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm2020;

- Chỉ thị 40 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;

- Nghị quyết số 40/2000/QH10 vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốchội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Kế hoạch hành động quốc giagiáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại công văn số 872/CP-KG ngày 02/7/2003; Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày30/9/2008 về phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân giai đoạn 2008-2020; Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 về Kế hoạchtổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và địnhhướng đến năm 2020; Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015;Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản vàtoàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015; Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010; Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnhthành tích trong giáo dục với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thicử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho họcsinh không đạt chuẩn lên lớp; Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhàcông vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012 và các Nghị định của Chính phủ, cácQuyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội các vùng TâyBắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng kinh tế trọngđiểm ở Bắc bộ và Nam bộ,.. v.v.

- Triển khai Thông tư liên tịchsố 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nộivụ về việc Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệmvụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đàotạo; Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềviệc Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thôngbán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáodục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầmnon, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; Thôngtư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiệnquy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và tiếptục thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chínhvà triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Từ các căn cứ nêu ở trên cùngvới quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, các tỉnh xây dựngnhiệm vụ kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và nhiệm vụ kế hoạch5 năm 2011-2015.

II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CỦA KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONĂM 2010 VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015

1. Đối với giáo dục mầm non:

1.1. Định hướng:

>> Xem thêm: Mẫu một số công văn thông dụng hiện hành mới nhất 2022

- Triển khai đại trà chươngtrình giáo dục mầm non mới, trong đó chú trọng thực hiện chương trình phổ cậpmẫu giáo 5 tuổi nhằm chuẩn bị kỹ năng cần thiết, nhất là tiếng Việt đối với trẻem người dân tộc, để trẻ vào học lớp 1.

- Chất lượng chăm sóc, giáo dụctrẻ được chuyển biến về cơ bản, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩnbị tốt cho trẻ vào học lớp 1.

1.2. Mục tiêu:

- Trên phạm vi toàn quốc: Củngcố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, nâng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ lên20% vào năm 2010 và 30% năm 2015; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 70%năm 2010 và 75% năm 2015; trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 93% năm 2010 và 95%năm 2015.

- Đối với vùng nông thôn, vùngkinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệtrẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lên 55% năm 2010 và 62% năm 2015. Phấn đấuđến năm 2010 tỷ lệ trẻ 5 tuổi ở các vùng này đến lớp mẫu giáo đạt bằng tỷ lệchung của toàn quốc.

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trongcác cơ sở giáo dục mầm non giảm ở mức dưới 12% năm 2010 và ở mức dưới 10% năm2015; đến năm 2015 có 90% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển.

- Tỷ lệ xã, phường có trường,lớp mầm non đạt 80% năm 2010 và 95% đến năm 2015.

- Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đểnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đến năm 2010 tỷ lệ giáo viên mầmnon đạt chuẩn là 80% và tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 8%. Nâng tỷ lệ các cơ sởgiáo dục mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 20% vào năm 2010,

1.3. Giải pháp:

- Mở rộng hệ thống giáo dục mầmnon trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Đẩy mạnh xã hội hóa giáodục mầm non theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ vàtheo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/05/2009 về trình tự, thủ tục chuyểnđổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầmnon, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầmnon dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầmnon, phổ thông công lập.

>> Xem thêm: Mẫu công văn chuẩn bản cập nhật mới nhất năm 2022

- Đảm bảo thực hiện các chế độchính sách đối với giáo viên mầm non ngoài công lập. Tiếp tục đào tạo để có đủgiáo viên mầm non cho các vùng khó khăn.

2. Đối với giáo dục phổ thông:

2.1. Định hướng:

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiệncác giải pháp phân luồng sau trung học cơ sở, tăng quy mô trung học phổ thônghợp lý ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóagiáo dục phổ thông, nhất là đối với cấp trung học phổ thông. Củng cố và pháttriển trường trung học phổ thông ngoài công lập.

- Tiếp tục thực hiện đổi mớiphương pháp dạy và học; ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các thành tựu khác của khoahọc và công nghệ. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống phòng CNTT để triển khai cóhiệu quả việc giảng dạy bộ môn tin học.

- Đẩy mạnh học 2 buổi/ngày ởtiểu học và trung học cơ sở, mở rộng sang trung học phổ thông.

- Chất lượng giáo dục học sinhphổ thông: Có sự chuyển biến toàn diện để phát triển năng lực con người ViệtNam trong thời kỳ hội nhập.

2.2. Mục tiêu:

- Phấn đấu huy động tối đa trẻ 6tuổi vào lớp 1. Chú ý phát triển giáo dục cho các đối tượng thiệt thòi, khuyếttật, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đẩy mạnh tiến độ phổ cập tiểu học đúng độtuổi.

- Phấn đấu đến năm 2010 có 98%trẻ em trong độ tuổi tiểu học được đến trường và đến năm 2015 đạt 99%; Năm 2010có 20% số học sinh lớp 3 được học ngoại ngữ theo chương trình mới.

>> Xem thêm: Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất?

- Huy động tối đa số học sinhtốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở. Phấn đấu có 95% trẻ em trong độ tuổitrung học cơ sở được đến trường vào năm 2010 và đạt 98% vào năm 2015; đến năm2010, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

- Đến năm 2015: Giáo dục hoànhập được thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2015 có65% người khuyết tật được học hoà nhập; 75% thanh niên Việt Nam trong độ tuổiđạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; tỷ lệ hoàn thành cấphọc được duy trì ở mức 90% trở lên đối với cả ba cấp học.

2.3. Giải pháp:

- Có kế hoạch sắp xếp và bố tríđủ giáo viên, nhất là giáo viên dạy các môn đặc thù, giáo viên ngoại ngữ vànhân viên thí nghiệm, thư viện cho các trường học phổ thông.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng ở mỗitỉnh có một trường trung học phổ thông chuyên, đảm bảo các điều kiện để nângcao chất lượng.

- Đảm bảo tối đa về cơ sở vậtchất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các trường phổ thông cônglập và ngoài công lập trên phạm vi toàn quốc.

- Củng cố và mở rộng hệ thốngtrường phổ thông dân tộc nội trú và trường bán trú cấp huyện. Có kế hoạch hỗtrợ các trường, lớp bán trú dân nuôi ở các xã, cụm xã.

3. Đối với giáo dục trung cấpchuyên nghiệp, cao đẳng và đại học do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquản lý:

3.1. Định hướng.

- Tạo bước chuyển biến mạnh vềchất lượng đào tạo, đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động và tăngcường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

>> Xem thêm: Công văn 8773/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiệnchủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấukinh tế, nhân lực cho khu công nghiệp, xuất khẩu lao động và các chương trìnhphát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

3.2. Mục tiêu.

Căn cứ điều kiện thực tế tại địaphương, các Sở Giáo dục và Đào tạo xác định các chỉ tiêu để phù hợp với mụctiêu định hướng chung toàn ngành như sau:

- Phấn đấu tăng tỉ lệ lao độngtrong độ tuổi qua đào tạo đạt 50% vào năm 2010 (từ trình độ sơ cấp đến trình độtrung cấp và cao đẳng nghề) và 55% vào năm 2015 (trong đó trung cấp nghề, caođẳng nghề là 45%). Giáo dục nghề nghiệp được tiếp tục phát triển để năm 2010 cóđủ khả năng tiếp nhận 10% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học 1ngành, nghề và có thể liên thông học tiếp ở trình độ cao hơn.

- Đến năm 2010 tỷ lệ sinh viêntrên một vạn dân đạt 200 và tỷ lệ sinh viên trên dân số trong độ tuổi (18 – 24tuổi) là 22%. Đến năm 2015, đạt tỷ lệ 300 sinh viên trên một vạn dân và tỷ lệsinh viên trên dân số trong độ tuổi (18 – 24 tuổi) là 25%.

- Hệ thống giáo dục nghề nghiệpđược tái cấu trúc đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa cáccấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2015 có đủ khả năng tiếp nhận 25% số họcsinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học.

- Về đội ngũ giáo viên, giảngviên: Năm 2010, đại học có 25% tiến sĩ, 40% thạc sĩ; cao đẳng có 3% tiến sĩ,30% thạc sĩ; trung cấp chuyên nghiệp có 20% thạc sĩ trở lên; đến năm 2015, đạihọc có 30% tiến sĩ, 50% thạc sĩ; cao đẳng có 5% tiến sĩ, 35% thạc sĩ; trung cấpchuyên nghiệp có 25% thạc sĩ trở lên.

3.3 Giải pháp.

- Căn cứ nhu cầu đào tạo cán bộcác dân tộc, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo cử tuyển đáp ứngđội ngũ cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Ưu tiên các dân tộc ítngười, chưa có học sinh được vào học hệ cử tuyển.

- Căn cứ Quy hoạch mạng lưới cáctrường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007, các địa phương phối hợpchặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành có liên quan chủ động xâydựng quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệpvà dạy nghề thuộc phạm vi quản lý.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp

- Tăng cường đào tạo đội ngũgiáo viên, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyênnghiệp đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu và chất lượng

- Các địa phương chỉ đạo cáctrường rà soát lại các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, bổ sungthêm điều kiện về năng lực tin học trong đào tạo để cân đối, xác định chỉ tiêutuyển sinh cho các trường theo Quyết định 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Đối với giáo dục thường xuyên:

4.1. Định hướng.

- Nâng cao chất lượng của cácchương trình giáo dục thường xuyên nhằm giúp người học có thể tham gia vào cácchương trình liên thông từ đó có thể phát triển được nghề nghiệp theo yêu cầucao hơn.

- Củng cố kết quả xoá mù chữ,phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS một cáchbền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên.

4.2. Mục tiêu

- Đến năm 2010, tỉ lệ người biếtchữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 96%, trong đó tỉ lệ người biết chữ trong độtuổi từ 15 đến 35 là 95%. Đến năm 2015 tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15trở lên là 97%. Huy động được nhiều trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khókhăn đi học.

- Đến năm 2010 có 90% quận,huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên và có 80% xã, phường có trung tâm họctập cộng đồng. Đến năm 2015 có khoảng 93% quận, huyện có trung tâm giáo dụcthường xuyên và 85% xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng.

4.3. Giải pháp

>> Xem thêm: Mẫu công văn trả dấu cho cơ quan công an mới nhất

- Ở vùng khó khăn cần được ưutiên đầu tư cơ sở vật chất trường học để huy động tối đa số trẻ trong độ tuổiđi học, tăng cường đội ngũ giáo viên. Tiếp tục phát triển giáo dục không chínhquy, các hình thức học tập cộng đồng ở quận/huyện, xã /phường gắn kết chặt chẽvới nhu cầu phát triển kinh tế–xã hội ở từng cộng đồng dân cư.

- Tăng cường quản lý và củng cốhệ thống các trung tâm tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ và các cơ sở liên kếtđào tạo, nhất là các cơ sở có yếu tố nước ngoài.

- Triển khai thực hiện có hiệuquả Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềviệc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng xã,phường.

5. Về đào tạo nguồn nhân lựccông nghệ thông tin (CNTT):

Để phát triển mạnh nguồn nhânlực CNTT, trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, các tỉnh cần xác địnhhướng ưu tiên cho phát triển CNTT để phù hợp với mục tiêu định hướng chung toànngành như sau:

- Tạo được bước chuyển biến độtphá về chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT để có khoảng 30% số lượngsinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học cóđủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

- Đảm bảo 100% học sinh trungcấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vềCNTT. Đến năm 2010, 100% sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung học phổthông và 50% học sinh trung học cơ sở, 20% học sinh tiểu học được học tin học.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡngvà xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩymạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấphọc. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảngdạy và bồi dưỡng chuyên môn.

- Đối với các trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc địa phương, cần tập trung tăng cườngxây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT phấn đấu để đạt tỷ lệ trung bình 15- 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở đại họcvà trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, tăng nhanhsố giảng viên có trình độ tiến sĩ.

6. Xây dựng cơ sở vật chất vàtrang thiết bị trường học:

>> Xem thêm: Các nhiệm vụ cụ thể năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non theo Công văn 3676/BGDĐT-GDMN

- Căn cứ vào phát triển quy môhọc sinh của các cấp học và quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở địa phương. Kếhoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và đến năm 2015 phải xác địnhđược số phòng học cần xây dựng mới, cần sửa chữa, nâng cấp ở từng cấp học, cũngnhư yêu cầu trang thiết bị kèm theo. Chú ý xây dựng cơ sở vật chất trường họctheo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.

- Căn cứ số phòng học cần xâydựng kiên cố để xóa các phòng học 3 ca, phòng học tạm được phê duyệt tại Đề ánKiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 vàcăn cứ vào số phòng học đã được xây dựng trong năm 2009 để tính nhu cầu phònghọc cần xây dựng kiên cố và nhà công cụ giáo viên cần xây dựng trong năm 2010và những năm tiếp theo nhằm hoàn thành mục tiêu của Đề án.

- Căn cứ vào các quy định và vănbản hướng dẫn về mua sắm trang thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo từlớp 1 đến lớp 12, các địa phương cần tính toán nhu cầu mua sắm bổ sung và thaythế trang thiết bị dạy học ở các cấp học mầm non, phổ thông và trang thiết bị, phòngthí nghiệm trong các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý để nâng cao hiệu quảsử dụng.

7. Kế hoạch tài chính của giáodục và đào tạo các tỉnh, thành phố

Trên cơ sở kế hoạch phát triểngiáo dục đào tạo giai đoạn 2006-2010 của từng tỉnh, thành phố, các Sở Giáo dụcvà Đào tạo chủ trì hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch phát triển, kế hoạch tàichính năm 2010 và kế hoạch tài chính 5 năm 2011 - 2015 của các cơ sở giáo dụcvà đào tạo trên địa bàn (gồm cả khối giáo dục và khối đào tạo), nâng cao vaitrò tổng hợp ngân sách toàn ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh/thànhphố theo văn bản số 3520/BGDĐT-KHTC ngày 23/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề tăng cường công tác quản lý tài chính giáo dục đào tạo.

Căn cứ vào kế hoạch phát triểnvà các chế độ chính sách hiện hành, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng dựtoán thu, chi cho giáo dục và đào tạo toàn ngành (đối với mọi nguồn vốn) trênđịa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời trao đổi với Sở Tài chính,Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Dự toán thu, chi ngân sách năm2010 xây dựng trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2008, ước thực hiện dự toánngân sách năm 2009 và cần tiếp tục quán triệt các giải pháp về tiết kiệm chitiêu, nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát,góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm:

7.1 Dự toán thu:

Dự toán thu NSNN phải bám sátvào thực tế tránh bỏ sót nguồn thu, có tính khả thi cao. Đối với các khoản thuđược để lại chi theo chế độ (học phí, lệ phí,...) phải căn cứ số thực hiện thunăm 2008, ước thực hiện thu năm 2009, những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm2010 để xây dựng dự toán thu cho phù hợp, mang tính tích cực.

Tổng số thu của đơn vị bao gồm:

>> Xem thêm: Mẫu công văn sửa đổi nhãn hiệu cập nhật mới nhất năm 2022

- Thu phí, lệ phí, thu khác (chitiết theo từng khoản phí, lệ phí);

- Kinh phí Ngân sách nhà nướccấp (gồm: dự toán chi thường xuyên, dự toán thực hiện các đề tài NCKH, dự toánthực hiện nhiệm vụ nhà nước đặt hàng, Chương trình mục tiêu quốc gia, chi đầutư phát triển).

7.2 Dự toán chi:

a) Chi thường xuyên cho sựnghiệp giáo dục:

Dự toán chi thường xuyên chogiáo dục đảm bảo chi cho các cấp học thuộc khối giáo dục: mầm non, tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáodục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, giáo dục khuyết tật và dân tộc nội trú.Xây dựng dự toán căn cứ vào Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 củaThủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2007. Các yêu cầu để xây dựng dự toán là:

- Căn cứ vào dân số trong độtuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi.

- Phân biệt 4 vùng: đô thị, đồngbằng, miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu, vùng cao - hảiđảo.

- Đảm bảo kinh phí thực hiện chếđộ tiền lương, các chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theoNghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ.

- Đảm bảo kinh phí thực hiện cácchế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú, bán trú, học sinh dân tộcthiểu số và học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Kinh phí cho số sinh viên được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

- Đảm bảo kinh phí thực hiện chếđộ không thu tiền sách giáo khoa, giấy vở học sinh đối với các xã, thôn thuộcChương trình 135 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn2006-2010.

>> Xem thêm: Hướng dẫn viết công văn đề nghị xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) ?

- Dự toán đủ kinh phí để đảm bảochi cho các nhiệm vụ trọng tâm của ngành như: đổi mới chương trình giáo dục phổthông, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bồi dưỡng hè cho họcsinh các lớp cuối cấp, chi cho công tác thanh tra thi tốt nghiệp trung học phổthông ...

- Các địa phương cần huyđộng thêm các nguồn lực để cùng với ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục,thực hiện cơ cấu: chi tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80% tổng kinh phí chi thườngxuyên, chi cho các hoạt động nghiệp vụ giảng dạy, học tập và quản lý nhà trườngtối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). Những nơi có điều kiện thì cố gắnggiữ vững và khuyến khích thực hiện cơ cấu 70% - 30%.

b) Chi thường xuyên cho đào tạovà dạy nghề:

Dự toán chi cho sự nghiệp đàotạo, dạy nghề đảm bảo chi cho các trường khối công lập bao gồm các loại hìnhđào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạynghề khác), các trình độ đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện...của địa phương. Xây dựng dự toán theo tiêu chí dân số của từng vùng: Đô thị;Đồng bằng; Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; Vùng cao -hải đảo.

Cơ cấu chi cho đào tạo đảm bảotối thiểu số kinh phí chi trả lương và các loại phụ cấp có tính chất lương chođào tạo là 70% tổng kinh phí chi thường xuyên, 30% còn lại để chi cho các hoạtđộng nghiệp vụ, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học và quản lý nhà trường.

c) Chi đầu tư phát triển chogiáo dục đào tạo:

Căn cứ vào dự toán chi vốn đầutư phát triển đã được giao năm 2009 và khả năng hỗ trợ của ngân sách trungương, cần cân đối phối hợp với các nguồn vốn trái phiếu chính phủ và nguồn vốnxổ số kiến thiết để lại địa phương; căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có, lập dựtoán nhu cầu chi năm 2010 và nhu cầu đầu tư trong giai đoạn năm 2011 - 2015 đểxây dựng bổ sung trường, lớp học, đồng thời xây dựng thêm phòng học và cácphòng chức năng đáp ứng yêu cầu học tập và giảng dạy của nhà trường. Ưu tiênvốn cho các dự án, công trình trọng điểm, tập trung cho các dự án chuyển tiếpcó hiệu quả, các dự án, công trình sẽ hoàn thành trong năm 2010, đảm bảo vốncho công tác chuẩn bị đầu tư, bố trí vốn hoàn trả ngân sách nhà nước các khoảnđã ứng trước, thanh toán dứt điểm những khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bảnhoàn thành, đồng thời quán triệt trong tổ chức thực hiện không để phát sinh nợxây dựng cơ bản mới.

d) Chi chương trình mục tiêuquốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD&ĐT):

Căn cứ vào kết quả thực hiệnCTMTQG GD&ĐT năm 2008 và ước thực hiện kế hoạch năm 2009, nhu cầu của địaphương và khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, các Sở Giáo dục và Đào tạoxây dựng dự toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT năm 2010 (chi tiết theo từng dự án)đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của chương trình đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 và theo các nội dungđã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 125/2008/TT-BTC-BGDĐT ngày22/12/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT đến năm 2010và phối hợp Sở Lao động, Thương binh và xã hội xây dựng Dự toán tăng cường nănglực đào tạo nghề theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 90/TTLT-BTC-BLĐTBXHđể thực hiện.

7.3 Thực hiện nghiêm túc quy chếcông khai đối với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định tạiQuyết định 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quy chếcông khai tài chính; Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáodục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệthống giáo dục quốc dân.

>> Xem thêm: Công văn 2273/BXD-VP Công bố Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2010 VÀ KẾHOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 5 NĂM 2011-2015 ĐỐI VỚI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐTRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG.

1. Bản kế hoạch tóm tắt

Nội dung bản kế hoạch tóm tắtbao gồm: Kết quả đạt được, những thách thức và các mục tiêu tiếp theo của tỉnh.

2. Bản kế hoạch chi tiết.

Phần 1. Phân tích thực trạng

1.1. Về khía cạnh tiếp cận giáodục

- Tình hình thực hiện quy mô họcsinh: tỷ lệ huy động trẻ đến lớp ở nhà trẻ, mẫu giáo và mẫu giáo 5 tuổi; tỷ lệhuy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung họccơ sở, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông; tỷ lệlên lớp, lưu ban, bỏ học.

- Tỷ lệ học sinh đi học so vớidân số trong độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục: số xã, phường hoàn thành phổ cập tiểu họcđúng độ tuổi; số xã, phường đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; số xã,phường đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học.

- Số xã đặc biệt khó khăn (xã135) trên địa bàn tỉnh (bao gồm dân số, số nhân khẩu, quy mô học sinh các cấp ởtừng xã đặc biệt khó khăn).

- Về tình hình phát triển mạnglưới trường lớp học: Số xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở độclập; số xã còn chưa có trường, lớp học. Tình hình triển khai Chương trình kiêncố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên: Kế hoạch xây dựng số phòng họcvà nhà công vụ giáo viên ở từng cấp bậc học, trong đó: Số phòng học và nhà côngvu giáo viên đã hoàn thành đưa vào sử dụng, số đang triển khai xây dựng vànguồn kinh phí.

>> Xem thêm: Công văn 2371/BHXH-KHTC 2013 hướng dẫn chi chăm sóc sức khỏe ban đầu Hồ Chí Minh

1.2 Về khía cạnh chất lượng giáodục

- Tình hình đội ngũ giáo viên,nhân viên các cấp bậc học (về số lượng, cơ cấu và trình độ đạt chuẩn và trênchuẩn đào tạo).

- Việc đổi mới nội dung chươngtrình, phương pháp giảng dạy; công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Tình hình mua sắm và sử dụngtrang thiết bị dạy học ở từng cấp bậc học, nhất là tình hình cung ứng sách giáokhoa và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

1.3 Về khía cạnh quản lý giáo dục

- Việc thực hiện các chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, chủ trương của ngành giáo dục và chính sách phát triển giáodục của địa phương.

- Đánh giá tình hình chi ngânsách và huy động các nguồn tài chính cho giáo dục ở địa phương, trong đó chú ýđến tỷ lệ đảm bảo ngân sách cho chi lương và chi hoạt động giảng dạy, quản lý ởcác cấp học.

Phần 2. Các kết quả đạt được vàcác khó khăn, thách thức

Phần này báo cáo mức độ đạt đượccác mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra trong năm 2009, nêu kết quả đạt được, khó khăntồn tại của năm học trước và những thách thức trong những năm họctới.

Phần 3. Các mục tiêu và chỉ tiêukế hoạch năm 2010 và kế hoạch hoạt động trong năm 2010

>> Xem thêm: Công văn 3737/TXNK-PL 2019 mã HS của màn hình hiển thị

Nêu các mục tiêu và chỉ tiêu củakế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 trên ba khía cạnh tiếp cận,chất lượng và quản lý đối với các cấp giáo dục, đồng thời nêu các kế hoạch hoạtđộng nhằm thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu giáo dục và đào tạo trong năm2010. Chú ý các nội dung sau:

- Quy mô dân số và dân số chiatheo từng độ tuổi, theo nhóm tuổi đi học; quy mô học sinh, sinh viên các cấphọc, trình độ đào tạo; số trường và lớp học ở các cấp học mầm non và phổ thôngchia theo loại hình công lập, ngoài công lập và theo 4 vùng: đô thị, đồng bằng,núi thấp – vùng sâu, núi cao – hải đảo; số trung tâm giáo dục thường xuyên,trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm lao động hướng nghiệp – dạy nghề; sốtrường phổ thông dân tộc nội trú, số trường phổ thông có học sinh bán trú; sốcơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; tổng số phònghọc, phòng thí nghiệm, phòng học chức năng và các cơ sở vật chất khác; tổng sốgiáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục.

- Các mục tiêu và chỉ tiêu vềphổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở, phổ cập bậctrung học (số xã, huyện được công nhận về phổ cập…) và các chỉ tiêu về pháttriển giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng; các mục tiêu, chỉtiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, các chỉ tiêu vềphát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn.

- Chỉ tiêu tuyển sinh sau đạihọc, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp các trường thuộc tỉnh, thànhphố; chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đại học, caođẳng.

Phần 4. Các mục tiêu và chỉ tiêukế hoạch 5 năm 2011 - 2015

Nêu các mục tiêu và chỉ tiêu chủyếu của kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2011 – 2015 trên ba khíacạnh tiếp cận, chất lượng và quản lý đối với các cấp giáo dục.

Phần 5. Kế hoạch tài chính

Các bảng tính toán các kếhoạch phát triển và các điều kiện đảm bảo (nhu cầu về giáo viên, cán bộ quảnlý, nhân viên thí nghiệm, thư viện; nhu cầu phòng học, thư viện, thí nghiệm,trang thiết bị; nhu cầu về đất đai cho trường học và nhu cầu về tài chính chotừng cấp bậc học do tỉnh quản lý) được tính trên cơ sở mô hình VANPRO (các biểukèm theo file BIEUKH2010_tinh_ngay.xls).

3. Các phụ lục

Các số liệu được cập nhập theo11 biểu mẫu đính kèm.

>> Xem thêm: Công văn 1778/BXD-VP công bố Định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng

Căn cứ vào hướng dẫn này, đềnghị các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổchức xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2011 – 2015, kếhoạch phát triển giáo dục và đào tạo và dự toán ngân sách năm 2010, báo cáo Ủyban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạotrước ngày 15/7/2009. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tổ chức trao đổi kế hoạchphát triển giáo dục và đào tạo và dự toán ngân sách năm 2010 với các Sở Giáodục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước từ16/7/2009 đến 28/7/2009./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu VT, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận