Chuyên viên không biên giới nghĩa là gì năm 2024

Theo đó, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: “Đây không phải lần đầu tiên tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và với dụng ý xấu.

Việc tổ chức Phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ, mà không thực sự hiểu rõ về điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia, khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy và sức thuyết phục”.

Theo ông Thắng, tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản luật liên quan. Báo chí Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích xã hội, các quyền tự do của nhân dân, đóng góp cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước.

Trong thời gian qua, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực cũng như trong việc chuyển tải thông tin công khai, minh bạch, kịp thời về những vấn đề nóng của đất nước, mà tiêu biểu hiện nay chính là bảo đảm thông tin chính xác, cập nhật Covid-19 đến được mọi người dân, tạo được đồng thuận trong xã hội trong nỗ lực phòng chống dịch.

Người dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng hiệu quả các kênh báo chí, truyền thông để thực hiện các quyền của mình, và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước.

Trong những năm vừa qua, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, đa dạng về loại hình.

Hiện nay, trên cả nước có hơn 850 cơ quan báo in và báo điện tử, gần 90 kênh phát thanh và 195 kênh truyền hình cùng với sự tham gia của hơn 25.000 hội viên nhà báo đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí và tích cực sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, giúp đưa thông tin đầy đủ và kịp thời đến người dân Việt Nam.

Các phóng viên, nhà báo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện tham gia tích cực vào việc phản ánh sâu rộng, toàn diện mọi khía cạnh đời sống đất nước.

Theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, các nhà báo tại Việt Nam cũng được luật pháp bảo vệ, và đồng thời phải hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp, đóng góp có trách nhiệm vào lợi ích chung của người dân, cộng đồng và xã hội.

Có thể nói không sai rằng, dường như sứ mệnh của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) là đội lốt đấu tranh tự do báo chí để nhắm vào các quốc gia như Việt Nam bị họ xếp vào “danh sách không thân thiện” với ý thức hệ tư bản. Mới đây, những ngày cuối năm 2023 lại là “lần thứ n” RSF lại xếp “Việt Nam trong số 10 quốc gia tống giam nhiều nhà báo nhất thế giới” và được mạng xã hội rêu rao. Tổ chức này còn tỏ vẻ bênh vực, cổ suý chomột hội nhóm, cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam như “nhóm Báo sạch”, “Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam”, ca ngợi và kêu oan cho những đối tượng Nguyễn Lân Thắng, Đường Văn Thái, Phạm Chí Dũng, Lê Trọng Hùng gọi những kẻ này là những “nhà báo” và “Sự đàn áp của Đảng cầm quyền cũng vượt ra ngoài biên giới”. Chưa hết, RSF còn lu loa với VOA, rằng “Các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam gần như bị đối xử hèn hạ một cách có hệ thống và bị từ chối tiếp cận việc thăm khám y tế”…

Được biết, Tổ chức Phóng viên không biên giới là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức này có tôn chỉ mục đích mỹ miều và cao quý là vậy, thế nhưng những hoạt động của tổ chức này dường như đang đi ngược lại mục đích của chính họ khi được thành lập. Trái ngược với những ngôn từ mỹ miều tâng bốc tôn chỉ, mục đích trên giấy, từ ngày thành lập đến nay, RFS nổi danh với các hoạt động xuyên tạc, chống phá bất chấp thủ đoạn đê hèn để phục vụ mưu đồ chính trị đen tối của thế lực cung cấp tài chính, nuôi dưỡng nó. Nhiều quốc gia trên thế giới cáo buộc RSF đứng đằng sau những vụ việc phức tạp, gây rối, bất ổn, kích động bạo lực. Đối với Việt Nam, báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới thường niên vu cáo, xuyên tạc trắng trợn thực tế khách quan khi cho rằng các cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam nên “nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do”. Tổ chức này thay trắng đổi đen, dựng chuyện chính quyền cộng sản “đang tìm cách đàn áp và sách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử dụng công an thường phục”; vu cáo đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam…Việc RSF xếp loại tự do báo chí ở Việt Nam thường dựa vào những thông tin do số tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị, có các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam cung cấp. Chính vì vậy, tổ chức này tìm cách bênh vực cho những đối tượng khoác áo, mượn danh nhà báo như “nhóm Báo sạch”, “Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam”… Họ cố ý khoác áo nhà báo, ca ngợi, tán dương cho những kẻ hoạt động chống phá Việt Nam.

Có thể nói ngay rằng, RFS không là gì cả trong thế giới này. Có chăng, RFS cũng chỉ là một công cụ do các nước tư bản chủ nghĩa thành lập ra để đả phá, nói xấu, hạ bệ các quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa và các quốc gia không chịu tuân theo sự chỉ đạo của chúng mà thôi. Thực chất, RFS cũng chỉ là tay sai vặt, chỉ đâu đánh đó, chuyên xía mũi vào công việc nội bộ của Việt Nam theo lệnh của các ông chủ – các nhà tài phiệt tư bản thiếu thiện chí với Việt Nam để kiếm miếng cơm, manh áo. Mặc dù tự xưng là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, vậy thử hỏi, RFS lấy tiền đâu để nuôi đội ngũ nhân viên của mình, lấy tiền đâu để tiến hành các cuộc khảo sát vô bổ, tốn kém về tự do báo chí của cả thế giới này? Nếu như tiền đó không phải móc từ hầu bao của các nhà tài phiệt xứ tư bản? Bởi theo số liệu do RFS công bố, thì 57% ngân sách của RFS đến từ bán đấu giá, bán lịch và bán sách ảnh; 24% có nguồn gốc từ các cơ quan, công ty, quỹ hỗ trợ và giới truyền thông đại chúng, như Sanofi-aventis, Benetton, Zeta Group, Center for a Free Cuba, National Endowment for Democracy và Foundation de France; 9% là hỗ trợ từ Văn phòng Thủ tướng Pháp, Bộ Ngoại giao Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ; 9% có nguồn gốc từ phí hội viên và tiền quyên góp. Phận làm thuê thì phải năng nổ, ăn cơm chúa thì phải múa tối ngày là đúng thôi! Đối với Việt Nam, RFS cũng chỉ là một tổ chức vô lại, chuyên đâm bị thóc, chọc bị gạo và không được thừa nhận. Do đó, cho dù RFS có bắc loa kêu gào suốt ngày đêm thì cái bảng xếp hạng, đánh giá vớ vẩn kia cũng vô giá trị, không một mảy may được quan tâm, để ý. Khi cần, Việt Nam sẽ lên tiếng trao đổi trực tiếp với các ông chủ của RFS chứ không phải tổ chức đánh thuê như RFS. Từ trước tới nay, RFS nổi tiếng là chuyên can thiệp, chĩa mũi một cách trắng trợn vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền khác, trong đó có Việt Nam. Vậy thì dựa vào tiêu chí nào để RFS tự cho mình cái quyền phán xét nền báo chí của một quốc gia, hay cũng chỉ là thầy bói xem voi, chỉ nghe hơi nồi chõ từ những cái loa rè như BBC tiếng Việt, RFI tiếng Việt, Việt Tân, VOA tiếng Việt hoặc từ những cái miệng bốc mùi của đám “rận chủ”, vong quốc nô, bọn phản động trong và ngoài nước? Chỉ cần nghe qua cái lý do vô cùng lãng xẹt mà RFS đưa ra khi đánh giá về tự do báo chí của Việt Nam là “truy quét, săn lùng các nhà báo, nhà bình luận hoạt động độc lập”, thậm chí “Sự đàn áp của Đảng cầm quyền cũng vượt ra ngoài biên giới” là đủ thấy sự xuyên tạc vô lối của chúng.

Xin thưa, ở Việt Nam hiện nay có hàng chục ngàn nhà báo, vậy thì các nhà báo mà RFS nêu ra ở đây là ai? Đó chính là những “nhà báo” trở cờ, phản động, âm mưu lật đổ chế độ như Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Lân Thắng, Đường Văn Thái… Đối với những “nhà báo” này thì cần phải truy tố, xét xử nghiêm minh để làm trong sạch nền báo chí cách mạng Việt Nam. Việt Nam có Hội Nhà báo là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chứ không có hội nhà báo Việt Nam độc lập. Các nhà báo khi hành nghề, tác nghiệp phải có thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cấp, phải có giấy giới thiệu do cơ quan chủ quản cấp, tức là một nhà báo phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và tôn chỉ, mục đích hoạt động của tờ báo nơi mình làm việc. Vì vậy, ở Việt Nam không có cái gọi là “nhà báo, nhà bình luận hoạt động độc lập” như RFS lầm tưởng, ngộ nhận, tự phong! Việt Nam có tự do báo chí không? Câu trả lời là hoàn toàn có, thậm chí còn trên mức tự do theo như tiêu chí của các quốc gia phương Tây. Hiện cả nước có 815 cơ quan báo chí với 41 ngàn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó trên 19 ngàn người được cấp thẻ nhà báo (năm 2022). Về mặt pháp lý, Việt Nam đã ban hành Luật Báo chí, điều đó có nghĩa các nhà báo khi hành nghề ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, không thể cho mình cái quyền đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật để tác oai, tác quái. Ở Việt Nam, các nhà báo khi tác nghiệp được cả cơ quan chủ quản lẫn nơi đến tác nghiệp hết sức tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù nghề báo được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất, song ở Việt Nam thì an ninh của các nhà báo và hoạt động của các nhà báo lại được bảo đảm cực kỳ tốt. Rất hiếm khi xảy ra chuyện nhà báo ở Việt Nam bị tấn công khi tác nghiệp, bị xâm hại tính mạng khi đang hành nghề, có chăng cũng chỉ là những hành động bộc phát tức thời như la ó, phản đối hay hành vi cản trở trái phép mà thôi. Hãy thử nhìn ra thế giới để xem các nhà báo hành nghề có an toàn không. Theo thống kê của Liên đoàn Nhà báo quốc tế (IFJ), trong năm 2022, đã có 67 nhà báo, nhân viên truyền thông thiệt mạng khi đang hành nghề. Điều đó cho thấy, không ở đâu mà nhà báo lại được tạo điều kiện, được bảo đảm an ninh tốt như ở Việt Nam. Câu chuyện đó đã biến RFS như thành kẻ ăn trộm, luôn rình mò, dòm ngó Việt Nam để tâng công, báo công với các ông chủ của mình bằng cái “bảng đánh giá tự do báo chí thế giới” vớ vẩn hằng năm. Người Việt Nam thường nói với nhau rằng, hãy nhìn lại mình trước khi phán xét người khác. Hy vọng, RFS sẽ hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói này và đừng bao giờ có những hành động ngông cuồng, dại dột, vô lối như đã làm. Trò hề bịt mắt bưng tai, lá mặt lá trái, thay trắng đổi đen của RSF từ lâu đã bị cộng đồng bóc mẽ, đấu tranh lên án. Cái gọi là “bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới” vẫn đều đặn xuất hiện hàng năm hoàn toàn phi pháp, vô giá trị mà thôi.