Quốc sách hàng đầu là gì năm 2024

Quỹ NAFOSTED từng đóng vai trò quan trọng trong việc ra đời và phát triển của các nhóm nghiên cứu trẻ

ẢNH MINH HỌA ORLab

Vấn đề không khó nhận ra

Theo TS Doãn Minh Đăng, một nhà khoa học đang làm cho doanh nghiệp Đức, Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia (NAFOSTED) đang là quỹ quan trọng nhất về tài trợ nghiên cứu khoa học bằng ngân sách nhà nước. Vậy mà, với khoản ngân sách của quỹ năm nay chỉ bằng kinh phí đầu tư xây dựng 1,6 km đường cao tốc, điều đó cho thấy có sự vênh lớn giữa đầu tư thật sự cho khoa học và chủ trương của Đảng, Nhà nước.

"Từ bài tính đơn giản mà GS Phùng Hồ Hải nêu ra trong bài viết của Báo Thanh Niên, chúng ta nhận thấy chính sách đầu tư công của Việt Nam gặp một số vấn đề. Mặc dù xác định khoa học là con đường ngắn nhất để phát triển đất nước, nhưng nguồn lực đầu tư lại chưa tương xứng", TS Đăng nói.

Theo TS Đăng, dù nguyên nhân là gì thì cũng phải chỉnh sửa về chính sách.

Nếu nhận thức được rằng khoa học là hiệu quả nhất để nhanh chóng phát triển đất nước, và với thực tế đầu tư công cho khoa học đang chiếm tỷ trọng rất thấp trong các khoản chi ngân sách, thì cách làm tối ưu (cho mục tiêu lớn là phát triển đất nước) là chuyển một phần nhỏ ngân sách đầu tư cho mục đích khác sang cho phát triển khoa học. Có thể một khoản tuy nhỏ đối với mục đích cũ nhưng cũng sẽ là rất lớn đối với đầu tư cho khoa học (có thể làm tăng nguồn tiền cho lĩnh vực này lên vài lần).

Đầu tư cho khoa học công nghệ phải là "đường cao tốc nhanh nhất"

GS Ngô Việt Trung, nguyên Chủ tịch Hội toán học Việt Nam, cho biết điều 62 Hiến pháp 2013 ghi: "Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị năm 1991 quy định mức đầu tư cho khoa học và công nghệ trong ngân sách nhà nước hàng năm không được ít hơn 2% tổng chi ngân sách.

Tuy nhiên, theo GS Trung, thực tế nhiều năm liền đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ dưới 1%, giờ vẫn thế.

"Theo Quyết định 510/QĐ-BXD mà Bộ Xây dựng ban hành ngày 19.5, định mức xây dựng 1 km đường cao tốc là 186 tỉ đồng, trong lúc ngân sách cho NAFOSTED năm 2023 là 292 tỉ đồng, không bằng 1,6 km đường cao tốc. Nếu "khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu" thì nó phải là con đường cao tốc nhanh nhất trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội", GS Trung nói.

Quốc sách hàng đầu là gì năm 2024

So sánh tỷ lệ chi cho R&D trên GDP của Việt Nam và một số nước năm 2022 (theo OECD)

QUÝ HIÊN

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới OECD năm 2022 về tỷ lệ phần trăm kinh phí cho khoa học và công nghệ (R&D) trên tổng thu nhập quốc dân của một số nước thì Việt Nam thuộc vào loại thấp nhất, 0,4%.

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan là những nước có tỷ lệ này đạt mức cao, đều gấp nhiều lần Việt Nam. Với những nước có tỷ lệ chi cho R&D cao của thế giới như Hàn Quốc hay Israel thì họ đều cao gấp mười mấy lần so với chúng ta.

Theo GS Trung, Việt Nam mới chi cho R&D 0,4% GDP thì chưa thể gọi là "quốc sách".

Chưa kể, GS Trung cho rằng, đầu tư cho khoa học và công nghệ đã ít lại còn dàn trải và lãng phí. Bộ KH-CN chỉ quản lý trực tiếp khoảng 25% ngân sách khoa học và công nghệ. Phần còn lại chia cho các địa phương, các bộ, các tổ chức chính trị xã hội. Đúng ra, Bộ KH-CN phải là cơ quan đầu não quản lý ngân sách cho khoa học và công nghệ và việc tài trợ khoa học phải thông qua các quỹ khoa học giống như ở nhiều nước.

"Đầu tư như vậy không thể hy vọng "khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội", GS Trung bày tỏ.

Cùng với những nhiệm vụ cấp bách của đất nước là “diệt giặc đói” và giặc ngoại xâm, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bắt tay ngay vào chiến dịch chống nạn mù chữ, với nhiệm vụ là “diệt giặc dốt” và xây dựng nền giáo dục mới của một nước độc lập và dân chủ. Để xây dựng chính quyền mới, ổn định đời sống giữ gìn độc lập Tổ quốc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, sự dốt nát là một loại giặc nội xâm, là mẹ đẻ của mọi thói hư tật xấu, phản lại văn hóa”. Người đề nghị mở ngay một chiến dịch “diệt dốt” và đích thân phát động chiến dịch chống nạn mù,chữ coi đó là bước đột phá đầu tiên để nâng cao dân trí.

Ngày 8/9/1945, Bác Hồ đã ký ba Sắc lệnh liên quan đến vấn đề xây dựng nền giáo dục mới:

  • Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ, quy định nhiệm vụ của Nha là lo việc học cho nhân dân;
  • Sắc lệnh số 19/SL quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học, ít nhất là 30 người theo học;
  • Sắc lệnh số 20/SL ban bố việc học chữ quốc ngữ là “bắt buộc và không mất tiền”, hạn một năm tất cả người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Trong “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai trường năm học đầu tiên dưới chế độ mới, Bác Hồ khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao dân trí, xây dựng đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Ngày 4/10/1945, trong lời kêu gọi “Chống nạn thất học”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”, “Người chưa biết chữ có nghĩa vụ phải học tập, người biết chữ phải có nghĩa dạy những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, phụ nữ lại càng cần phải học”.

Ngày 10/10/1945 Bác Hồ ra Sắc lệnh lập Hội đồng cố vấn học chính để giúp Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy học chính các cấp và các trường theo đúng tinh thần mới.

Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, trong đó vạch rõ nhiệm vụ của giáo dục là: “mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách học nhồi sọ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát một thiếu nhi tập đánh vần, thnasg 12/1959. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát một thiếu nhi tập đánh vần, thnasg 12/1959. (Ảnh: Tư liệu)

Ngày 9/7/1946, Bác Hồ ban hành Sắc lệnh 119/SL quy định bộ máy của Bộ Quốc gia giáo dục. Tiếp đó, ngày 10/8/1946 Bác đã ban hành tiếp các Sắc lệnh số 146/SL và Sắc lệnh 147/SL khẳng định những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới và mục đích tôn chỉ của nó.

Những chủ trương, quan điểm, phương châm, sắc lệnh và việc làm nói trên đối với giáo dục do Đảng, nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đã trực tiếp xóa bỏ tính chất phong kiến thực dân của nền giáo dục cũ, đồng thời đặt nền móng cho sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam mới.

Tháng 7/1948, trong thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc, Bác Hồ viết: “Muốn xây dựng một nền kháng chiến và kiến quốc cần phải sửa đổi chương trình giáo dục cho hợp với yêu cầu kháng chiến và kiến quốc, phải biên soạn sách, sửa đổi cách dạy học, đào tạo cán bộ”.

Quán triệt tư tưởng của Bác, Hội nghị đã đặt ra vấn đề tiến hành cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam. Cuộc cải cách đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam mới được đặt ra với phương hướng và nguyên tắc là: Dân chủ hóa nền giáo dục; Đào tạo con người mới, gột rửa những tàn tích cũ: Chương trình học phải thiết thực theo nhu cầu của xã hội hiện tại.

Tháng 7/1950, Đề án Cải cách giáo dục được Hội đồng Chính phủ thông qua, trong đó chỉ rõ: “nền giáo dục là một bộ phận của chế độ chính trị, nêu cao vấn đề giáo dục chỉ có thể giải quyết trong khuôn khổ chung của cách mạng”.

Giáo dục Việt Nam thời kỳ đầu, từ năm 1945 đến 1954, đã hình thành được những quan điểm, phương châm giáo dục đúng đắn, tiến bộ với mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài thực hiện được quyền học tập của mọi người dân; đã xây dựng được phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, bước đầu hình thành một xã hội học tập, xây dựng được ngành học phổ thông, bậc giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong điều kiện kháng chiến, hình thành được ngành học mầm non và quan điểm nhà nước bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em, quan tâm đúng mức giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị tạm chiếm…

Ngành giáo dục thời kỳ này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn: Giáo dục từ phổ thông đến đại học không những được duy trì mà còn có sự phát triển, thay đổi về chất, tất cả các trường đều được dạy học bằng tiếng Việt, công tác xóa mù chữ với phong trào bình dân học vụ là một kỳ tích của giáo dục nước nhà . Một lớp cán bộ giáo dục và trí thức kháng chiến được hình thành đã trở thành niềm tự hào của dân tộc.

Đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất với mục tiêu tổng quát là xây dựng một nền giáo dục mới dân chủ nhân dân theo phương châm “dân tộc, khoa học, đại chúng” đã đặt nền móng vững chắc cho nền giáo dục mới.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu?

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”.

Giáo dục và đào tạo là gì?

Giáo dục và đào tạo là quá trình trao truyền và bồi dưỡng tri thức cho cá nhân và cộng đồng của thế hệ trước cho các thế hệ sau, để từ đó họ có thể tiếp nhận rèn luyện, hòa nhập và phát triển trong cộng đồng xã hội.

Đổi mới căn bản giáo dục là gì?

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào ...

Lĩnh vực giáo dục là gì?

Ngành giáo dục là một lĩnh vực bao la, phong phú về kiến thức và chức năng. Nó không chỉ tập trung vào việc truyền đạt thông tin mà còn liên quan đến việc nâng cao kỹ năng, định hình tư duy, phát triển tình cảm, và tạo dựng giá trị cho con người.