Có bao nhiêu số tự nhiên x thỏa mãn x 2 thuộc bội của 6 và 68 x 302

Tìm số tự nhiên x, biết x là bội của 9 và 20 < x < 40

❮ Bài trước Bài sau ❯

Tìm số tự nhiên x thỏa mãn a) 7 + x = 362 b) 25 - x = 15 c) x - 56 = 4

Trang trước Trang sau

Video giải Bài 1.19 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức - Cô Xuân (Giáo viên Tôi)

Bài 1.19 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1:

Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:

a) 7 + x = 362

b) 25 - x = 15

c) x - 56 = 4

Quảng cáo

Lời giải:

Theo định nghĩa của phép trừ “Nếu có a = b + x thì cũng có a – b = x”

a) 7 + x = 362

x = 362 - 7

x = 355

Vậy x = 355.

b) 25 - x = 15

x = 25 – 15

x = 10

Vậy x = 10.

c) x - 56 = 4

x = 56 + 4

x = 60

Vậy x = 60.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Lý thuyết Ước và Bội của một số tự nhiên

1. Định nghĩa ước và bội là gì?

Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

Kí hiệu :

B(a): tập hợp các bội của a.

Ư(a): tập hợp các ước của a.

2. Cách tìm ước và bội của một số tự nhiên

Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt cho 1, 2, 3, …

Ví dụ : B(5) = {5.1, 5.2, 5.3, …} = {5, 10, 15, …}

Ta có thể tìm các ước của một số a (a > 1) bằng cách lần lược chia số a cho số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Ví dụ : Ư(10) = {10, 5, 2, 1}

Ư(13) = {13, 1}

* Lưu ý:

– Số 0 không phải là ước của bất kỳ số nào.

– Số 1 là ước của mọi số tự nhiên lớn hơn 1. Vậy nên mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều có ít nhất 02 ước là 1 và chính nó.