Cỏ mỹ là gì và tác hại như thế nào

“Cỏ Mỹ” được phát hiện thường là các gói thảo mộc khô cắt sợi nhỏ, được tẩm một số hoạt chất và có mùi hương đặc trưng. Tiếng nước ngoài gọi “cỏ Mỹ” là gia vị (spice), cần sa tổng hợp (synthetic cannabis), cần sa hợp pháp (legal marijuana), chất giống cần sa (cannabinoid). Thực chất “cỏ Mỹ” không phải là cần sa nhưng nó tác dụng gây ảo giác giống y cần sa. Cần sa thuộc loại ma túy bị cấm còn “cỏ Mỹ” không phải cần sa nhưng chứa chất giống như cần sa mà không bị cấm nên người ta gọi nó là “cần sa hợp pháp”. Hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 (tên khác là: 5-fluoro-UR-144). Đây là một hóa chất do công ty dược phẩm Abbott tìm ra có tác dụng hạ sốt (hypothermic) nhưng sau đó người phát hiện nó gây ảo giác giống y như cần sa. Từ năm 2012, “cỏ Mỹ” được dùng như cần sa hợp pháp và được giới trẻ lạm dụng rất nhiều.

Chất gây ảo giác nói chung, trong đó có thuốc gây ảo giác, được xem là chất khi sử dụng sẽ gây hư hỏng tạm thời về mặt ý thức đưa đến sự nhận định sai lệch, méo mó về không gian, thời gian. Có những chất gây ảo giác thật sự và là chất cấm, như cần sa (tiếng lóng hiện nay còn gọi là bồ đà). Có những chất là ma túy thật sự lại gây ảo giác, như: thuốc phiện, heroin, cocain. Có những chất kích thích cũng gây ảo giác, như: amphetamine, “thuốc lắc” (tức ecstasy, MDMA: methylendioxy methamphetamin), “hàng đá” (methamphetamin). Thậm chí, thuốc dextromethorphan trị ho có trong biệt dược Recotus mà nhiều học sinh ở ta lạm dụng cũng có thể gây ảo giác.

XLR-11 có trong “cỏ Mỹ” được xác định là chất kích thích (chủ vận) thụ thể cannabinoid có trong não động vật kể cả người, gây các tác dụng chủ yếu là có hại, thậm chí mạnh hơn tác dụng của cần sa nhiều: ảo giác mãnh liệt, loạn thần, giãn đồng tử, kích động, căng thẳng, lo lắng, có tư tưởng cực đoan dễ hành động gây hại cho mình và cho người khác… Đã có nhiều báo cáo cho thấy người say chất ảo giác là cần sa nhảy lầu như: chơi vì có ảo giác khoảng cách lầu cao và mặt đất quá gần trong khi bản thân trở thành chim có thể vỗ cánh bay. Còn “cỏ Mỹ” đã được xác định gây cho khá nhiều người hút nó bị tổn thương thận cấp.

Hiện nay, nhiều nước cấm dùng “cỏ Mỹ” như: Liên minh châu Âu, New Zealand. Còn ở Mỹ, có 2 bang là Florida và Arizona đã có lệnh cấm mua bán, sử dụng “cỏ Mỹ”, trong khi FDA Mỹ đã đưa “cỏ Mỹ” thuộc diện các chất hóa học cần phải quan tâm.

Nguy hại của lạm dụng chất gây ảo giác như “cỏ Mỹ” còn phải kể là rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen với cảm giác “phê” với ảo giác, người hút rất dễ và sau đó có sự cưỡng chế, tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Người đã quen hút “cỏ Mỹ” để “phê” thì sẽ có lúc chơi “thuốc lắc”, “hàng đá”. Đến lúc này sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích, và rồi, chắc chắn sự nhiễm HIV/AIDS đến để gióng hồi chuông báo tử. Giới trẻ xin đừng lạm dụng nó mà hại thân!

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC Đại học Y Dược TP.HCM


Cỏ Mỹ là gì? Có gây nghiện và nguy hại?

Cỏ mỹ là gì và tác hại như thế nào

Gọi là “cỏ Mỹ” bởi nó có xuất sứ từ nước Mỹ, được tạo ra bằng cách dùng các chất hóa học tổng hợp có tính năng, tác dụng tương tự như hoạt chất Delta 9 - THC có trong cần sa, pha thành dung dịch rồi phun, tẩm vào các loại cây cỏ, các mẫu thảo mộc khô (thảo mộc không có chứa chất ma túy mà là vật mang chứa chất ma túy), sau đó sấy khô. Hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144, ban đầu được gọi là Spice hay K2 và hàng loạt chất ma túy mới được cơ quan chức năng phát hiện như: N-Ethylpentylone, Propyphenidate, Acetylpsilocine.

Đây đều là những chất có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, gây ảo giác. Loại hỗn hợp này được cuốn vào giấy rồi hút như hút thuốc lá. Tuy nhiên, thành phần trong “cỏ Mỹ” thay đổi tùy thuộc vào thị trường mà nhà sản xuất muốn nhắm đến. Nếu thị trường là một quốc gia ngăn cấm cần sa thì thảo mộc được thay thế bằng một loại lá khác. Theo các chuyên gia,có thể xem cỏ Mỹ là hỗn hợp ma túy và có tác động dược lý giống cần sa nhưng mạnh hơn, cộng với tác động giống ma túy đá nên rất nguy hiểm.

Ban đầu thứ thuốc này theo chân các du học sinh về Việt Nam, được các “cậu ấm cô chiêu” đón nhận. Sau đó nó lan rộng ra đám ăn chơi nói riêng và bắt đầu len lỏi vào giới học sinh, sinh viên.“Cỏ Mỹ” hay cần sa được giới trẻ ưa chuộng bởi họ ngộ nhận những chất kích thích này không gây hại, không bị lệ thuộc khi sử dụng. Hơn nữa, giá thành chỉ 50 - 100 nghìn đồng đã mua được lượng hàng đủ dùng trong ngày, dễ dàng mua cũng như dễ dàng sử dụng. Thêm nữa là sự lan truyền, “rỉ tai” nhau của dân chơi về độ phê pha và ảo giác đến tức thì ngay sau khi sử dụng lượng nhỏ.

Cỏ mỹ là gì và tác hại như thế nào

“Cỏ Mỹ” trò chơi nguy hiểm của giới trẻ hiện nay

Cỏ Mỹ với ma lực của nó đã tiến vào giới trẻ với một tộc độ rất nhanh và khủng khiếp, được “dân chơi” đánh giá là có mức độ gây ảo giác thuộc hàng đứng đầu trong các loại ma túy có mặt tại Việt Nam hiện nay. Chất THC (Tetra Hydro Cannabinol) là yếu tố làm cho người sử dụng “phê”, nghĩa là làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có cảm giác khác biệt.

Khi hút cỏ Mỹ, chất THC nhanh chóng qua phổi vào máu đi lên não và gây cảm giác “phê”. Cảm giác này diễn ra sau vài phút và có thể kéo dài đến 5 giờ đồng hồ.

Nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian từ 3 tháng thì khả năng hồi phục não bộ của người nghiện sẽ vô cùng khó nếu không muốn nói là không thể.

Theo BSCK II Nguyễn Trung Quân (Bệnh viện Quân y 103: Hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144 gây hoang tưởng, dãn đồng tử, hoại não, mất trí và tạo ảo giác kích động mạnh, có thể có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác nên nguy hiểm hơn cả cần sa khi sử dụng. Người sử dụng nhiều sẽ bị loạn thần, mất kiểm soát, suy kiệt sức khỏe và cần phải được đưa vào viện điều trị, cai nghiện. Nguy hiểm hơn, "cỏ Mỹ" có thể gây hại về cơ thể như gây teo não, suy giảm khả năng miễn dịch, mắc nhiều bệnh, có thể bị ung thư.

Theo Bác sĩ Đinh Văn Thắng, khoa Thần kinh BV Thanh Nhàn chia sẻ: “Người sử dụng chất này sẽ tăng nhịp tim lên đến 150 lần/phút, gây tăng huyết áp lên đến 200mmHg, tăng nhịp hô hấp, giãn tĩnh mạch, tê, cảm giác như kiến bò, da nhợt nhạt, thậm chí gây nôn ói, tâm lý hoảng sợ và trong một số trường hợp có thể gây co giật, hôn mê, bất tỉnh. Sử dụng chất gây nghiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nặng đến hệ thần kinh, gây ra chứng hoang tưởng, ảo giác, dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát, thậm chí dẫn đến tự tử hay đánh đối phương do nghĩ có người ám hại mình”.

Cách nhận biết người dùng “cỏ Mỹ” khá dễ dàng hơn vì sau khi sử dụng, lập tức mắt của người nghiện đỏ, hay vã mồ hôi và rất hứng thú bàn về bất cứ câu chuyện gì. Dấu hiệu khác dễ nhận biết người sử dụng cỏ Mỹ chỉ sau 2 đến 3 tháng, cơ thể bị ngứa lở do độc dược trong loại cần sa này tàn phá chức năng gan, thận.

Trước sự nguy hại của “cỏ Mỹ”, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2015/NĐ-CP bổ sung “cỏ Mỹ” vào danh mục các chất ma túy và tiền chất. Theo nghị định này, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép “cỏ Mỹ” sẽ xử lý hình sự như hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán cần sa.

Những vụ án đau lòng từ “cỏ Mỹ

Người sử dụng “cỏ Mỹ” thường ảo giác, tưởng tượng bị các loài quái vật tấn công hay lăn lộn giữa nền nhà nhưng lại nghĩ rằng đang vùng vẫy giữa đại dương... Đặc biệt, các vụ án mạng nghiêm trọng liên quan đến ma túy nói chung, “cỏ Mỹ” nói riêng diễn ra ngày càng nhức nhối.

Theo Zing, ngày 15-6-2017, Công an phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị đã bắt Phạm Ngọc Thạch (38 tuổi, ở phường Tam Thuận) để làm rõ hành vi Giết người. Sau khi hút điếu cỏ Mỹ mà V. đưa, Khang cảm thấy đau đầu, khó thở và tim đập nhanh. Khang đòi về nhà nhưng thấy cửa đóng nên nghĩ V. hại mình, Khang chạy xuống bếp chụp dao đâm V. tử vong, rồi leo ra ngoài bằng đường thông gió. Nguyễn Phúc An Khang bị công an bắt khẩn cấp ngay sau đó.

Báo SGGP cho biết, ngày 25-7-2018, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tạm giữ Lê Văn Hòa (24 tuổi, huyện Cam Lâm) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Hung thủ là người bị nghiện nặng loại cỏ Mỹ. Tối 22-7, Hòa đến quán nước trên quốc lộ 1A đoạn ở xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, thấy bà Q.Th.K.H. (52 tuổi, chủ quán) đeo nhiều trang sức nên đã nảy sinh ý định sát hại để cướp tài sản. Hòa lấy một con dao chặt dừa tại quán chém tới tấp vào đầu, vai và tay khiến nữ chủ quán ngã gục. Nghĩ nạn nhân đã tử vong hắn kéo ra sau nhà giấu, rồi cướp hai vòng vàng cùng xe máy tẩu thoát.

Vụ việc khác, một cán bộ ngân hàng ở Nghệ An nghi do phê “cỏ Mỹ”, đã dùng dao truy sát cả gia đình vào khuya ngày 10/2 (mồng 6 Tết) vừa qua. Theo NLĐ, tại cơ quan công an, bước đầu Tuấn khai vào chiều ngày 8-2 (mùng 4 Tết) Tuấn đi họp lớp với bạn học cũ. Tại quán karaoke, Tuấn có sử dụng ma túy dạng cỏ Mỹ. Sau khi sử dụng, Tuấn có biểu hiện mất kiểm soát, tối ngày 10-2, Tuấn bất ngờ cầm dao truy sát cả gia đình.

Cỏ mỹ là gì và tác hại như thế nào

Con nghiện bất tỉnh sau khi hút Spice ở TP Clearwater, bang Florida, Mỹ (Ảnh: MIRROR)

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An, sáng 3/10, bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu 2 bệnh nhân 16 tuổi, trong đó 1 em bị đứt tai phải, còn 1 em nuốt chiếc tai bị đứt vào bụng. Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mất 1 bên tai là do nhóm bạn trẻ rủ nhau sử dụng cỏ Mỹ. Sau khi sử dụng, một thành viên nam trong nhóm không kiểm soát được hành vi của mình nên cắn đứt tai bạn, nuốt vào bụng.

Cỏ mỹ là gì và tác hại như thế nào

Bệnh nhân bị bạn cắn đứt lìa tai và phải nhập viện nối lại (Ảnh nguồn: PetroTimes)

Từ năm 2015 đến 2018, Bệnh viện tâm thần tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp nhận gần 1.000 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất ma túy, cỏ Mỹ. Số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng và phần lớn trong số đó là thế hệ trẻ. Những bệnh nhân này được cách ly và điều trị theo phương pháp đặc biệt.

Các bạn trẻ hãy tỉnh táo, cảnh giác trước bất cứ loại thảo dược, thuốc hay các sản phẩm gây ảo giác, kích thích thần kinh mạnh. Chú tâm vào học tập, rèn luyện, tham gia công tác xã hội, thiện nguyện cũng như các hoạt động thể thao, những thú vui lành mạnh thì thanh xuân của các bạn không bao giờ bị lãng phí.