Có những bài tập trắc nghiệm nào cho ví dụ

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. Dạng câu hỏi này có nhiều dạng câu hỏi: đúng – sai, điền khuyết, ghép hợp, đa lựa chọn,... Trong đó, dạng câu hỏi đa lựa chọn (nhiều lựa chọn) được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá kết quả học tập của HS.

  1. Dạng câu hỏi đúng – sai: Là dạng câu hỏi đưa ra các phát biểu để HS đánh giá đúng hay sai hoặc để trả lời có hoặc không. Loại câu hỏi này thích hợp để HS nhớ lại một khối lượng kiến thức đánh kể trong một thời gian ngắn. Do đó, câu dẫn của loại câu hỏi này phải rất rõ ràng để HS có thể trả lời dứt khoát có hoặc không, đúng hoặc sai. Tuy nhiên, GV cũng cần cân nhắc khi lựa chọn dạng câu hỏi này để đánh giá vì xác xuất trả lời đoán mò của HS rất cao (50%).

Ví dụ 1. GV có thể thiết kế dạng câu hỏi này để đánh giá khả năng nhận thức của HS về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội,... của châu lục hoặc khu vực nào đó.

Em hãy điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào các nhận định sau: STT Nhận định Đ/S 1 Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, kéo dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo. 2 Dạng địa hình phổ biến của châu Á là đồng bằng châu thổ. 3 Phía đông nam của châu Á có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. 4 Châu Á có cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển biến theo hướng già hóa. 5 Châu Á có nhiều đô thị đông dân và phân bố chủ yếu ở phía Tây Á. Ví dụ 2: Thiết kế câu hỏi đúng sai để đánh giá khả năng nhận thức của HS về các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn như sau:

Khi nói về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn, các nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy điền Đ (Đúng) cho các nhận định đúng hoặc S (Sai) cho các nhận định sai.

Nhận định Đ/S A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô trong bảng tuần hoàn B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

  1. Các nguyên tố cùng số phân lớp electron thì được xếp vào 1 hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp vào 1 cột.

Ví dụ 3: Khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật, các nhận định sau đây đúng hay sai?

Nhận định Đ S

  1. Pha sáng chỉ diễn ra khi có ánh sáng còn pha tối diễn ra cả khi có và không có ánh sáng.

  1. Đặt cây xanh trong phòng ngủ giúp điều hòa không khí trong phòng, tốt cho sức khỏe con người.

  1. Pha sáng là quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.

Ví dụ 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng trong bảng dưới đây :

Nội dung Đúng Sai Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ theo nhu cầu của bản thân để phát triển toàn diện. Công dân có quyền được học không hạn chế mà không bị ràng buộc bởi quy định gì. Công dân có quyền học tập không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, nguồn gốc gia đình. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

  1. Dạng câu hỏi điền khuyết (điền vào chỗ trống): Là dạng câu hỏi đòi hỏi HS trình bày sự hiểu biết bằng cách viết một từ, một cụm từ hay một đoạn văn khoảng 4, 5 dòng. Phương pháp này thích hợp cho những HS gặp khó khăn về vốn từ. Khi thiết kế dạng câu hỏi này, GV phải chú ý tới một số kĩ thuật như: từ cần điền phải là các từ khóa thể hiện nội dung, bản chất của sự vật, hiện tượng, đánh số thứ tự các ô trống cần điền, dự kiến các phương án HS sinh có thể điền (nhất là các từ đồng nghĩa).

này để đánh giá HS về khả năng nhận biết sự khác biệt về đặc điểm của các đối tượng, sự vật cụ thể trong các môn học.

Ví dụ 1: Để đánh giá yêu cầu cần đạt về “Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên của các khu vực ở châu Mỹ”, GV có thể thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá như sau:

Hãy nối ý ở cột B với cột A cho phù hợp. Cột A Cột B A. có miền đồng bằng ở trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông B. trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa. C. là khu vực nhiều hồ nhất thế giới. D. có 3 đới khí hậu : cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới. E. hệ sinh thái phong phú, rừng nhiệt đới phát triển

  1. Bắc Mỹ
  2. Trung và Nam Mỹ

Ví dụ 2: Hãy nối ý ở cột B với cột A cho phù hợp. Cột A Cột B

  1. Vật thể
  2. Vật thể tự nhiên
  3. Vật thể nhân tạo
  4. Chất
  1. Mặt Trăng, tế bào, cây cỏ, quặng sắt. B. Chai lọ, sách vở, bàn ghế, quần áo. C. Quả táo, quyển vở, bút chì, Mặt Trời, xe máy. D. Tinh bột, oxygen, carbon dioxide, nước, đường, protein. E. Nhôm, sắt, máy tính, cái cốc, con gà.

Ví dụ 3: Nối thông tin ở cột B với thông tin ở cột A cho phù hợp

Cột A Cột B

  1. Sự ra đời của tiền tệ A. là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
  2. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế
  1. phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá.
  1. Giá cả hàng hoá
  1. tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. D. là kết quả phát triển của các hình thái giá trị.

Ví dụ 4: Hãy ghép thông tin của cột 1 và 2 cho phù hợp với các dạng dao động

Cột 1 Cột 2

  1. Vật dao động điều hòa có
  2. Vật dao động tắt dần có
  3. Vật dao động cưỡng bức khi xảy ra cộng hưởng có
  1. biên độ của nó không đổi theo thời gian. B. vận tốc của vật không đổi theo thời gian. C. vận tốc của vật giảm dần theo thời gian. D. biên độ của nó giảm dần theo thời gian. E. biên độ của nó là cực đại. F. vận tốc của nó là cực đại. 4. Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trả lời ngắn: Loại trắc nghiệm này thường yêu cầu HS trả lời bằng một từ hay cụm từ.

Ví dụ:

  • Ở quá trình nào cây xanh giải phóng oxygen?
  • Quá trình nào xảy ra trong tế bào phân giải các chất, tạo năng lượng?
  • Bào quan nào có chức năng phân giải các chất, tạo năng lượng dạng ATP?
  • Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Là dạng câu hỏi bao gồm một câu hỏi và các phương án trả lời. Trong các phương án trả lời, có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án sai/ phương án nhiễu. Dạng câu hỏi này có hai phần, phần dẫn và phần lựa chọn. Cụ thể như sau:
  • Phần dẫn có chức năng đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện, đặt ra tình huống hay vấn đề (bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ,..) cho HS giải quyết. Phần dẫn là một câu hỏi hay một mệnh đề chưa hoàn chỉnh tạo cơ sở cho sự lựa chọn.
  • Phần lựa chọn gồm 3 - 5 phương án trả lời. ; HS sẽ chọn một phương án trả lời đúng, phù hợp nhất hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước. Lựa chọn này thể hiện năng lực nhận thức của HS. Những phương án còn lại là phương án nhiễu, đó là những phương án có vẻ hợp lí đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong phần dẫn nhưng không chính xác.

Ví dụ:

Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào sau đây?

  1. Năm 1975
  1. 1 oC. B. 0,1 oC. C. 0,2 oC. D. 0,5 oC.

Câu 2. Nhiệt kế y tế thủy ngân được chế tạo dựa vào cơ sở nào sau đây?

  1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự nở vì nhiệt của chất khí. C. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. Sự nóng chảy của chất

Câu 3. Trong hình dưới đây, dụng cụ nào không thích hợp dùng để đo thể tích?

A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).

Ví dụ 3: Câu hỏi nhiều lựa chọn chọn nhiều phương án:

Cho đồ thị mô tả nồng độ của chất theo thời gian như sau:

Những nhận định nào sau đây không đúng?

  1. Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất ban đầu.
  1. Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của sản phẩm.
  1. Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là mol.L-1-1.
  1. Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là mol.L-1.

Các kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

  • Câu lựa chọn câu trả lời đúng: trong phần lựa chọn, chỉ có duy nhất một phương án đúng.
  • Câu lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất: trong phần lựa chọn, có thể có nhiều hơn một phương án phù hợp, tuy nhiên sẽ có một phương án là đúng nhất.
  • Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng: trong phần lựa chọn, có nhiều hơn một phương án đúng, HS được yêu cầu tìm ra tất cả phương án đúng.
  • Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu: phần dẫn đưa ra một câu không hoàn chỉnh; phần khuyết có thể nằm trong hoặc nằm cuối của câu này. Câu hỏi của phần dẫn yêu cầu HS lựa chọn một phương án phù hợp để hoàn thành câu.
  • Câu theo cấu trúc phủ định: câu hỏi trong phần dẫn chứa một từ mang ý nghĩa phủ định như KHÔNG, NGOẠI TRỪ...
  • Câu kết hợp các phương án: vấn đề được nêu trong phần dẫn là một số mệnh đề (nên là 3 – 6 mệnh đề). Các mệnh đề có thể là các bước thực hiện của một quy trình hoặc có thể là các sự kiện/hiện tượng diễn ra theo một trình tự thời gian xác định. Câu hỏi của phần dẫn đòi hỏi HS phải chỉ ra được trình tự đúng của các bước hay sự kiện/hiện tượng đó. Do vậy, phần lựa chọn có mỗi phương án lựa chọn là một trật tự sắp xếp các mệnh đề đã cho, tất nhiên chỉ có một phương án có trật tự sắp xếp đúng.

Một số nguyên tắc khi biên soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

  • Phần dẫn cần bao gồm một câu hoặc một số câu truyền đạt một ý hoàn chỉnh, để HS đọc hết phần dẫn đã có thể nắm được sơ bộ câu hỏi đang kiểm tra vấn đề gì; đồng thời các phương án lựa chọn cần ngắn gọn. Nguyên tắc này cũng giúp chúng ta tiết kiệm diện tích giấy để trình bày câu hỏi trên đề kiểm tra, đồng thời tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi của thí sinh.
  • Mỗi câu hỏi nên thiết kế có 3 đến 5 phương án lựa chọn. Các câu hỏi trong cùng một đề kiểm tra nên thống nhất về số lượng phương án lựa chọn để thuận tiện trong chấm điểm. Trường hợp trong cùng một đề kiểm tra có nhiều câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn và số lượng các phương án không thống nhất thì cần sắp xếp thành các nhóm các câu có cùng số lượng phương án.
  • Câu hỏi cũng như các phương án lựa chọn cần tránh dấu hiệu kích thích HS đoán mò đáp án. Ví dụ như sau:
  • Phương án đúng được diễn đạt dài hơn những phương án còn lại.

việc đọc hiểu câu hỏi của thí sinh. Nếu nhất thiết phải dùng câu dạng này thì cần làm nổi bật từ phủ định (bằng cách IN HOA và/hoặc in đậm).

  • Các phương án lựa chọn cần hoàn toàn độc lập với nhau, tránh trùng lặp một phần hoặc hoàn toàn.
  • Nếu có thể, hãy sắp xếp các phương án lựa chọn theo một trật tự logic nhất định. Việc làm này sẽ giảm thiểu các dấu hiệu kích thích thí sinh đoán mò đáp án.
  • Trong cùng một đề thi, số câu hỏi có vị trí đáp án là phương án thứ nhất, thứ hai, thứ ba, ... nên gần bằng nhau. Tránh một đề thi có quá nhiều câu hỏi có đáp án đều là phương án thứ nhất hoặc thứ hai ...
  • Các phương án lựa chọn nên đồng nhất với nhau, có thể về ý nghĩa, âm thanh từ vựng, độ dài, thứ nguyên, loại từ (danh từ, động từ, tính từ...)...
  • Trong một số trường hợp cụ thể, cần chú ý tính thời sự hoặc thời điểm của dữ liệu đưa ra trong câu hỏi, nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, và không gây tranh cãi về đáp án.
  • Phải rà soát thận trọng, đảm bảo chắc chắn có một phương án là đúng.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Hãy chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Biên soạn hệ thống câu hỏi đánh giá một chủ đề trong môn học mà anh (chị) sẽ giảng dạy, trong đó có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan các dạng khác nhau.