Cơ sở giáo dục bắt buộc ở đâu

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

VP2: 3503 toà Thiên niên Kỷ, số 04 Quang Trung , Q.Hà Đông

ĐN: Kiệt 546 (H5/1/8), Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

(024) 665.65.366 | 0967.591.128

Cơ sở giáo dục bắt buộc ở đâu

Khó xác định tiêu chí nơi cư trú trong lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng

Nguồn: ITN

Vướng xác định cư trú

Một trong những vướng mắc lớn nhất mà đại diện các địa phương đề cập đó chính là xác định nơi cư trú của người đưa vào trường giáo dưỡngcơ sở giáo dục bắt buộc. Bởi đây là điều kiện quan trọng để xác định các bước khác trong quá trình cơ quan công anlập hồ sơ. Liên quan đến vấn đề này, Nghị định số 02/2014/NĐ-CP không quy định “nơi cư trú ổn định”, “không có nơi cư trú ổn định”, nhưng Thông tư 43/2014/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn: “Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc nơi đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống tại đó và thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định”.

Thực tiễn cho thấy, đối với người có “không có nơi cư trú ổn định” để lập được hồ sơ thì ngoài không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú thì phải có thêm yếu tố “thường xuyên đi lang thang” thì mới được xác định là “không có nơi cư trú ổn định”. Thực tế, có nhiều trường hợp không đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở bất kỳ một nơi nào, không phải là đối tượng thường xuyên đi lang thang. Do đó, việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc gặp không ít khó khăn.

Đại diện Sở Công an tỉnh Hà Nam nêu khó khăn: Mặc dù Luật Cư trú quy định, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú, còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú theo quy định nêu trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà nhiều công dân không đăng ký thường trú hoặc tạm trú, chính vì thế khi xác định nơi cư trú để lập hồ sơ thì cơ quan công an cũng không biết “lần” đối tượng hiện đang thường xuyên sinh sống ở đâu.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Sở Công an Nghệ An cũng nêu vướng mắc theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cơ quan lập hồ sơ phải thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ để đọc hồ sơ, ghi chép nội dung cần thiết. Vậy nhưng, quy định này không thực hiện được vì người đại diện thường không đến (hiện không có chế tài gì) nên cơ quan công an không hoàn thiện hồ sơ đề nghị, hoặc họ lợi dụng việc được thông báo để bỏ trốn.

Theo thống kê của Bộ Công an, sau 8 năm thực hiện Nghị định số 02/2014, tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng là 1.621 đối tượng, Cơ sở giáo dục bắt buộc là 3.056 đối tượng; Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng là 1.474 đối tượng, Cơ sở giáo dục bắt buộc là 2.788 đối tượng (chiếm khoảng 91% tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị).

Nhiều vấn đề cònbỏ ngỏ

Một trong những vấn đề còn bỏ ngỏlớn nhất là sau 8 năm nghị định này đi vào cuộc sống thì các bộ, ngành liên quan vẫn chưa thống nhất kinh phí tổ chức triển khai. Cụ thể, Điều 5, Nghị định số 02/2014/NĐ-CP quy định kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, truy tìm người bỏ trốn… do ngân sách trung ương bảo đảm và được dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an. Vậynhưng Bộ Công an và Bộ Tài chính chưa thống nhất quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nênđịa phương chưa có hướng dẫn để thực hiện.

Trong khi đó thực tiễn đã phát sinh những tình huống mà nghị định này chưa dữ liệu hết. Đơn cử,chưa có hướng dẫn xử lý, trách nhiệm thông báo cho các cơ quan liên quantrong trường hợp người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà có hành vi vi phạm pháp luật, bỏ trốn, chết.Hay, việcgiao cho cơ quan, tổ chức và gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng không được quy định, hướng dẫn tại Nghị định số 02/2014/NĐ-CP nên khó khăn trong quá trình thực hiện.

Điều đáng quan tâm, mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 20/2016/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, đã quy định cụ thể về việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được vận hành trên thực tế, dẫn đến chưa có cơ chế để chia sẻ và cung cấp thông tin về các đối tượng xử phạt vi phạm hành chính, gây khó khăn trong việc xác định những trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính để làm căn cứ, điều kiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Please help us solve this error by emailing us at Let us know what you've done that caused this error, what browser you're using, and whether you have any special extensions/add-ons installed.

Thank you!

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020 (Luật XLVPHC năm 2012) để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định (Khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012).

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật còn có nhận thức khác nhau về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, vụ việc sau đây là một ví dụ:

Nội dung vụ việc:

Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1990, thường trú tại xã X, huyện T, tỉnh P. Ngày 22/11/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn T ra Quyết định số 01/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã đối với Nguyễn Văn Đ, thời hạn 03 tháng, kể từ ngày 22/11/2020 đến ngày 22/02/2021, do ngày 15/11/2020, Đ sử dụng trái phép chất ma túy bị Công an thị trấn T phát hiện và phối hợp với Trạm y tế thị trấn T xét nghiệm, kết quả Đ dương tính với chất ma túy Heroine.

Nguyễn Văn Đ đang trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã do sử dụng chất ma túy, nhưng đã 03 lần thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác, cụ thể:

Lần thứ nhất: Ngày 06/01/2021, Nguyễn Văn Đ đến quán chị Nguyễn Thị H ở cùng xã uống nước thì gặp anh Nguyễn Q. Anh Q thấy Đ đội mũ có nhiều hoa văn nên nhìn. Đ cho rằng anh Q “nhìn đểu” nên đã tát vào mặt anh Q. Sự việc đã bị tổ tuần tra Công an thị trấn T phát hiện. Quá trình làm việc với Công an thị trấn T, Nguyễn Văn Đ đã khai nhận toàn bộ sự việc đánh anh Q. Công an thị trấn T đã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND thị trấn T ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “xâm phạm đến sức khỏe của người khác”.

Lần thứ hai: Ngày 16/01/2021, Đ chơi ở thị trấn T, huyện T, tỉnh P thì thấy anh Trần Xuân T đang bán hoa quả ở vỉa hè. Đ hỏi mua nhưng cho rằng anh T bán đắt nên đã chửi và đánh anh T. Sự việc đã bị tổ tuần tra Công an thị trấn T phát hiện và đề nghị Chủ tịch UBND thị trấn T ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “xâm phạm đến sức khỏe của người khác”.

Lần thứ ba: Ngày 22/02/2021, Đ thấy anh Hà Duy T đang đứng một mình ở vỉa hè trước cửa nhà chị Hà Thị Th. Đ nghĩ anh T có ý đồ xấu nên đã đến hỏi anh T: “Mày đến đây làm gì? Mày ở đâu đến đây”. Do bị hỏi anh T thấy khó chịu nên hai bên đã to tiếng với nhau, Đ bực tức đã tát, đánh anh T. Anh T bỏ chạy đến Công an thị trấn T trình báo, đề nghị giải quyết vụ việc. Công an thị trấn T đã xác minh, làm rõ sự việc và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Căn cứ hồ sơ đề nghị của Công an huyện T, Tòa án nhân dân huyện T quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với Nguyễn Văn Đ thời hạn 09 tháng, kể từ ngày Đ bị tạm giữ để đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc.

Tuy nhiên, vụ việc trên còn có hai quan điểm khác nhau về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với Nguyễn Văn Đ.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nguyễn Văn Đ không đủ điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, vì theo khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012 thì: “Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”; khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC năm 2012 quy định: “Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92, khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012 khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng; Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, quy định: “…đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên”.

Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012 cần phải đáp ứng hai điều kiện cần và đủ sau đây:

Một là, người bị đề nghị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Hai là, trong thời hạn 06 tháng, người bị áp dụng tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong vụ việc trên, Công an huyện T căn cứ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã do thực hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy để lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với Nguyễn Văn Đ là chưa đủ điều kiện áp dụng (do quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã vì sử dụng trái phép chất ma túy không cùng nhóm với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012).

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả cho rằng, Nguyễn Văn Đ đủ điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, vì:

Thứ nhất, người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (có thể do sử dụng trái phép chất ma túy hoặc thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn). Nghĩa là người bị đề nghị chỉ cần có quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, trong thời hạn 06 tháng, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (người bị đề nghị thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012).

Với nhận định trên, quan điểm thứ hai cho rằng: Nguyễn Văn Đ đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do sử dụng trái phép chất ma túy, đó là hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống ma túy, cũng có thể xếp cùng nhóm với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC năm 2012. Cho nên trong vụ việc nêu trên, Nguyễn Văn Đ đã đủ hai điều kiện để áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Do còn có ý kiến chưa thống nhất trong áp dụng pháp luật với trường hợp nêu trên, tác giả mong nhận được ý kiến trao đổi của đồng nghiệp và Quý bạn đọc trên Tạp chí Kiểm sát./.