Công thức tính diện tích đáy hình chóp

Diện tích, thể tích của hình chóp đều và hình chóp cụt đều

1. Khái niệm hình chóp

– Hình chóp có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh này gọi là đỉnh của hình chóp.
– Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao của hình chóp.
– Hình chóp có đáy là tam giác gọi là hình chóp tam giác
– Hình chóp có đáy là tứ giác gọi là hình chóp tứ giác.

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

Hình chóp tam giác và hình chóp tứ giác

2.Hình chóp đều

– Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, có mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
Trên hình chóp đều S.ABCD:

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

– Chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy
– Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.

a. Công thức tính diện tích xung quanhhình chóp đều

Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn.
Sxq = pd
p: nửa chu vi đáy
d: trung đoạn của hình chóp đều

b. Công thức tính thể tích hình chóp đều

Thể tích của hình chóp đều bằng một phần ba diện tích mặt đáy nhân với chiều cao
$ \displaystyle V=\frac{1}{3}S.h$
S: diện tích đáy
h: chiều cao

3. Hình chóp cụt đều

Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy của hình chóp là một hình chóp cụt đều.

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

Hình chóp cụt đều

Nhận xét: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.

Hình học 8 - Tags: hình chóp, hình chóp cụt, hình chóp đều
  • Diện tích, thể tích hình lăng trụ đứng

  • Quan hệ giữa đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

  • Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông

  • Các trường hợp đồng dạng của tam giác

  • Định nghĩa, tính chất hai tam giác đồng dạng

  • Định lí đảo và hệ quả của định lí Talet

  • Định lí Talet trong tam giác

Cách tính diện tích hình chóp như thế nào? Định nghĩa và phân loại các hình chóp ra sao, hãy cùng 9mobi.vn ôn lại kiến thức hình học này qua bài viết dưới đây nhé.

Hình chóp là hình học không gian có đáy là đa giác lồi, các mặt bên đều là tam giác và có chung một đỉnh. Hình chóp có nhiều loại khác nhau, tên của nó sẽ được quy định dựa theo đáy.

Hình chóp tam giác có đáy là tam giác, hình chóp tứ giác có đáy là tứ giác. Trong các trường hợp đặc biệt như đáy là tam giác đều, tứ giác đều thì ta gọi đó là hình chóp đều. Cách tính diện tích hình chóp sẽ được chia sẻ ngay sau đây, ứng với từng trường hợp cụ thể.

CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH CHÓP

Diện tích hình chóp gồm có diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.

+ Diện tích xung quanh hình chóp: Sxq = p.d (Diện tích xung quanh của hình chóp bằng nửa tích chu vi đáy nhân với trung đoạn của hình chóp).

Trong đó: p là nửa tích chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp. Trung đoạn là đường cao vẽ từ đỉnh xuống trung điểm của 1 cạnh.

+ Diện tích toàn phần của hình chóp: Stp = Sxq + Sđáy

Như vậy, để tính được diện tích xung quanh và toàn phần của hình chóp bạn cần tính được độ dài trung đoạn và chu vi, diện tích đáy. Dưới đây sẽ là bài tập cụ thể áp dụng công thức trên.

Bài tập 1: Cho hình chóp tam giác đều có cạnh đáy dài 6 cm, độ dài các cạnh bên là 5cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.

Giải:

Bài toán cho hình chóp tam giác đều, như vậy đáy hình chóp sẽ là tam giác đều cạnh 6 cm, chiều dài các cạnh bên là 5cm.

Để tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chóp ta cần tính thêm độ dài trung đoạn hình chóp.

Các bạn vẽ hình chóp tam giác đều SABC như hình ảnh. Từ đỉnh S, vẽ đường thẳng nối với trung điểm của đoạn AC, ta đặt là điểm M. SM chính là trung đoạn của hình chóp.

Xét tam giác SBM, vì SBC là tam giác cân nên ta có SBM là tam giác vuông, áp dụng định lý Pitago cho tam giác này ta tính được cạnh SM. SM2 = SB2 - BM2 = 52 - 32 => SM = 4 cm.

Diện tích xung quanh hình chóp là: Sxq = p.d = 1⁄2 x 5 x 4 x 4 = 20 cm2

Diện tích toàn phần hình chóp là: Stp = Sxq + Sđáy = 20 + 52 = 45cm2

Có nhiều dạng bài tập liên quan tới cách tính diện tích hình chóp. Bạn cần nắm chắc cách tính diện tích tam giác, tứ giác hay các hình chữ nhật, hình vuông thì khi áp dụng để tính diện tích hình chóp sẽ dễ dàng hơn.

Hi vọng bài viết cùng ví dụ minh họa cụ thể trên đây sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức về hình học không gian. Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể comment để chúng tôi giải đáp.

Hình nón cũng là một trong những hình học không gian hay, các bạn tham khảo cách tính diện tích hình nón tại đây.

iOS 13 sẽ có tính năng nhận diện chó, mèo Cách tính diện tích hình tròn Cách tính diện tích hình chữ nhật Cách tính diện tích hình vuông Cách tính diện tích đa giác

Ibaitap: Qua bài Công thức tính: [Diện Tích] [Thể tích] Khối Chóp cùng tổng hợp lại các kiến thức về khối chóp và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.

Trong hình học không gian, khối chóp là khối đa diện trong đó có mặt đáy của khối là đa giác lồi. Các mặt bên là các tam giác có chung một đỉnh, đây chính là đỉnh của khối chóp.

Tính chất của khối chóp là:

  • Đường thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy tương ứng được gọi là đường cao của khối chóp.
  • Tên gọi của khối chóp được dựa vào đa giác mặt đáy: khối chóp tam giác có đáy là hình tam giác, khối chóp tứ giác có đáy là hình tứ giác, khối chóp ngũ giác có đáy là hình ngũ giác…
  • Nếu khối chóp có các cạnh bên hợp với mặt đáy các góc bằng nhau hoặc các cạnh bên bằng nhau thì chân đường cao của khối chóp chính là tâm đường tròn ngoại tiếp mặt đáy khối chóp.
  • Nếu khối chóp có các mặt bên hợp với mặt đáy các góc bằng nhau hoặc có các đường cao của các mặt bên xuất phát từ 1 đỉnh bằng nhau thì chân đường cao là tâm đường tròn nội tiếp mặt đáy khối chóp.
  • Nếu khối chóp có mặt bên hoặc mặt chéo vuông góc với mặt phẳng đáy thì đường cao của khối chóp sẽ là đường cao của mặt bên hoặc mặt chéo đó.

Ví dụ: Khối chóp tam giác có đáy là hình tam giác, khối chóp tứ giác có đáy là hình tứ giác, khối chóp ngũ giác có đáy là hình ngũ giác…

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

II. DIỆN TÍCH KHỐI CHÓP

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

Công thức tính diện tích xung quanh khối chóp đứng như sau:

Ta có diện tích xung quanh hình chóp bằng nửa chu vi đáy khối chóp nhân với độ dài trung đoạn của khối chóp (trung đoạn là đường cao xuất phát từ đỉnh xuống trung điểm của 1 cạnh).

\(S_{xq}=p.d\)

Trong đó:

  • \(S_{xq}\): diện tích xung quanh hình lăng trụ chóp.
  • p: nửa chu vi đáy khối chóp.
  • d: độ dài trung đoạn của khối chóp (trung đoạn là đường cao xuất phát từ đỉnh xuống trung điểm của 1 cạnh).

Công thức tính diện tích toàn phần khối chóp như sau:

Ta có diện tích toàn phần khối chóp bằng tổng của diện tích xung quanh khối chóp cộng với diện tích đáy khối chóp.

\(S_{tp}=S_{xq}+S_{đ}\)

Trong đó:

  • \(S_{tp}\): diện tích toàn phần khối chóp.
  • \(S_{xq}\): diện tích xung quanh khối chóp.
  • \(S_{đ}\): diện tích đáy khối chóp.

III. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP 

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

Công thức tính thể tích khối chóp như sau:
Để tính thể tích khối chóp ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao hình chop từ đỉnh xuống đáy sau đó nhân với 1/3.

\(V={1\over{3}}.S_{đ}.h\)

Trong đó:

  • V: thể tích khối chóp.
  • \(S_{đ}\): diện tích đáy khối chóp.

IV. BÀI TẬP THAM KHẢO DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH KHỐI CHÓP

Ví dụ: Tính thể tích và diện tích xung quanh của khối chóp tam giác S.ABC có △ABC vuông tại B, AH ∈ (SBC), AH ⊥(ABC) biết AB = 8m, BC = 6m, AC = 10m, SH= 12m.

Công thức tính diện tích đáy hình chóp

Lời giải tham khảo:

Áp dụng công thức tính thể tích của khối chóp, ta có thể tích của khối chóp đã cho là:

\(V={1\over{3}}.S_{đ}.h \\ ={1\over{3}}.12.{1\over{2}}.8.6= 96\) (m³)

Nửa chu vi đáy khối chóp S.ABC: p= (8 + 6 + 10) : 2 = 12 (m).

Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh khối chóp, ta có diện tích xung quanh khối chóp đã cho là:

\(S_{xq}=p.d \\ =12.12=144\) (m²)