Công thức tính lực rơi chịu bao nhiêu niutơn năm 2024

Các vật rơi trong không khí xảy ra nhanh chậm khác nhau là do lực cản của không khí tác dụng vào chúng khác nhau.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).

- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.

Sự rơi tự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

II - TÍNH CHẤT CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO

1. Phương, chiều:

- Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).

- Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

- Tính chất chuyển động: Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

2. Công thức của chuyển động rơi tự do

\(\left\{ \begin{array}{l}s = {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\\v = {v_0} + gt\\{v^2} - v_0^2 = 2g{\rm{s}}\end{array} \right.\)

Trong đó:

+ \(s\): quãng đường vật rơi được (m)

+ \(v\): vận tốc của vật tại thời điểm t

+ \(g\): gia tốc rơi tự do

Công thức tính lực rơi chịu bao nhiêu niutơn năm 2024

Vật được thả rơi \({v_0} = 0\)

3. Gia tốc rơi tự do.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.

+ Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau :

- Ở địa cực g lớn nhất : \(g = 9,8324m/{s^2}\)

- Ở xích đạo g nhỏ nhất : \(g = 9,7872m/{s^2}\)

+ Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) hoặc \(g = 10m/{s^2}\)

Video mô phỏng sự rơi của các vật khi có lực cản và không có lực cản không khí

Sơ đồ tư duy về sự rơi tự do - Vật lí 10

Công thức tính lực rơi chịu bao nhiêu niutơn năm 2024

  • Câu C1 trang 24 SGK Vật lý 10 Giải Câu C1 trang 24 SGK Vật lý 10
  • Câu C2 trang 25 SGK Vật lý 10 Giải Câu C2 trang 25 SGK Vật lý 10
  • Câu C3 trang 26 SGK Vật lý 10 Giải Câu C3 trang 26 SGK Vật lý 10
  • Bài 1 trang 27 SGK Vật lí 10 Giải bài 1 trang 27 SGK Vật lí 10. Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí? Bài 2 trang 27 SGK Vật lí 10

Giải bài 2 trang 27 SGK Vật lí 10. Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

3. Quán tính

Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN

1. Định luật II Niu-tơn

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

$\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}$

Bảng độ lớn của một số lực

2. Khối lượng và mức quán tính

  1. Định nghĩa

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

  1. Tính chất của khối lượng

Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.

3. Trọng lực. Trọng lượng

Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự du. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là: $\overrightarrow P $

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là $P.$

Công thức của trọng lực:

$\overrightarrow P = m\overrightarrow g $

III. ĐỊNH LUẬT III NIU-TƠN

1. Sự tương tác giữa các vật

2. Định luật

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

${\overrightarrow F _{B \to A}} = - {\overrightarrow F _{A \to B}}$

Hay:

${\overrightarrow F _{BA}} = - {\overrightarrow F _{AB}}$

3. Lực và phản lực

Trong tuơng tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có nhũng đặc điểm sau đây: