Công ty luật hợp danh là gì năm 2024

Thành viên hợp danh là gì theo quy định pháp luật ? Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên hợp danh mà chúng ta cần phải biết khi thành lập loại hình này. Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về thành viên hợp danh.

I. Khái niệm thành viên công ty hợp danh

Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

.jpeg)

Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định.

Như vậy, thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty.

II. Quy định của pháp luật về thành viên công ty hợp danh

Quy định của pháp luật về thành viên công ty hợp danh như sau:

1. Khái niệm công ty hợp danh

Căn cứ "khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020" quy định về khái niệm công ty hợp danh như sau:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Quyền của thành viên công ty hợp danh

- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

- Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty. - Đàm phán và ký kết hợp đồng,với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.

- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty. Mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty.

- Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

- Có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước để thực hiện công việc kinh doanh của công ty.

- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó.

3. Nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh

- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

- Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

.png)

4. Hạn chế quyền đối với thành viên công ty hợp danh

Theo "Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020" quy định về việc hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh bao gồm:

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

III. Một số câu hỏi thường gặp về thành viên công ty hợp danh

1. Thành viên của công ty hợp danh bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp nào?

Pháp luật quy định các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh tại "Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2020" như sau:

- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

- Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Bị khai trừ khỏi công ty;

- Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.”

2. Thành viên của công ty hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp nào?

Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:

- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

- Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Bị khai trừ khỏi công ty;

- Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

.png)

3. Thành viên công ty hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty không?

Căn cứ quy định tại "Khoản 2 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020" quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau: Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Trên đây là những thông tin xoay quanh thành viên công ty hợp danh. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thành viên công ty hợp danh, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.