Công văn thay đổi tên người thụ hưởng hợp đồng năm 2024

Khi có yêu cầu điều chỉnh, thay đổi các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, Quý khách chọn mẫu biểu phù hợp tại từng mục dưới đây và điền đầy đủ thông tin.

Quý khách có thể chọn 1 trong các cách dưới đây để nộp yêu cầu điều chỉnh:

  • Nộp tại các Trung tâm dịch vụ khách hàng của MVI Life. Xem địa chỉ tại đây
  • Gửi chứng từ qua Bưu điện theo địa chỉ:

Quầy Dịch Vụ Khách hàng MVI Life

Tầng 13, Tòa nhà Mipec Tower, 229 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Thủ tục chung:

  • Tùy theo loại điều chỉnh, MVI Life sẽ yêu cầu Đơn và chứng từ tương ứng. Quý khách vui lòng liên hệ với Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1900-633-369 để được hướng dẫn cụ thể.
  • Một số điều chỉnh cần nộp thêm phí (điều chỉnh năm sinh khiến tăng tuổi, điều chỉnh sang định kỳ đóng phí dài hơn …)
  • Sau khi nhận được yêu cầu điều chỉnh, MVI Life sẽ kiểm tra, thẩm định và xử lý theo quy định của công ty. Kết quả xử lý (chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu điều chỉnh) sẽ được thông báo đến Quý khách bằng văn bản.
  • Đối với những điều chỉnh có hoàn phí thừa, MVI Life sẽ hoàn lại phí cho Quý khách.

Thời điểm cho phép thực hiện đối với từng loại điều chỉnh cụ thể:

  • Các yêu cầu điều chỉnh bổ sung đối với Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cần được nộp trong thời gian cân nhắc (21 ngày kể từ ngày xác nhận đã nhận Bộ hợp đồng bảo hiểm).
  • Yêu cầu sửa đổi hợp đồng bảo hiểm phải được gửi trước 30 ngày đến hạn đóng phí bảo hiểm và không quá thời gian gia hạn.

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ * Trụ sở chính: Tầng 37, Keangnam Ha Noi Landmark Tower, Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tổng đài Chăm sóc Khách hàng: *1166 hoặc 1900 558899 nhánh số 4

Ban Quản trị Website: Phòng Marketing, Điện thoại: (+84 24) 6251 7777, Fax: (+84 24) 3577 0958

Ghi rõ nguồn "https://baovietnhantho.com.vn" khi sử dụng thông tin từ website này

  • Tư vấn - Giải đáp
  • Kinh doanh bảo hiểm

Điều kiện thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ

Công văn thay đổi tên người thụ hưởng hợp đồng năm 2024
Không nêu tên

Xin luật sư giải đáp, người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể thay đổi được không?

Công văn thay đổi tên người thụ hưởng hợp đồng năm 2024
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.:

Khoản 8, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000: “Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.”

Có thể hiểu rằng người thụ hưởng bảo hiểm sẽ là người nhận được toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ công ty bảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong bởi những nguyên nhân khách quan được quy định trong hợp đồng.

Căn theo quy định của Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định như sau:

Điều 38. Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết

1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.

Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm.

2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây:

  1. Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
  1. Người đang mắc bệnh tâm thần.

Theo quy định trên thì việc thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm.

Trường hợp người thay đổi người thụ hưởng không đồng thời là Người được bảo hiểm hoặc Người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm, cần có chữ ký xác nhận của người được bảo hiểm, người đại diện theo pháp luật của Người được bảo hiểm.

Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thông tin người thụ hưởng là yêu cầu bắt buộc. Nếu không có người thụ hưởng bảo hiểm, quá trình bồi thường có thể bị trì hoãn hoặc gặp nhiều vấn đề khác. Do đó trước khi ký hợp đồng, người tham gia cần nhận thức rõ tầm quan trọng của người thụ hưởng và những sai lầm cần tránh khi chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm.

Người thụ hưởng bảo hiểm: Họ là những ai?

Tại Khoản 8, Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa về người thụ hưởng như sau: “Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người”.

Trong bảo hiểm nhân thọ, người thụ hưởng được hiểu là người trực tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ công ty bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Ví dụ: Ông A sau khi liên hệ Prudential, đã ký tham gia hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đóng phí theo hợp đồng, thì ông A được gọi là chủ hợp đồng/bên mua bảo hiểm. Trong hợp đồng, ông A chỉ định rõ khi có rủi ro tử vong xảy ra với ông A, Prudential sẽ thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm cho con trai của ông theo quy định của hợp đồng, như vậy con trai của ông được gọi là người thụ hưởng.

Nhiều người cũng có thắc mắc rằng vậy người được bảo hiểm có thể là người thụ hưởng không? Theo quy định, người thụ hưởng đồng thời có thể là người mua, người được bảo hiểm hoặc cá nhân/tổ chức bất kỳ được bên mua bảo hiểm chỉ định.

Người mua có thể chọn bất kỳ ai làm người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, kể cả người không cùng huyết thống. Tuy nhiên theo các chuyên gia, người mua nên chọn các thành viên trong gia đình làm người thụ hưởng.

Người thụ hưởng được ghi tên trong Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, Giấy Chứng nhận bảo hiểm và các thỏa thuận bổ sung của Hợp đồng bảo hiểm (nếu có).

Công văn thay đổi tên người thụ hưởng hợp đồng năm 2024

5 sai lầm cần tránh khi chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm

Khi chọn người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ, chủ hợp đồng cần tránh những sai lầm sau:

Không chỉ định rõ người thụ hưởng

Trong trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời, nếu không có người thụ hưởng chính thức, số tiền bảo hiểm sẽ được đưa vào danh sách tài sản thừa kế. Lúc này, thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm sẽ lâu hơn vì liên quan đến quyền thừa kế. Do đó, hãy cân nhắc và chỉ định rõ người thụ hưởng khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Không tính đến các trường hợp đặc biệt

Không phải tất cả trường hợp người thụ hưởng đều có thể nhận được tiền bảo hiểm. Chẳng hạn, nếu người thụ hưởng chết trước người được bảo hiểm, họ sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào.

Trong trường hợp người thụ hưởng dưới 18 tuổi, người bảo hộ hợp pháp của họ sẽ đại diện nhận thay số tiền bảo hiểm này.

Do đó, người mua bảo hiểm cần chú ý đến những trường hợp đặc biệt này để tránh phát sinh những tranh chấp không đáng có.

Đề cập sai tên người thụ hưởng

Việc đề cập không chính xác họ tên của người thụ hưởng có thể gây ra sự chậm trễ trong việc thanh toán tiền bảo hiểm. Lúc này người được thụ hưởng phải chứng minh mối quan hệ của bản thân với người được bảo hiểm (ví dụ vợ - chồng, cha - con).

Chính vì thế, khi đề cập đối tượng thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm, người mua cần ghi chính xác tên và rõ ràng nhất có thể.

Công văn thay đổi tên người thụ hưởng hợp đồng năm 2024

Không cập nhật, thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm theo thời gian

Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp tài chính dài hạn, vì thế người thụ hưởng trong hợp đồng có thể cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Trong một số trường hợp, nếu vẫn giữ người thụ hưởng như ban đầu (được chỉ định vào lúc bắt đầu ký hợp đồng) thì có thể không còn phù hợp với thời điểm trong tương lai.

Do đó bất cứ khi nào hợp đồng còn thời hạn, bên mua hoàn toàn có thể thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm, và được quyền thay đổi nhiều lần. Tuy nhiên, việc thay đổi này cần thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm.

Chỉ có một người thụ hưởng

Trong mỗi hợp đồng bảo hiểm có thể có nhiều hơn 1 người thụ hưởng. Vì vậy, dựa vào tình hình, người mua bảo hiểm có thể đề cập nhiều người thụ hưởng cùng lúc, nhưng cần sắp xếp chính xác ai là người thụ hưởng chính và ai là người thụ hưởng ngẫu nhiên.

  • Người thụ hưởng chính: Là người nhận được số tiền bảo hiểm nhân thọ khi người được bảo hiểm qua đời. Tuy nhiên, người thụ hưởng chính sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào nếu không may qua đời trước người được bảo hiểm.
  • Người thụ hưởng ngẫu nhiên (người thụ hưởng thứ cấp): Là người nhận được số tiền bảo hiểm nhân thọ khi người được bảo hiểm chính qua đời. Người thụ hưởng ngẫu nhiên sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền bảo hiểm nhân thọ nào nếu người thụ hưởng chính vẫn còn sống.

Vậy có thể thấy, việc đề cập chính xác người người thụ hưởng bảo hiểm rất quan trọng để đảm bảo những người thân yêu nhận được đầy đủ quyền lợi khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nếu đang có ý định mua bảo hiểm nhân thọ, bạn cần suy xét cẩn thận để tránh những sai lầm trên đây. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với tư vấn viên để nhận lời khuyên hữu ích về cách chọn và thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.