Coông văn hướng dẫn giáy khai sinh hương đúng tuyến

- Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và tạm thu lệ phí đăng ký thường trú cho trẻ em theo quy định, đồng thời viết giấy nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả từng loại việc cho người đi đăng ký; nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người có yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ; văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì giải thích, hướng dẫn người đi đăng ký đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

- Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đăng ký khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ.

- Sau khi công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã thực hiện việc đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ lập hồ sơ đăng ký thường trú kèm theo lệ phí chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền, cụ thể: Địa bàn huyện thì chuyển cho Công an xã, thị trấn thuộc huyện; địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì chuyển cho Công an cấp huyện để đăng ký thường trú cho trẻ em; đồng thời lập hồ sơ cấp Thẻ bảo hiểm y tế chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em.

- Cơ quan Công an, cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện đăng ký thường trú (trong thời hạn 15 ngày), cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em (trong thời hạn 10 ngày).

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết, hoàn thiện.

- Cơ quan Công an, Bảo hiểm xã hội chuyển trả kết quả đăng ký thường trú, Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” tại Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người có yêu cầu.

Khi trả Giấy khai sinh cho người có yêu cầu, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, yêu cầu người có yêu cầu ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh.

Tuy nhiên, cán bộ hộ tịch Phường 10 yêu cầu ông Mười nộp thêm bản sao Hộ khẩu của vợ ông ở Kiên Giang, Giấy khai tử của bố vợ, bản sao Căn cước công dân của mẹ vợ thì mới tiếp nhận hồ sơ. Ông Mười hỏi, cán bộ hộ tịch yêu cầu như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, UBND phường 10, quận Phú Nhuận, TPHCM trả lời như sau:

Do phản ánh của ông Nguyễn Văn Mười không ghi địa chỉ cư trú của người làm hồ sơ và cũng không ghi thời điểm lên UBND phường liên hệ, nộp hồ sơ đăng ký lại khai sinh nên UBND phường chưa có cơ sở liên hệ, xác minh.

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, ngoài tờ khai theo mẫu quy định thì hồ sơ đăng ký khai sinh có các giấy tờ sau: Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó.

Khoản 4, Điều 9 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trong giấy khai sinh được cấp có ghi phần thông tin cha, mẹ của người đăng ký khai sinh gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch và nơi cư trú. Trường hợp cha, mẹ đã chết thì phần Nơi cư trú sẽ ghi là "Đã chết".

Do vậy tại thời điểm đăng ký lại khai sinh để có cơ sở ghi thông tin của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh vào sổ bộ, giấy khai sinh thì người đăng ký khai sinh lại phải cung cấp bản sao các giấy tờ liên quan đến cha, mẹ như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và Hộ khẩu (đối với người còn sống) và Giấy khai tử/chứng tử (đối với người đã chết) theo Điểm b, Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ.

Trong phản ánh của ông Nguyễn Văn Mười, nhân viên hộ tịch phường yêu cầu ông cung cấp thêm bản sao Hộ khẩu ở Kiên Giang, khai tử của cha bà Hương, bản sao Căn cước công dân của mẹ bà Hương thì có thể theo thông tin của ông Mười cung cấp là mẹ của bà Hương còn sống, cha của bà Hương đã mất. Trên cơ sở thông tin đó, công chức tư pháp hộ tịch phường hướng dẫn ông Mười cung cấp các giấy tờ trên là đúng quy định của pháp luật.

Vợ chồng ông Mười có thể liên hệ với UBND phường để được hướng dẫn chi tiết, khi đi mang theo tất cả các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký lại khai sinh.