Core switch layer-3 12 port là gì năm 2024

Thietbimangcisco đơn vị phân phối Switch Cisco chính hãng uy tín trên thị trường. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc các thông tin về Core Switch, một phần quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống mạng.

Tìm hiểu đặc điểm của Core Switch

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều những loại Switch Cisco khác nhau, đảm nhiểm vai trò và có những tính năng riêng biệt để đảm bảo ổn định của các thiết bị được kết nối và tín hiệu đường truyền mạng.

Core Switch là gì? Access Switch là gì? Distribution Switch là gì? Chức năng , sự khác biệt giữa Core Switch và Switch Access như nào? Hệ thống Core Swtich nào của Cisco đang phổ biến?...Chính là những tắc mắc của quý bạn đọc khi tìm hiểu về dòng các thiết bị chuyển mạch Cisco.

Với kinh nghiệm nhiều năm phân phối chuyên tư vấn giải pháp trong bài viết ngắn dưới đây thietbimangcisco xin chia sẻ tới bạn đọc những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

Core Switch Cisco là gì?

Nếu các loại Switch Access thông thường chỉ dùng để kết nối với các máy tính thì Core Switch lại khác. Chức năng của Switch Core là chịu tải lớn từ các tầng và thường loại này là các Switch Layer 3 có khả năng Routing giống như Router vậy.

Cũng bởi vậy mà giá thành của dòng sản phẩm này thường cao hơn rất nhiều lần so với Switch Access thông thường.

Hệ thống Core Switch của Cisco đang phổ biến

Core Switch được thiết kế với các tính năng mạnh mẽ và bởi vậy thông thường trong một hệ thống mạng Cisco sẽ như hình ảnh bên dưới.

.jpg)

Hình ảnh: Core Switch trong hệ thống 3 lớp

Trong đó khối chuyển mạch lõi sử dụng các Core Switch có hiệu năng cao phục vụ nhu cầu chuyển mạch chính trong toàn bộ hệ thống và điểu chỉnh toàn bộ lưu lượng mạng trong hệ thống được xử lý ở tốc độ cao kèm theo tinh sẵn sàng trong khả năng kết nối thực thi phân phối cũng như bảo mật các kết nối.

Khối chuyển mạch Distribution Switch phân phối lưu lượng và định tuyến giữa các VLAN khác nhau. Các cổng Uplink quang tốc độ cao, kết nối 10Gigabit để kết nối với Switch tập trung của Core Switch.

Tiếp đến chính là các Switch Access bao gồm các Switch truy cập dùng để kết nối giữa các thiết bị với hệ thống mạng.

Điểm khác biệt giữa Core Switch và Switch Access

Core Switch được sử dụng ở một vị trí khác hoàn toàn so với các Switch Access do đó chúng cũng sở hữu những tính năng vượt trội hơn hẳn.

Core Switch được coi là xương sống của hệ thống mạng, thông thường trong mô hình 3 lớp của Cisco thì hệ thống Core Switch nằm trên cùng của mô hình 3 lớp và chúng thực hiện vận chuyển lượng lớn dữ liệu, tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy nhất định.

Khi chọn thiết bị này bạn cũng cần lưu ý chọn các giao thức định tuyến có thời gian thiết lập thấp nhất và có kèm bảng định tuyến đơn giản nhất.

.jpg)

Hình ảnh: Sự khác nhau giữa Core Switch và Switch Access

Đơn giản hơn Switch Access được sử dụng để cung cấp kết nối cổng đến từng Client trên một mạng, mọi người vẫn hay gọi phân khúc dòng sản phẩm này là Desktop Layer và đặc biệt phù hợp với các tính năng của lớp Access như:

- Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.

- Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không dung hub/bridge.

- Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có mật độ cổng cao đồng thời phải có giá thành thấp, kết nối đến các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển mạch ở lớp phân phối.

Trên đây là một số những thông tin cơ bản về Core Switch, sự khác nhau giữa Core Switch và Switch Access thietbimangcisco muốn chia sẻ tới bạn đọc.

Mọi thắc mắc về sản phẩm xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0983 111 050 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Thiết bị chuyển mạch là gì? Switch là gì? có bao nhiêu loại switch? Switch nào tốt nhất?Tìm hiểu Switch từ A-Z nhé !

Thiết bị chuyển mạch Switch

1 – SWITCH LÀ GÌ?

Trong phần đầu của bài viết “Switch là gì? Có bao nhiêu loại Switch? Tìm hiểu về Switch từ A-Z”. chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Switch là gì nhé !

Switch là gì? là câu hỏi mà với đại đa số người dùng bình dân hiện nay. (có thể chính người dùng đang đọc bài viết này) luôn có một câu trả lời khá đơn giản. nó chính là một bộ chia cổng mạng tại nhà, cơ quan, cửa hàng khi họ đang có nhu cầu chia sẻ kết nối mạng có dây cho nhiều thiết bị máy tính, laptop hơn.

Còn để trả lời câu hỏi Switch là gì một cách khoa học và chuẩn mực. thì Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây. (theo Wikipedia)

Core switch layer-3 12 port là gì năm 2024

Vai trò của Switch trong mạng LAN

Switch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hệ thống mạng, nó giữ vai trò kết nối các thiết bị trong mạng LAN với nhau, đồng thời cũng là điểm trung gian để kết nối các thiết bị mạng LAN với Router để kết nối với Internet.

Switch làm việc như một Bridge nhiều cổng. Khác với Hub nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.

Thiết bị chuyển mạch là gì? Switch là gì? Tìm hiểu về Switch từ A-Z Thiết bị chuyển mạch là gì? Switch là gì? Tìm hiểu về Switch từ A-Z

Thiết bị chuyển mạch Switch được phân chia thành các Layer (các tầng hoặc các lớp) gồm:

Switch Layer 1 Là Gì ? Switch là gì – Switch Layer 1 là gì? Switch layer 1 (Tầng 1 hoặc Lớp 1) là lớp cơ bản và là mô hình cổ nhất của thiết bị chuyển mạch. ở thời kỳ sơ khai nó được gọi là Hub (bridge – bộ lặp). Một hub (một cổng vào, nhiều cổng ra), hoặc bộ lặp (một cổng vào, một cổng ra), là những thiết bị mạng đơn giản không quản lý bất kỳ lưu lượng truy cập nào đến qua nó. Bất kỳ gói tin nào được đưa vào Switch Layer 1 từ một cổng sẽ được “lặp lại” và được chuyển tới tất cả các thiết bị trong mạng qua các cổng khác ngoại trừ cổng nhập vào.

Vì mỗi gói được lặp lại và truyền trên tất cả các cổng khác do đó nó gây ra ảnh ảnh hưởng và làm giảm băng thông trên toàn bộ hệ thống mạng LAN (nội bộ), điều này gây nên sự giới hạn dung lượng chung của Switch Layer 1. Bộ lặp được dùng để bù suy hao tín hiệu bằng cách chuyển tiếp tất cả các tín hiệu điện đến từ cổng vào tới cổng ra sau khi đã khuếch đại. Trong khi một hub được dùng để nối với nhiều thiết bị ethernet.

Từ đầu những năm 2000, có ít khác biệt về giá cả giữa một hub và một switch cấp thấp, cho nên Switch layer 1 hầu như được thay thế và dần dần không còn ai cung cấp hay sử dụng Switcch Layer 1 nữa.

Switch Layer 2 Là Gì ? Switch là gì – Switch layer 2 là gì Switch layer 2 về cơ bản là một cầu nối với nhiều port, mỗi port là một đoạn trong Ethernet LAN, biệt lập với các port còn lại. Việc truyền gói tin dựa hoàn toàn vào địa chỉ MAC hoặc địa chỉ IP chứa trong gói, nó sẽ không được truyền đi khi chưa biết được địa chỉ gốc.

Việc truyền các gói tin trong Switch Layer 2 diễn ra như sau: gói tin được gửi từ một Host với một đích đến được đánh dấu bằng một địa chỉ MAC hoặc địa chỉ IP của máy đích. gói tin được gửi đến Switch Layer 2 và được lưu trong bộ nhớ tạm của Switch. Switch Layer 2 sẽ đọc thông tin đích đến là địa chỉ MAC hoặc địa chỉ IP của máy đích, sau đó nó sẽ lọc dữ liệu từ một bảng địa chỉ MAC và địa chỉ IP có sẵn để biết máy đích nằm ở cổng nào và sẽ chuyển tiếp gói tin này đến đúng cổng có địa chỉ MAC của máy đích.

Việc thu thập và tạo bảng địa chỉ MAC và địa chỉ IP của Switch Layer 2 diễn ra như sau: khi mạng được khởi chạy, Switch layer 2 sẽ bắn một gói tin Broadcast tới tất cả host trong mạng. các host này sẽ có quyền tiếp nhận hoặc không tiếp nhận gói tin Broadcast trên. nếu Host tiếp nhận, sau đó bắn trả lại một gói tin trả về cho Switch layer 2 thì Switch sẽ thu thập được các thông tin như địa chỉ IP, địa chỉ MAC của Host này và lưu trữ chúng lại trên một bảng với mục đích sử dụng để truy xuất dữ liệu về địa chỉ IP hoặc địa chỉ MAC cho các lần truyển tiếp gói tin trong mạng.

Switch layer 2 là gì, Ích lợi của Switch Layer 2: Các thiết bị kết nối gián tiếp thông qua các port của switch Layer 2 Switch Layer 2 làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công (có thể đọc – ghi, nghe – nói) cùng lúc. Không cần phải chia sẻ băng thông. Các port của switch sẽ quyết định băng thông truyền đi như thế nào. Giảm tỷ lệ lỗi trong frame. Frame sẽ được kiểm tra lỗi. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward). Có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một mức ngưỡng nào đó. Một Switch Layer 2 đi kèm với các loại giao diện khác nhau như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… và nó cũng hỗ trợ giao tiếp full-duplex trên mỗi cổng của nó. Nó cũng tạo điều kiện mở rộng mạng và kết nối với phần còn lại của mạng thông qua các cổng tốc độ cao được gọi là các cổng uplink có thể được kết nối với các thiết bị chuyển mạch L2 khác hoặc các bộ định tuyến L3.

Switch layer 3 Là Gì ? Switch là gì – Switch layer 3 là gì ?

Switch layer 3 về cơ bản, là sự kết hợp khả năng định tuyến của Router và thêm vào Switch layer 2 tiêu chuẩn. Sự khác biệt chính giữa hoạt động chuyển tiếp gói tin của một bộ định tuyến và sự chuyển đổi lớp 3 là thực thi thực tế. Trong các router có mục đích chung, việc chuyển tiếp thường được thực hiện trong phần mềm chạy trên bộ vi xử lý hoặc bộ xử lý mạng , trong khi đó công tắc lớp 3 thực hiện cùng một hoạt động bằng phần cứng mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng chuyên dụng (ASIC).

Hoạt động của Switch Layer 3 chỉ dựa trên địa chỉ IP (đích) được lưu trữ trong tiêu đề của IP datagram. Sự khác biệt giữa chuyển đổi của Switch layer 3 và bộ định tuyến là cách thiết bị đang đưa ra quyết định định tuyến. Theo truyền thống, bộ định tuyến sử dụng bộ vi xử lý để đưa ra quyết định chuyển tiếp trong phần mềm, trong khi chuyển đổi chỉ thực hiện chuyển mạch gói dựa trên phần cứng (bằng ASIC chuyên dụng với sự trợ giúp của bộ nhớ địa chỉ ).Tuy nhiên, một số bộ định tuyến truyền thống có thể có các chức năng phần cứng tiên tiến cũng như trong một số mô hình cao cấp hơn.

Ưu điểm của Switch layer 3 Ưu điểm chính của switch layer 3 là tiềm năng cho độ trễ mạng thấp hơn vì gói tin có thể được định tuyến mà không cần phải thực hiện thêm bước nhảy mạng cho router. Ví dụ, kết nối hai phân đoạn riêng biệt (ví dụ VLAN ) với một bộ định tuyến cho một chuyển đổi lớp 2 tiêu chuẩn yêu cầu chuyển frame đến switch (L2 lớp đầu tiên), sau đó đến router (L2 lớp thứ hai), nơi gói tin bên trong khung được định tuyến (L3 hop) và sau đó quay trở lại công tắc (thứ ba L2 hop). Chuyển đổi lớp 3 hoàn thành nhiệm vụ tương tự mà không cần router (và do đó bổ sung) bằng cách tự định tuyến định tuyến, tức là gói được định tuyến đến mạng con khác và chuyển sang cổng mạng đích đồng thời.

Bởi vì nhiều thiết bị chuyển mạch layer 3 cung cấp chức năng tương tự như các bộ định tuyến truyền thống, chúng có thể được sử dụng như thay thế độ trễ thấp hơn, rẻ hơn trong một số mạng. Switch layer 3 có thể thực hiện các thao tác sau cũng có thể được thực hiện bởi các bộ định tuyến:

Core Switch Layer 3 là gì?

Switch Layer 3 là các thiết bị chuyển mạch thường được sử dụng cho các hệ thống Core hoặc Distribution để kết nối các switch access (switch layer 2) hoặc kết nối sang các mạng khác. Switch Layer 3 được thiết kế tuân thủ theo các quy chuẩn của lớp Network trong mô hình OSI.

Khi nào dùng Switch Layer 3?

Bạn có thể sử dụng Switch Layer 3 để xử lý các định tuyến liên VLAN và dùng tài nguyên của Router Gateway cho các hệ thống LAN – WAN và tường lửa khác. Thiết bị chuyển mạch lớp 3 bao gồm một số lượng lớn các chức năng yêu cầu khả năng hiểu thông tin địa chỉ IP của lưu lượng truy cập chuyển đổi.

Hệ thống Core Switch là gì?

Core Switch thường được gọi là lớp lõi và chúng phải chuyển mạch dữ liệu càng nhanh càng tốt, để làm được điều này thì chúng phải xử lý dữ liệu qua lớp phân phối (Distribution). Core Switch vận chuyển lượng lớn dữ liệu mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cao, độ chậm trễ tại lớp này ở mức độ rất nhỏ.

Switch Layer 3 có tác dụng gì?

Switch Layer 3 là thiết bị kết hợp chức năng của switch và router. Nói một cách đơn giản Switch Layer 3 là thiết bị chuyển mạch, hoạt động như một công tắc để kết nối các thiết bị trong cùng một hệ thống mạng LAN ảo (VLAN) với tốc độ rất nhanh và được tích hợp trí thông minh định tuyến IP.