Corticoid liều cao là gì

Corticoid là một loại thuốc hiệu quả trong điều trị nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài.

1. Corticoid là gì?

Corticoid (corticosteroid) là loại thuốc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Thuốc cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Vì corticoid giúp làm giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng, thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh như: hen suyễn, viêm khớp, lupus, dị ứng…

Corticoid tương tự như cortisol, một loại hormon được sản xuất tự nhiên bởi tuyến thượng thận của cơ thể. Cơ thể cần cortisol để khỏe mạnh. Cortisol đóng vai trò chính trong một loạt các quá trình trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và căng thẳng (stress).

2. Một số bệnh lý lâm sàng có thể cần dùng corticoid

Corticoid liều cao là gì

3. Các loại corticoid?

Corticoid có thể được dùng đường toàn thân hoặc tại chỗ.

Đối với đường dùng tại chỗ, thuốc tác động đến một vùng của cơ thể với các dạng dùng gồm:

- Kem bôi da.

- Thuốc nhỏ mắt.

- Thuốc nhỏ tai.

- Dụng cụ hít tác động trên phổi.

Corticoid liều cao là gì

Ảnh minh họa: Sử dụng corticoid dạng hít. Nguồn: Internet

Đối với corticoid tác dụng toàn thân, thuốc hấp thu vào máu và tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể. Đường dùng toàn thân bao gồm: đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.

Đối với corticoid dùng đường đặc biệt: chích nội khớp, tiêm quanh nhãn cầu

Lưu ý: tại Việt Nam, corticoid có thể có trong các sản phẩm như “thuốc gia truyền”, “cao, đơn, hoàn, tán” không nhãn mác…

4. Tác dụng phụ khi dùng corticoid?

Tùy thuộc vào đường dùng, liều lượng, thời gian điều trị và các loại hợp chất tổng hợp được sử dụng mà có nhiều tác dụng phụ khác nhau: ngắn là 7-14 ngày; dài là > 14 ngày.

Corticoid liều cao là gì

Ngày nay, việc sử dụng corticoid đang tăng lên rất nhiều mà có khi không cần bất kỳ đơn thuốc nào, mặc dù nó không phải là thuốc không cần kê đơn. Người bệnh và một số nhà thuốc đều xem corticoid là một thuốc giảm đau hiệu quả và do đó hay sử dụng thuốc khi có đau lưng hay đau khớp gối…Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các tác dụng phụ của việc sử dụng corticoid lâu dài.

5. Suy thượng thận do lạm dụng corticoid

Suy thượng thận là một trong những biến chứng đáng ngại nhất khi ngưng đột ngột corticoid sau một thời gian dài dùng thuốc.

Triệu chứng gợi ý suy thượng thận thường không điển hình như chán ăn, buồn nôn và sụt cân. Một số trường hợp nặng có thể gây ra suy thượng thận cấp với hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị bù corticoid kịp thời.

6. Các đối tượng đặc biệt cần cân nhắc khi sử dụng corticoid

Corticoid là một loại thuốc hiệu quả trong điều trị nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra những nguy cơ cho sức khỏe. Một số đối tượng cần cân nhắc khi kê đơn corticoid:

- Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề về tăng huyết áp và loãng xương (phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới).

- Trẻ em có thể bị còi cọc. Corticoid cũng có thể làm cho tình trạng bệnh sởi hoặc thủy đậu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn so với những trẻ không dùng corticoid.

- Phụ nữ cho con bú thận trọng khi sử dụng corticoid. Thuốc có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng hoặc các ảnh hưởng khác cho em bé.

Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý có thể bị ảnh hưởng do việc sử dụng thuốc này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào dưới đây:

- Herpes simplex nhiễm trùng ở mắt.

- Bệnh lao.

- Các vấn đề về dạ dày hoặc ruột.

- Bệnh đái tháo đường.

- Bệnh tăng nhãn áp.

- Huyết áp cao.

- Nhiễm nấm hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác.

- Bệnh lý tim, viêm gan, tuyến giáp hoặc thận.

- Mới trải qua phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng.

- Bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.

7. Một số lưu ý giúp giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc

Người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu tác dụng phụ do sử dụng corticoid sau khi trao đổi với bác sĩ điều trị

- Sử dụng liều lượng thấp hoặc ngắt quãng.

- Sử dụng corticoid tại chỗ nếu có thể.

- Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

- Ăn một chế độ ăn ít muối và/hoặc giàu kali.

- Giảm liều từ từ khi ngừng điều trị nếu bạn đã sử dụng corticoid trong thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có thời gian để điều chỉnh.

- Với thuốc corticoid đường uống: nên dùng thuốc sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa (kích ứng dạ dày).

- Nên súc miệng bằng nước, không nuốt sau mỗi lần dùng thuốc corticoid dạng hít để tránh tác dụng phụ đau họng, nấm miệng.

- Đối với thuốc corticoid bôi da: nên bôi một lớp mỏng trên vùng da bệnh, không bôi thuốc trên vùng da bị trầy xước.

* Điểm mấu chốt

Corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh có thể điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm khớp và lupus… Thuốc này bạn không nên tự ý mua và sử dụng vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hãy trao đổi với bác sĩ về ưu và nhược điểm của thuốc corticoid, các tình trạng hoặc bệnh khác mà bạn mắc phải và cách giúp giảm thiểu tác dụng phụ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/corticosteroids-what-are-they

Trần Viết Thắng, Lạm dụng thuốc corticosteroid và suy thượng thận do corticosteroid,Thời sự y hoc,2019,tr.38-41

DS. Lê Trương Quỳnh Ly

- Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115

Áp dụng liệu pháp corticosteroid liều cao (Pulse Steroid) trong điều trị bệnh viêm thị thần kinh cứu lại thị lực cho bệnh nhi 7 tuổi tại khoa Mắt – Bệnh viện đa khoa Đức Giang

I. Ca lâm sàng

- Bệnh nhân: N.Q.A, nữ, 7 tuổi, địa chỉ: Phúc Lợi - Long Biên - Hà Nội

- Lý do vào viện: nhìn mờ đồng thời cả 2 mắt.

- Bệnh sử: Trẻ bắt đầu thấy mắt tự nhiên nhìn mờ từ khoảng 1 tuần, 3 ngày gần đây thấy mắt nhìn mờ hẳn. Bắt đầu là mắt phải sau đó thấy mờ sang mắt trái. Ngoài ra trẻ không thấy biểu hiện đau nhức, cộm đỏ; không liên quan tới yếu tố chấn thương. Gia đình chưa điều trị gì cho cháu đến khám mắt tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.

Corticoid liều cao là gì

Ảnh minh họa

- Tiền sử bản thân: không có bệnh lý toàn thân và tại mắt nào đặc biệt.

- Tiền sử gia đình: khỏe mạnh

Khám: toàn thân bình thường

Tại mắt:

+ Thị lực: Mắt P: đếm ngón tay 1 mét; Mắt T: 1/10

+ Đo khúc xạ: có viễn thị nhẹ, thử kính lỗ không tăng

+ Khám bán phần trước bình thường

+ Soi đáy mắt: Gai thị phù nhẹ (MP phù hơn MT), không xuất huyết, mạch máu không giãn.

Trẻ được chẩn đoán: 2M Viêm thị thần kinh nguyên phát, thể không điển hình.

➔ Nhận thấy đây là một thể bệnh hiếm gặp, tiến triển nặng. Trẻ có nguy cơ bị mất thị lực cao có thể gây mù vĩnh viễn. Liệu pháp sử dụng Corticosteroids liều cao (Pulse Steroid) là lựa chọn cần thiết để cứu lại thị lực cho trẻ. Tuy vậy, nguy cơ biến chứng do thuốc lại rất cao nên mặc dù liệu pháp này đã được giới thiệu trên thế giới từ lâu nhưng việc áp dụng nó còn nhiều hạn chế do đặc điểm của các bệnh viện chuyên khoa Mắt tại Việt Nam không theo dõi sát được toàn trạng của người bệnh cũng như xử trí biến chứng sau khi điều trị.

Trước tính cấp bách của việc điều trị và cân nhắc sử dụng liệu pháp Corticosteroids liều cao cho bệnh nhi. Khoa mắt đã mời hội chẩn liên khoa: khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực Nhi, Khoa Dược để thống nhất điều trị cho bệnh nhi.

Kết quả điều trị:

- Sau ngày đầu điều trị: thị lực của bệnh nhân đã có dấu hiệu cải thiện: MP thị lực từ ĐNT 1m tăng lên ĐNT 3m.

- Sau 4 ngày điều trị thị lực đã có dấu hiệu cải thiện rõ rệt: MP thị lực từ ĐNT 3m đã tăng lên được 3/10 và MT thị lựu từ 1/10 đã tăng lên được 5/10.

- Sau 7 ngày điều trị thị lực MP 7/10, MT 8/10

→ Trong và sau quá trình điều trị bệnh nhân luôn được theo dõi, kiểm soát sát toàn trạng, đánh giá nguy cơ, biến chứng.

Định lượng Cortisol của bệnh nhi giảm mạnh gần về 0 ở ngày thứ 3 sau khi dừng điều trị tuy vậy đến ngày thứ 4, thứ 5 đã có dấu hiệu tăng dần và được cho ra viên.

- 1 tuần sau khi ra viện: thị lực MP: 9/10; MT: 10/10 và định lượng Cortisol đã trở về giới hạn bình thường.

Nhận xét: đây là ca bệnh điển hình, hiếm gặp. Được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nên đem lại hiệu quả cao, phục hồi được hoàn toàn thị lực cho người bệnh. Kết quả này thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa phòng trong bệnh và ưu thế của khoa mắt ở bệnh viện đa khoa trong điều trị Corticosteroid liều cao (hiện tại mới được áp dụng ở Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Lão khoa).

II. Liệu pháp Corticosteroids liều cao

Bệnh lý viêm thị thần kinh là một trong những bệnh lý gặp tương đối ít trên lâm sàng. Khám đánh giá phát hiện sớm là điều vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định đến kết quả điều trị. Sử dụng Corticosteroids tương đối trên lâm sàng. Nhưng với những trường hợp sử dụng liều cao thì cần phải có sự hỗ trợ từ các chuyên khoa khác nhau, đây là thuận lợi của các bệnh viện đa khoa.

Glucocorticoids được sử dụng chống viêm trong nhiều bệnh lý từ cách đây khoảng 50 năm [1]. Trong hầu hết các trường hợp có sử dụng Steroids thì việc dùng đường uống luôn được ưu tiên với liều nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo tình trạng bệnh thuyên giảm. Ca bệnh đầu tiên được sử dụng tiêm Steroids liều cao vào năm 1969 khi đó việc sử dụng đạt được thành công nhằm mục đích chống lại việc thải ghép thận. Sau đó hàng loạt các trường hợp như bệnh lý về thận, bệnh tự miễn cũng đã được áp dụng liệu pháp Steroid liều cao.

Liệu pháp Steroids liều cao được biết như là việc điều chỉnh liều dược lý của thuốc nhằm tăng cường khả năng điều trị, giảm thiểu các tác dụng phụ do thuốc [2]. Theo khuyến cáo, liều trung bình ở người lớn từ 1-2g Methyl Prednisolone, trẻ em từ 20-30 mg/kg sử dụng trong 1 lần (pulse) [3], được truyền trong 20-30 phút, tuy nhiên khi truyền nhanh dễ gây rối loạn huyết động vì vậy MethylPrednisolon nên được pha với 150-200 ml Glucose 5% truyền chậm trong 1-3h [4]. Liều tiếp có thể cách sau 24-28h, thường dùng từ 3-6 liều “pulse”, về sau có giữa các liều có thể tăng dần khoảng cách 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng [5].

Tiêm Steroid liều cao thường có liên quan đến các biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ nhỏ khi truyền với tốc độ tương đối nhanh thì dễ gây hạ huyết áp trung bình. Hầu hết ảnh hưởng ở trẻ sau thời gian tiêm lại có tình trạng tăng cung lượng tim dẫn đến tăng huyết áp, điển hình dễ nhận thấy ở trên trẻ bị lupus ban đỏ. Ngoài ra còn có các biến chứng như rối loạn tâm thần kinh (rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính cách, rối loạn hành vi), tăng đường huyết, hạ Kali máu, rối loạn điện giải, sốc mặc dù đã được truyền trước đó bình thường, vấn đề này thường có liên quan đến quá trình Succinate ester của MethylPrednisolone [6]. Do vậy mà bệnh nhân cần được theo dõi sát tình trạng toàn thân trong suốt quá trình điều trị, cần phối hợp của cả bác sĩ chuyên khoa mắt và các bác sĩ của các chuyên khoa khác trong việc xử trí các biến chứng có thể xảy ra.

Ngày đăng: 21/08/2018

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Phòng Chỉ đạo tuyến

28/03/2022 / benhvienducgiang

Ảnh lãnh đạo khoa phòng:BSCKI. Trần Anh Long - TP. Chỉ đạo tuyếnII. Thông tin chung:1. Tên khoa/ phòng: Chỉ đạo tuyến-Số điện thoại/ Email: Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………2. Lịch

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức lễ kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam

25/03/2022 / benhvienducgiang

Nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò của những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực hoạt động công tác xã hội bệnh viện trong thời gian qua, đồng thời truyền cảm hứng hoạt động xã hội cho toàn thể nhân viên bệnh viện;

Giảm thiểu tác động của COVID-19, tăng cường phát hiện bệnh lao

24/03/2022 / benhvienducgiang

Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới với hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết vì căn bệnh này.Lao vẫn là một trong những căn bệnh

Hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sỹ y khoa

15/03/2022 / benhvienducgiang

Bệnh viện đa khoa Đức Giang xây dựng kế hoạch hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa như sau:

PHÒNG CÔNG TÁC XÃ HỘI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

29/03/2022 / benhvienducgiang

1.Địa chỉ:Phòng A724 Tầng 7 nhà A – Bệnh viện đa khoa Đức Giang – số 54 Trường Lâm – Đức Giang – Long Biên – Hà Nội2.Điện thoại:09869535053.Email:ản trị Fanpage:https://www.facebook.com/BenhviendakhoaducgiangVà

Tin đã đăng

Corticoid liều cao là gì

PHÒNG CÔNG TÁC XÃ HỘI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

29/03/2022

Corticoid liều cao là gì

Bệnh viện đa khoa Đức Giang triển khai Phòng khám Hậu COVID-19

22/01/2022

Corticoid liều cao là gì

Hội nghị Tổng kết công tác Chăm sóc người bệnh năm 2021

20/01/2022