Cột chống tạm kingpost là gì năm 2024

Cột chống tạm kingpost là gì năm 2024
kingpost_top-down 02

04-28-2008, 06:07 PM

Phoenix vbmenu_register("postmenu_5503", true); Super Moderator II Tham gia: Nov 2007 Nơi ở: HoChiMinh City Số bài: 434 Thanks: 9 Được cám ơn 128 lần

Phương pháp Bottom Up trong thi công xây dựng nhà có tầng hầm Công nghệ thi công tầng hầm trải qua thời gian đã có những bước tiến khá rõ rệt. Ban đầu khi làm tầng hầm thì chúng ta chỉ đơn giản là đào một hố đào hở sâu bằng chiều cao tầng hầm mà chúng ta cần làm, nhưng chúng có nhược điểm là diện tích đào đắp quá lớn, không thi công được sâu. Nói chung hoàn toàn không khả thi lắm cho việc XD tầng hầm. Vì mấu chốt của vấn đề thi công tầng hầm là chúng ta phải giải quyết các vấn đề về hố móng sâu, đây là một việc vô cùng phức tạp, đòi hỏi người kỹ sư thiết kế cũng như thi công phải có nhiều kinh nghiệm.Và một kỷ nguyên xây dựng tầng hầm đã ra đời, đó chính là sự ra đời của "Tường chắn đất" (Diaphgram wall), nó đã giải quyết gần như trọn vẹn những vấn đề của chúng ta về hố móng sâu. Thật ra tường chắn đất chính là việc ghép nối các cọc barret thành một dãy liên tục. Công nghệ thi công cọc Barret mình đã thảo luận ở đề tài trước rồi, nên hôm nay mình không nhắc lại về nó nữa, mà mình sẽ đi sâu về "Công nghệ Bottom Up trong thi công xây dựng tầng hầm"Có lẽ chúng ta đều quen thuộc với công nghệ thi công Top Down. Để hiểu thêm về Top Down các bạn vào link sau tham khảo nhé: . Nếu các bạn chưa biết về Top Down thì các bạn nên tìm hiểu thêm về Top Down thì mới có thể hiểu được bài thảo luận này! Top Down có nghĩa là các bạn thi công tầng hầm từ trên xuống dưới. Vậy còn Bottom Up là gì?Bottom Up có nghĩa là các bạn vẫn thi công tầng hầm y như phương pháp Top Down vậy, nhưng có 1 cái khác là trong khi thi công tầng hầm thì vẫn thi công kết cấu bên trên. Vì thế mà nó đẩy tiến độ công trình của chúng ta lên rất nhiều. Một con số thực tế cho các bạn dễ hình dung, thông thường tốc độ xây dựng bên trên gấp 1,5 lần tốc độ xây dựng bên dưới. Có nghĩa là nếu bạn làm được 3 tầng hầm thì bên trên đã là được 5 tầng; 6 tầng hầm thì bên trên đã hoàn thành 10 tầng. Rất ấn tượng phải không các bạn Sơ lược về Bottom Up như vậy là được rồi, sau đây mình xin đưa lên những hình ảnh của một công trình ở Nga, do là tài liệu của Nga nên mình ko đọc được. Mình xin đưa hình ảnh lên và trình bày những gì mà mình hiểu được, sau đó các bạn cùng thảo luận để chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về một vấn đề khá là lý thú này nhé!Cũng như PP Top Down, công việc đầu tiên là tiến hành thi công hệ thống tường vây Barret, và đây chính là thiết bị thi công tường vây quen thuộc Các bạn có thể dễ dàng nhận ra đây chính là cốt thép của cọc Barret, nhưng mình muốn các bạn thấy điều này, các bạn hãy chú ý chỗ giữa lồng thép, có một miếng mốp màu trắng. Tác dụng của nó là gì vậy?Đây là một giải pháp rất hay của các KS người Nga, nó là giải pháp liên kết giữa sàn tầng hầm và tường vây. Thông thường ở những vị trí đó chúng ta đặt thép sẵn bên trong, khi thi công sàn thì chúng ta đập bỏ phần bê tông tường vây ra, bẻ quặt thép ra, nối với cốt thép sàn và đổ bê tông. Nhưng biện pháp này có một nhược điểm đó là việc bẻ thép ra vô như vậy sẽ ảnh hưởng tới cường độ của thép rất nhiều. Để khắc phục tình trạng đó thì người ta lại nghĩ ra một phương pháp khác đó là cứ đổ toàn bộ, khi thi công sàn thì chúng ta khoan tường vây, đưa thép sàn vào lỗ khoan đó, phun sika hay bê tông cường độ cao cùng với phụ gia trương nở vào. Nói chung thì khá hơn phương pháp ban đầu nhưng nó lại khó khăn trong thi công, vì khoan tường vây mà kéo thép vào trong đâu phải chuyện đùa. Chính vì vậy mà các KS người Nga đã dùng miếng mốp (xốp) đó, khi thi công tường barret thì chúng ta cứ đổ BT bình thường, khi làm sàn thi tới vị trí đó chúng ta moi miếng xốp ra, thế là chúng ta có chỗ để luồn thép vào liên kết với tường vây rồi. Rất đơn giản mà hiệu quả phải không các bạn. Các bạn nên nhớ kỹ một điều, BT chèn vô phải là BT có cường độ cao hơn, và phải kèm phụ gia trương nở.Sau khi thi công xong hệ thống tường vây thì đến việc thi công hệ thống cọc khoan nhồi cho công trình (tùy vào thiết kế, cũng có thể dùng cọc barret làm móng cho công trình). Có lẽ thi công cọc khoan nhồi quá quen thuộc cho chúng ta rồi, nên mình không trình bày ở đây. Cái mà mình muốn nhấn mạnh ở đây, gần như nó là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt trong suốt quá trình xây dựng tầng hầm bằng PP Top Down hay Bottom Up, đó là hệ thống cột chống (king post). Nó được thi công cùng lúc với cọc khoan nhồi. nó được cắm vào cọc khoan nhồi 1 đoạn, nó có tác dụng là cột chống tạm cho các sàn tầng hầm của chúng ta trong quá trình thi công, vì lúc thi công sàn tầng hầm, chúng ta chưa thể làm cột cho chúng được, tất cả phải nhờ các cột chống tạm này gánh hết. Cấu tạo bên trong King Post, ở đây người ta dùng ống thép nhồi Bê tông để làm cột chống tạm, ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng thép hình, tùy thuộc vào tải trọng mà King Post phải chịu. Các bạn có thể thấy rất rõ là ống thép được nối vô lồng thép của cọc khoan nhồi một đoạn, đây chính là đoạn ngàm của King Post trong cọc khoan nhồi. King post được hạ xuống, và đang được treo trên trên ống vách của cọc khoan nhồi Kiểm tra độ thẳng đứng của King Post Đổ BT cho cọc khoan nhồi và King Post. Một King Post đã được hoàn chỉnh Sau khi thi công xong hệ thống cột chống tạm, thì bắt đầu thi công sàn tầng hầm, sàn này đổ ngay trên mặt đất mà ko cần dùng copha. Đây chính là ưu điểm, vì chúng ta thi công sàn mà không cần dùng copha và giáo chống, tiết kiệm được chi phí rất nhiều, mà còn nhanh nữa. Nhưng các bạn phải lưu ý rằng, do chúng ta dùng mặt đất làm copha cho sàn nên chúng ta phải đầm nén đất thật tốt, tạo cho nó một mặt phẳng, tránh hiện tượng khi đổ Bt thì đất bị trồi sụt, dẫn đến chất lượng bề mặt BT sàn của chúng ta kém. Và một điều nữa, đó là không nên dùng copha trong trường hợp này, chỉ nên lót giấy cho mặt đáy thôi, copha chỉ làm thành cho sàn, chứ không nên làm cho đáy, vì vừa hao tốn mà lại sai nguyên tắc an toàn, nếu dùng ván cho copha đáy, khi chúng ta đào xuống phía dưới, copha này sẽ rớt xuống đầu công nhân, gây ra tai nạn rất nguy hiểm. Xem hình sau các bạn sẽ hiểu rõ. Các bạn thấy không, các miếng giấy mà chúng ta lót rớt xuống đó, nếu là ván gỗ thì điều gì sẽ xảy ra? Tạm thời mình dừng ở đây, cho các bạn tiện thảo luận, trình bày một lượt sẽ rất khó thảo luận, vì đây là một vấn đề hết sức phức tap. Các bạn cứ thoải mái thảo luận, có câu hỏi nào cứ hỏi, mình sẽ trả lời các bạn ngay Sau khi các bạn thông suốt hết những vấn đề mà mình vừa trình bày thì mình sẽ trình bày tiếp phần sau. Còn nhiều vấn đề để thảo luận lắm Phoenix - Nguyễn Duy Minh __________________ Hãy liên lạc với chúng tôi khi cần sự giúp đỡ Phoenix - Nguyễn Duy Minh thay đổi nội dung bởi: Phoenix, 05-08-2008 lúc 08:46 PM. source

Xem hình cỡ đầy đủ.i297.photobucket.com/.../Picture8.jpg800 x 599 - 146kHình ảnh có thể thu nhỏ lại và tuỳ thuộc vào bản quyền của hình ảnh Loại bỏ KhungKết quả tìm kiếm hình ảnh » Dưới đây là hình trong khung cảnh nguyên trên trang: www.diendanxaydung.vn/showthread.php?t=

Wednesday July 30, 2008 - 02:33pm (ICT) Permanent Link kingpost_top-down 01

10

05-13-2008, 10:47 AM

Phoenix vbmenu_register("postmenu_6218", true); Super Moderator II Tham gia: Nov 2007 Nơi ở: HoChiMinh City Số bài: 434 Thanks: 9 Được cám ơn 128 lần

Những hình ảnh tiếp theo về công nghệ Bottom Up Hình ảnh máy đào hoạt động phía bên dưới thông qua một khoảng trống chừa sẵn lúc thi công sàn! Đất đào được dồn về lỗ trống nhờ máy ủi... ...và được gầu ngoạm cẩu đất lên phía trên đổ lên xe chở ra khỏi công trường! Các bạn có thể nhìn thấy rất rõ các Kingpost và liên kết giữa chúng với sàn hầm. Chi tiết cấu tạo cốt thép của Kingpost và sàn hầm. Các bạn có thể thấy rõ là có 1 cách vòng đai ôm lấy cái Kingpost, trên vành đai đó có các bản mã được hàn rất chắc chắn, từ các bản mã đó các cốt thép được hàn ra bên ngoài rồi liên kết với cốt thép sàn! Thi công vách cứng, tương tự như vách cứng phía trên. Cốt thép chờ của tầng hầm. Công nhân đang làm phẳng và chặt nền đất, chuẩn bị làm tầng hầm tiếp theo. Thi công chấm thấm vách tầng hầm. Trong lúc tầng hầm đang được thi công bên dưới thì bên trên vẫn thi công bình thường. Các bạn có thể thấy tốc độ của phương pháp thi công này kinh khủng không!Đến đây có lẽ phần nào các bạn đã nắm được phương pháp thi công này rồi. Mình xin mời các bạn hãy thảo luận về phương pháp này. Mình cũng xin gợi ý hai câu hỏi cho các bạn suy nghĩ: Câu 1: Dường như kết cấu quan trọng nhất của PP thi công Top Down hay Bottom Up đều là ở Kingpost, nhờ nó thì mới có thể thi công sàn và kết cấu bên trên được. Vậy thì vấn đề đặt ra là sau khi thi công xong, chúng ta có thể có cách nào thu hồi lại Kingpost này được không? Vì nếu thu hồi được sẽ tiết kiệm chi phí cho công trình rất nhiều!Câu 2: Top Down hay Bottom up thì đều phải chừa lỗ cho máy đào và máy ủi xuống đào đất. Nhưng trong quá trình thi công các công trình thì gặp 1 trường hợp sau: phía dưới là lớp đất bùn dày khoảng 4-5m. Vậy thì làm sao có thể cho máy đào xuống được, vừa thả máy xuống là nó ngập hết vào bùn rồi, làm sao mà đào bây giờ? Giải pháp nào cho vấn đề này?Mong các bạn có kinh nghiệm hãy cùng nhau đề ra các giải pháp cho vấn đề hóc búa này!Thân chào các bạn! __________________ Hãy liên lạc với chúng tôi khi cần sự giúp đỡ Phoenix - Nguyễn Duy Minh thay đổi nội dung bởi: Phoenix, 05-13-2008 lúc 11:47 AM. source

Xem hình cỡ đầy đủ.i297.photobucket.com/.../Picture8.jpg800 x 599 - 146kHình ảnh có thể thu nhỏ lại và tuỳ thuộc vào bản quyền của hình ảnh Loại bỏ KhungKết quả tìm kiếm hình ảnh » Dưới đây là hình trong khung cảnh nguyên trên trang: www.diendanxaydung.vn/showthread.php?t=3950