Đặc điểm của vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là gì

Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc.

– Phạm vi: Nằm ở phía nam sông Cả đến đèo Hải Vân.

– Đặc điểm chung: Gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc- đông nam, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa.

– Các dạng địa hình chính.

+ Phía bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình. Phía nam là vùng núi Thừa Thiên-Huế .

+ Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với vùng Nam Trường Sơn và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương bắc xuống phương nam.

Đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn.

– Phạm vi: Phía Nam Bạch Mã đến vị tuyến 110B.

– Đặc điểm chung: Gồm các khối núi và cao nguyên, theo hướng bắc – tây bắc, nam -đông nam.

– Các dạng địa hình chính.

+ Phía đông: Khối núi Kon Tum và khối núi cực nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng, nâng cao.

+ Phía tây là các cao nguyên KonTum, Plâycu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông bề mặt rộng lớn, bằng phẳng từ 500-800-1000m.

– Sự bất đối xứng giữa hai sườn đông tây rõ hơn ở Bắc Trường Sơn.

So sánh đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

Đặc điểmTrường Sơn BắcTrường Sơn Nam
Phạm viTừ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.Phía Nam dãy Bạch Mã.
Độ cao– Thấp, hẹp ngang.
– Cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
– Phía đông là các khối núi cao, đồ sộ với những đỉnh núi cao trên 2000m; phía tây là các cao nguyên ba dan cao 500- 800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
Hướng địa hìnhCác dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc – Đông NamBắc – Nam, cùng với Trường Sơn Bắc tạo thành vòng cung lớn.
Độ nghiêngTây – ĐôngCó sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông Tây. Sườn đông dốc dựng bên dải đồng bằng ven biển. Sườn tây tương đối bằng phẳng.

Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

Đây không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc:

Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là:

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

Theo nguồn gốc  hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại:

Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:

Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của nước ta chủ yếu là do

Địa hình nước ta nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp vì

Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của

Hạn chế lớn nhất của vùng đồi núi đá vôi nước ta là

Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là

Điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do

Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phíaĐôngcủaTây Nguyên, chạy dài từ khối núiNgọc Linhđếnmũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam làkhối núi Ngọc Linh,dãy núi An Khê,Chư Đju,Tây Khánh Hòa,Chư Yang Sin.

Trắc nghiệm: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Đồi núi thấp chiếm phần lớndiện tích.

B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng.

C. Hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. Cao nhất nước ta.

Trả lời

Đáp án đúng: B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng.

Đặc điểm đúng với vùng núi Trường Sơn Nam là: Có nhiều cao nguyên xếp tầng

Giải thích lý do chọn đáp án B

Vùng núi Trường Sơn Nam

- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

- Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Giới thiệu về dãy núi Trường Sơn Nam

Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phíaĐôngcủaTây Nguyên, chạy dài từ khối núiNgọc Linhđếnmũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam làkhối núi Ngọc Linh,dãy núi An Khê,Chư Đju,Tây Khánh Hòa,Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từQuảng NamđếnNha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào làKhối nâng KontumhayTây Nguyên.

Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm:Ngọc Linh(2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.

Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam Trường Sơn rất đa dạng. Dãy Trường Sơn Nam còn chạy theo hướng Tây Nam.

>>> Xem thêm: Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí?

2. Sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

- Về độ cao:

+ Trường Sơn Bắc là khu vực núi thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

+ Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ (khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ). Nhiều đỉnh núi trên 2000 m nghiêng về phía đông.

- Hướng các dãy núi:

+ Trường Sơn Bắc: Hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ đạo, một số dãy núi hướng Tây – Đông (dãy Hoành Sơn).

+ Trường Sơn Nam: Là hệ thống cánh cung lớn được hợp bởi 3 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam, Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam; cánh cung lưng lồi ra biển Đông, ôm lấy các cao nguyên rộng lớn phía tây.

3. Đặc trưng của địa sinh thái Trường Sơn Nam

Đỉnh núi Trường Sơn nam uốn cong sát biển tạo ra 2 sườn Đông và Ttay khác hẳn nhau: sườn phía Đông của Trường Sơn Nam rất dốc, đặc trưng bởi các dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Các đỉnh núi của Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598 m) cao nhất Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác

Tây Nguyên.Với các cao nguyên như Kontum, Gialai, Đăklăk, Đăk Nông, Lâm Đồng tạo thành sườn thoải phía Tây

Trường Sơn Nam lại là vương quốc của đá hoa cương với các sườn núi trơ trụi, đầy những tảng đá khổng lồ, hình tròn, tím xanh, nằm lô nhô, ngổn ngang từ chân đến đỉnh núi. Phân dị mùa khô mùa mưa điển hình làm xuất hiện một hệ sinh thái rừng khộpđặc biệt và duy nhất ở Đông Nam Á, riêng Tây Nguyên diện tích rừng khộp tổng cộng đến 500.000 ngàn ha:.

Các vùng rừng núi và rừng pơ mu quanh các khu bảo tồn thiên nhiênKon Ka Kinh,Kon Cha Rang(Gia Lai), vùng rừng tự nhiên tại các huyệnĐắk Tô,Kon Plong,Đắk Glei(Kon Tum), vẫn còn hổĐông Dương, hươu vàng, mangTrường Sơn, vượn đen má hung, các loài chim cao nguyênKon Tum.

Gồm các khối núi và cao nguyên.

Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc bên dải đồng bằng ven biển.

Tương phản với địa hình núi phía đông là các bề mặt cao nguyên badan xếp tầng (Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh) và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây tạo nên sự bất đốì xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây của vùng Trường Sơn Nam.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?

Xem đáp án » 02/06/2020 17,915

Nêu đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.

Xem đáp án » 02/06/2020 15,523

Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc.

Xem đáp án » 02/06/2020 13,429

Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc

Xem đáp án » 02/06/2020 9,491

Nêu đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa.

Xem đáp án » 02/06/2020 7,169

Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta.

Xem đáp án » 02/06/2020 6,095