Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của việt nam năm 2024

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới. Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là 526 USD/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Mặt hàng gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%. Thị trường gạo xuất khẩu những năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên có nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không thuận lợi nhưng giá gạo xuất khẩu tăng do những năm gần đây xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng trung bình và thấp.

Việc triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Việc ký nhiều hiệp định thương mại mang tầm chiến lược lớn như CPTPP, EVFTA đã tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá, trong đó việc thuế suất giảm bằng 0% đã tạo sức cạnh tranh tốt cho Việt Nam. Theo cam kết Hiệp định EVFTA, phía EU dành cho Việt Nam mức hạn ngạch 80.000 tấn/năm miễn thuế. Đây được xem là cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh các mặt hàng gạo đặc sản và có chất lượng cao đáp ứng chuẩn khá cao vào một số thị trường.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế cạnh tranh có sẵn như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và xuất khẩu, những năm gần đây đã tạo ra một số giống lúa mới góp phần đẩy mạnh giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều hạn chế từ giống, kỹ thuật, chăm sóc cho đến thu hoạch, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ.

Trong thời gian tới, cần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về sản xuất, về thị trường tiêu thụ đã được tạo ra trong thời gian qua, mở rộng thị trường mới, nâng cao hiệu quả chung của ngành gạo, khai thác hiệu quả những cơ hội của quá trình hội nhập, tạo bước tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây

Trong những năm vừa qua quy mô và kim ngạch xuất khẩu gạo có xu hướng gia tăng. Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 5,8 triệu tấn năm 2017 lên 6,2 triệu tấn năm 2021, chiếm bình quân hơn 12% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng từ 2,63 tỷ USD năm 2020 lên 2,88 tỷ USD năm 2021; 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1,19 tỷ USD. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2021 tăng 9,75% so với năm 2020.

Hiện nay, giá xuất khẩu có xu hướng tăng lên, năm 2021 giá xuất khẩu bình quân là 526 USD/tấn, mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan.

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước

Đơn vị: Nghìn USD

TT

Tên nước

Năm 2020

Năm 2021

5 tháng đầu năm 2022

1

Angiêri

274,43

0

73,14

2

Ăngôla

1.683,95

918,19

221,34

3

Arập xê út

19.222,31

19.101,53

10.376,61

4

Ba Lan

5.208,64

7.747,28

1.697,62

5

Bănglađét

341,49

32.206,78

504,34

6

Bỉ

268,14

2.045,44

516,46

7

Bờ biển Ngà

207.518,98

218.346,17

117.956,29

8

Brunây

136,10

0

0

9

Tiểu vương quốc

A Rập

25.000,29

28.541,69

13.461,67

10

Chi lê

841,69

301,35

98,21

11

Đài Loan

11.270,08

9.325,63

4.169,83

12

Gana

282.293,42

393.618,31

80.490,51

13

Hà Lan

4.472,02

6.779,00

3.142,32

14

Hoa Kỳ

13.941,34

11.722,29

9.883,42

15

Hồng Kông

50.180,37

50.444,12

16.070,27

16

Indonexia

49.949,48

32.949,12

11.199,61

17

Irăc

47.610,00

0

0

18

Malaysia

237.314,41

141.859,97

74.446,49

19

Môdambic

30.367,35

36.216,98

13.708,76

20

Nam Phi

3.430,98

4.404,01

1.743,74

21

Nga

3.798,85

1.568,15

804,51

22

Australia

18.634,46

28.038,15

11.527,93

23

Pháp

2.114,08

2.558,82

1.226,92

24

Philippin

1.056.276,42

1.253.143,32

589.808,68

25

Singapore

60.945,37

67.034,83

19.703,31

26

Tanzania

8.756,25

4.603,47

2.422,49

27

Tây Ban Nha

806,08

417,80

502,24

28

Thổ Nhĩ Kỳ

958,65

1.077,56

30,95

29

Trung Quốc

463.030,98

522.724,29

203.340,95

30

Ucraina

1.710,92

960,86

90,45

31

Xênêgan

15.029,75

529,29

511,05

Tổng KNXK

2.623.387,30

2.879.184,40

1.189.730,11

Nguồn: Tổng cục Hải Quan năm 2022

Những năm gần đây, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, với các mặt hàng gạo xuất khẩu chủ yếu như gạo thơm các loại, gạo cao cấp, gạo nếp, gạo janopica…Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc nâng cao chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc và hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các thị trường xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đưa vào các giống lúa đạt chuẩn, cải tiến dây chuyền công nghệ xay xát, chế biến.

Do vậy, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các loại gạo có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng các loại gạo phẩm cấp thấp. Sự chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu gạo khá rộng và đa dạng, cơ cấu thị trường có xu hướng chuyển dịch sang các thị trường Châu Âu, Châu Phi, giảm tỷ trọng thị trường Châu Á. Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang 31 thị trường các nước, sang năm 2021 giảm còn 28 thị trường và năm 2022 là 29 thị trường các nước trên thế giới. Gạo được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines với giá trị kim ngạch 1.056,28 triệu USD, tiếp theo là Trung Quốc 463,03 triệu USD; Ga Na 282,29 triệu USD; Malaysia 237,32 triệu USD; Bờ biển Ngà 207,52 triệu USD…

Ngày 15 tháng 8 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, cùng với Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”. Việc ban hành và thực thi Nghị định 107 được đánh giá là bước tiến mới về thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu theo hướng mở, xây dựng thể chế, tạo ra môi trường minh bạch, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo. Chính sách thông thoáng đã tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường mà không cần ủy thác qua doanh nghiệp khác, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đang có nhu cầu tiêu thụ lớn từ các thị trường như Trung Quốc, EU, Châu Phi, Tiểu vương quốc A rập thống nhất, Arập Xêút, Hồng Kông, Đài Loan…

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội thị trường, duy trì các thị trường truyền thống và mở rộng ra các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại mặt hàng gạo thông qua các Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia, Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các Hội chợ triển lãm về nông sản, gạo ở nước ngoài, tìm kiếm đối tác nhập khẩu, đồng thời tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam trong thời gian tới.