Việc đánh giá phân luồng gia o du c năm 2024

Sự di cư của lao động nông thôn ra thành thị gây ra tình trạng thiếu việc làm cho thành thị và thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư năm 2020 khoảng 9,82%, cao hơn 4,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên (2,25%). Trong tình hình dịch bệnh và làn sóng chuyển đổi số của doanh nghiệp, người lao động không có chuyên môn kỹ thuật trở thành yếu thế và thất nghiệp cao.

Lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao ở các vùng kinh tế, như vùng núi phía bắc, Tây nguyên và nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

Theo các chuyên gia về lao động và việc làm, mỗi năm bổ sung khoảng 500.000 người lao động không có chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các nguồn như: học sinh (HS) tốt nghiệp THCS, THPT tham gia lao động; HS bỏ học ở trung học, bỏ học ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề và sinh viên đại học thôi học giữa chừng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Bất cập trong công tác hướng nghiệp, phân luồng

Người lao động có bằng, chứng chỉ nghề nhưng năng lực chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, khó tìm việc làm, thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Công tác giáo dục hướng nghiệp tại một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên, đồng bộ; nội dung, phương pháp còn đơn giản, chưa thích ứng kịp với sự phát triển và nhu cầu của xã hội, thông tin về thị trường lao động đến HS còn ít. Trường học thiếu GV hướng nghiệp, thiếu xưởng trường, vườn trường, phòng thiết bị công nghệ... nên hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khó khăn, chủ yếu cho HS học nghề phổ thông hoặc phối hợp với các trường ĐH, CĐ về tư vấn tuyển sinh.

Liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và người sử dụng lao động còn thiếu sự gắn kết; chưa có chế tài đào tạo theo địa chỉ, đặt hàng của nhà nước hoặc doanh nghiệp nên chưa thu hút HS tham gia học nghề. Sự phối hợp giữa trường nghề và các trung tâm GDNN-GDTX khó khăn; trường nghề chưa được phép dạy văn hóa để HS thi tốt nghiệp THPT, trong khi Bộ GD-ĐTchưa ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động trung tâm GDNN-GDTX.

Tâm lý của đại bộ phận người dân vẫn coi trọng bằng cấp, trường THCS, THPT chú trọng thành tích HS vào lớp 10 THPT, vào ĐH, chưa quan tâm đúng mức đến bộ phận không đỗ THPT và ĐH; tỷ lệ HS chọn ngành, chọn nghề chưa đúng sở trường, năng lực của bản thân, chưa phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển nghề nghiệp của xã hội còn rất cao; sinh viên tốt nghiệp ĐH không tìm được việc làm còn nhiều, tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong xã hội vẫn phổ biến.

Thay đổi quan niệm để dễ dàng chuyển đổi công việc

Cần đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức rằng người lao động trong xã hội ngày nay không chỉ biết một nghề mà nhiều nghề để dễ dàng chuyển đổi việc. Quan niệm rằng “học dở mới học cao đẳng, trung cấp" đã lỗi thời. GDNN đi theo con đường đào tạo kỹ năng nghề với thời lượng thực hành cao, học viên ra trường giỏi tay nghề, dễ nắm bắt công việc nên rất được doanh nghiệp ưa chuộng, nhu cầu tuyển người cao.

Thực hiện thông tin đầy đủ về nhu cầu và sự cần thiết của lao động có tay nghề thông qua phần mềm tư vấn hướng nghiệp trực tuyến.

Nâng cao chất lượng dạy nghề đối với các trường nghề và các trung tâm GDNN-GDTX, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và của các ngành kinh tế, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và số lao động về quê sinh sống do đại dịch.

Xây dựng hệ thống cơ quan làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo quốc gia, cơ cấu trình độ đào tạo theo vùng miền, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Kết quả phân luồng còn xa với chỉ tiêu

Cho đến nay, hầu hết địa phương trong cả nước ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Các địa phương đã lấy chỉ tiêu quốc gia làm chỉ tiêu của địa phương mình. Theo đó, đến năm 2025, HS tốt nghiệp THCS học sơ cấp, trung cấp nghề là 40% (vùng khó khăn là 30%), 40% HS tốt nghiệp THPT học cao đẳng nghề (vùng khó khăn là 35%).

Tuy vậy, kết quả đạt được về phân luồng ở các địa phương vẫn thấp. Trên phạm vi toàn quốc có khoảng 75 - 85% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT (công lập và tư thục), gần 10% học ở các trung tâm GDNN-GDTX, 10% tham gia học sơ cấp, trung cấp nghề và 7% trực tiếp tham gia lao động.

Với TP.HCM, có nhiều tiến bộ trong công tác phân luồng sau THCS, tỷ lệ HS vào THPT ngày càng giảm: năm 2014, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS học lớp 10 THPT đạt 86,03%, năm 2015 đạt 81,09%, năm 2019 đạt 76,85%, có gần 10.000 HS tốt nghiệp THCS lựa chọn theo học sơ cấp và trung cấp nghề.

Vài năm trở lại đây, công tác tuyển sinh cấp THPT không chỉ trở thành đề tài nhận được sự quan tâm của phụ huynh mà còn là vấn đề khiến giáo viên bối rối, đặc biệt ở khâu tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

Việc đánh giá phân luồng gia o du c năm 2024
Giáo viên loay hoay với bài toán phân luồng học sinh (ảnh minh hoạ). Ảnh: Minh Hà

Phụ huynh bối rối trước bài toán định hướng cho con

Ngay từ khi con vào học cấp hai, chị Nguyễn Lan Hương - phụ huynh có con học lớp 9 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã nhen nhóm nỗi sợ khi nghe các phụ huynh khác nói về "cuộc chiến" của tuyển sinh đầu cấp. Cho đến khi con tham gia vào việc học, chị Hương mới bắt đầu thấm thía áp lực này.

Trao đổi với Báo Lao Động, chị Lan Hương tâm sự: “Dù gia đình đã cố gắng tạo động lực cho con, có cả bạn bè giúp đỡ, học thêm nhưng việc học cũng không được cải thiện. Bước vào giai đoạn cuối cấp, vợ chồng tôi rất lo cho con”.

Biết được năng lực của con, hai vợ chồng chị Hương sớm đã có những định hướng riêng phù hợp nhất với khả năng hiện tại của con.

“Tôi đã cùng con tìm hiểu trước một số trường THPT dân lập trên địa bàn và quy trình chuẩn bị thủ tục hồ sơ. Theo nguyện vọng của con và gia đình, tôi quyết định khi con học xong cấp 2 sẽ đăng ký cho con vào học trường dân lập” - chị Hương chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh với chị Hương, anh Trần Đức Ninh - phụ huynh tại quận Đống Đa (Hà Nội) cũng cho rằng, trước những khó khăn trong học tập của con, thay vì chọn trường công lập có chi phí quá cao so với kinh tế gia đình, anh Ninh đã tìm hướng đi mới, cho con học trường nghề mình mong muốn.

“Với các trường dân lập hiện nay, chi phí học tập gia đình tôi không có khả năng lo cho cháu được, tôi đã nhờ trường, giáo viên tham vấn trường nghề phù hợp với con.

Hy vọng sau khi học xong cấp 2, con sẽ đăng ký được trường nghề phù hợp với điểm mạnh của bản thân, giúp con có được một ngành nghề tốt và ổn định về sau” - anh Ninh bày tỏ.

Cả chị Hương và anh Ninh chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp phụ huynh băn khoăn, xoay xở đưa ra hướng đi phù hợp nhất cho con. Nhất là giai đoạn các trường ở Hà Nội đã bắt đầu vào học kỳ II, thời điểm này cũng là cao điểm các trường THCS trên địa bàn tiến hành phân luồng học sinh lớp 10.

Giáo viên khó xử khi phân luồng học sinh

Là giáo viên tham gia vào việc dẫn dắt học sinh cấp THCS vượt cấp, cô Lê Thị Hằng - giáo viên cấp THCS tại Thanh Hóa cho biết, công tác hướng nghiệp học sinh rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo trong định hướng cho học sinh, không để các em tự ti hay mặc cảm.

"Với những học sinh có học lực không tốt, chúng tôi thường chú ý kèm cặp trong quá trình học tập, đồng thời cũng là để phụ huynh biết được năng lực của học sinh và có những quyết định phù hợp cho các em" - cô Hằng cho hay.

Tuy nhiên, điều cô Hằng trăn trở nhất có lẽ là việc nhiều phụ huynh chưa thấu hiểu, cho rằng giáo viên đánh giá thấp học sinh. Do đó, giáo viên phải rất tinh tế trong việc trao đổi với phụ huynh.

"Mọi sự đánh giá của giáo viên đều dựa trên thế mạnh và điểm yếu của học sinh. Giáo viên luôn mong muốn học sinh sẽ có được cơ hội học tập tốt nhất. Bản thân các giáo viên không định hướng được các em làm gì cũng có nghĩa là chúng ta có tội với học sinh.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chưa thấu hiểu hết nên thường có tâm lý không được thoải mái khi giáo viên định hướng học sinh vào các trường nghề. Điều này cũng là một cản trở lớn đối với giáo viên" - cô Hằng bộc bạch.

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) đánh giá: “Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, công tác phân luồng cần nhìn nhận một cách khôn ngoan hơn. Người lao động tương lai rất cần nền tảng văn hóa phổ thông trung học để có thể học suốt đời. Giáo viên cần định hướng cụ thể cho học sinh, không phân luồng để ép học sinh THCS vào học nghề. Chỉ nên phân luồng những người không thể học được ở bậc THPT do sức khỏe, điều kiện kinh tế, không học được hoặc không muốn học, tạo điều kiện tối đa để các em được tiếp tục đi học lớp 10”.