Đánh giá về hoàng hoa thám năm 2024

Hoàng Hoa Thám (1836 - 1913) là sách chuyên khảo, dày 752 trang, gồm 13 chương. Gs sử học Phan Huy Lê đánh giá: đây là tập đại thành về anh hùng Hoàng Hoa Thám, là sự kế thừa và tổng kết những thành tựu nghiên cứu của giới sử học, trong và ngoài nước từ trước tới nay về một nhân vật không chỉ đóng vai trò quan trọng về thời gian lịch sử (những năm bản lề của thế kỷ XIX - XX) mà còn là gạch nối giữa hai khuynh hướng cứu nước: theo hệ tư tưởng phong kiến (phong trào Cần Vương) và theo hệ tư tưởng tư sản (phong trào Duy Tân). Còn theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc nghiên cứu về Hoàng Hoa Thám đã được thực hiện ngay trong thời gian diễn ra khởi nghĩa Yên Thế. Chính những người Pháp đã viết về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa trên góc độ của người làm sử. Nhờ vậy, sau Cách mạng tháng Tám, đã xuất hiện hàng loạt sách về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế của các tác giả người Pháp. Hoàng Hoa Thám (1836 - 1913) chính là sự kế thừa giá trị nghiên cứu của các thế hệ đi trước ở trong và ngoài nước, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề trong nghiên cứu lịch sử - văn hóa - xã hội.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách, Ts Khổng Đức Thiêm đã sử dụng tư liệu từ 250 đầu sách của 110 tác giả, trong đó có khoảng 1/3 tài liệu bằng tiếng Pháp được cố thi sỹ Hoàng Cầm, nhà giáo Phạm Toàn và dịch giả Nguyễn Khắc Đạm dịch sang tiếng Việt. Đây là những ghi chép mà tính thời sự của nó vẫn còn nguyên vẹn, từ những văn bản, lời kêu gọi động viên nghĩa binh cho đến những câu chuyện về người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám đều được ghi chép khá rõ ràng và chân thực.

Cuốn sách đã khái lược cuộc đời của Hoàng Hoa Thám qua những dấu mốc hoạt động: Quê hương, gia tộc và sự ra đời của Hoàng Hoa Thám qua các sử liệu mới tìm thấy; Hoàng Hoa Thám trên bước trưởng thành (1836 - 1875); Đánh dẹp Thanh phỉ, xây dựng làng chiến đấu, diệt Pháp xâm lược (1876 - 1885); Hoàng Hoa Thám đối diện với những biến động của thời cuộc (1898 - 1907); Những năm tháng mất mát nặng nề nhưng đầy oanh liệt (1890 - 1892); Tham gia khởi nghĩa Hà Thành (1908); Yên Thế quật khởi (1909); Những trang cuối về người anh hùng (1910 - 1913)... Đặc biệt, trong chương kết thúc của công trình, tác giả Khổng Đức Thiêm đã đưa ra những phát hiện và phân tích mới xoay quanh thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Theo đó, trong khi nhiều tài liệu lịch sử ghi rằng Đề Thám sinh năm 1856 hoặc 1858, thì với nhiều nguồn tư liệu mới thu thập được, tác giả khẳng định năm sinh của Đề Thám là 1836, nguyên quán làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Theo Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn và Gia phả họ Bùi ở Thái Bình, Trương Thận (tức cha của Đề Thám) chỉ là biệt danh của một thủ lĩnh nông dân nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tên thật là Đoàn Danh Lại, người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, bị anh em Bùi Duy Kỳ bắt giết đem nộp triều đình vào tháng 9 năm Bính Thân, Minh Mệnh thứ 17 (tháng 10.1836). Cũng theo bài viết, Đoàn Danh Lại có hai con trai: con lớn tên là Đoàn Văn Lễ (sau cải là Trương Văn Leo, không rõ năm sinh), con thứ là Đoàn Văn Nghĩa (tức Trương Văn Nghĩa - Đề Thám sau này, sinh được mấy tháng thì song thân bị giết hại).

Tác giả cũng đưa ra những lập luận khoa học về vai trò của Lê Hoan và Bá Phức - hai người từng bị coi là bán nước nhưng thực chất lại giàu lòng yêu nước và đã nhiều lần tìm cách giúp đỡ, ủng hộ khởi nghĩa Yên Thế và Đề Thám. Năm 1909, Lê Hoan bị Pháp kết án về tội thương lượng, lấy lòng Đề Thám. Lý giải về nơi yên nghỉ của Hoàng Hoa Thám, Ts Khổng Đức Thiêm cho rằng, sau khi Đề Thám bị xử tử mồng 5 tháng Giêng năm Quý Sửu (tức 10.2.1913), người địa phương đã tráo thủ cấp để đưa toàn vẹn thi thể của ông đi chôn cất và hiện vẫn chưa tìm thấy nơi an nghỉ của ông. Sau khi xử tử, quân Pháp đã cho thợ chụp ảnh với ý định công bố rộng rãi bằng chứng đã giết và lấy được thủ cấp của Đề Thám nhưng ngay sau đó họ đã tịch thu và tiêu hủy toàn bộ gương ảnh vì biết đã bị đánh tráo. Điều này lý giải tại sao trong số hàng ngàn bức ảnh về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế, không có bức ảnh nào về việc thực dân Pháp bêu đầu ông ở Nhã Nam và Cao Thượng (Bắc Giang).

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: Hoàng Hoa Thám (1836 - 1913) là cuốn sách đầy đủ, chi tiết, toàn diện về thân thế, sự nghiệp của cụ Hoàng Hoa Thám. Những phân tích của tác giả hợp lý và khoa học. Tuy nhiên, cuốn sách này không phải để khép lại mà mở ra những hướng tiếp cận khác trong nghiên cứu đề tài lịch sử này. Những người làm công tác nghiên cứu lịch sử sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ, khẳng định rõ hơn những phát hiện mới từ cuốn Hoàng Hoa Thám (1836 - 1913) nhằm giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức chân thực, đúng đắn về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám; từ đó ý thức sâu sắc hơn về tinh thần yêu nước của người Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử và phát huy tinh thần yêu nước đó trong bối cảnh ngày càng đa dạng, phức tạp như hiện nay.

Khi cuộc khởi nghĩa này bị coi là thất bại vào đầu năm 1913, nhà chí sĩ Phan Bội Châu trong bài viết về Hoàng Hoa Thám đã buông những lời cảm khái: “Than ôi! Tội ác của kẻ thù ngút trời, thế lực của kẻ thù gấp hàng trăm lần, thế mà ông Hoàng một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời. Ông đã tập hợp và rèn luyện những con người tầm thường thành một đội ngũ mạnh mẽ và ông đường đường là một vị tướng quân tiếng tăm lừng lẫy. Ông thực xứng đáng là chân quốc nhân, xứng đáng là chân tướng quân!”.

Cho tới hôm nay vẫn đang tiếp tục tồn tại những giả thuyết khác nhau về cái chết của Hoàng Hoa Thám tháng 2/1913… Không ít nhà nghiên cứu tin rằng, có thể kẻ thù đã không thể sát hại được ông ở thời điểm đó…

Tinh anh hào khí

Nói một cách công bằng, đã không có nhiều tư liệu cụ thể xác thực về gia tộc của Hoàng Hoa Thám. Tựu trung tiểu sử của ông đã được xây dựng chủ yếu nhờ những câu chuyện truyền miệng mang đậm màu dã sử mà thành. Theo đó, thủ lĩnh của khởi nghĩa Yên Thế tên thật là Trương Văn Thám, sinh ra vào khoảng năm 1858.

Quê gốc của ông ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, rồi di chuyển lên xứ Đoài và sau cùng định cư ở Yên Thế, Bắc Giang. Cha ông là Trương Văn Thận, sớm qua đời trước khi ông được sinh ra. Mẹ ông vì gia cảnh khó khăn phải nương tựa vào gia đình nhà họ Hoàng và vì thế, ông đã được đổi sang họ của cha nuôi. Khi Hoàng Hoa Thám lên sáu tuổi thì mẹ ông cũng mất.

Cha nuôi của ông sau đó cũng từ trần. Và thế là cậu bé Thám lớn lên trong những sự bần cùng, thậm chí không còn được học chữ. Tuy nhiên, ngay từ thuở ấu thơ, tính cách đặc biệt của một thủ lĩnh đã sớm bộc lộ ở đứa trẻ nhà nghèo nhưng sức vóc và trí tuệ hơn người này.

Đánh giá về hoàng hoa thám năm 2024
Những người bạn cách mạng của Đề Thám.

Trong tác phẩm Chân Tướng quân, nhà chí sĩ Phan Bội Châu trên cơ sở những tìm hiểu thực tế của mình, đã kể về thời thơ ấu của “quan lớn” (chữ mà người dân Yên Thế quen dùng để nói về Đề Thám) như sau: “Hồi còn nhỏ, tính nết hết sức đặc biệt, người khỏe mạnh béo tốt, sức mạnh như hổ, khi chơi đùa đánh nhau với trẻ chăn trâu thì có thể đánh nổi vài chục đứa. Hễ gây chuyện đánh nhau thì bọn trẻ phải chịu thua, không dám chống lại, vì chúng rất sợ. Nhưng quan lớn ngài rất ôn hòa, được anh em yêu mến, anh em trẻ chăn trâu cần gì, ngài cũng cung ứng cho. Ngài rất can đảm, tài trí, có thể bắt gà của người ta giữa ban ngày mà không ai biết… Bắt được bao nhiêu gà đều đem về cho các bạn chăn trâu, rồi tụ họp nấu nướng cùng ăn với nhau rất vui vẻ… Anh em trẻ chăn trâu thấy vậy là càng cảm phục, đi đứng chơi bời họ đều theo sự chỉ huy của Quan lớn. Trong đám người tầm thường bỗng nhiên có một cảnh tượng của ông vua mục đồng thì cũng là việc rất là kỳ lạ…”.

Các giai thoại đương thời cũng truyền lại rằng, cả cha mẹ đẻ lẫn cha nuôi của Hoàng Hoa Thám đều là những người trọng nghĩa khí và rất nồng nàn tinh thần yêu nước. Bởi vậy nên không có gì lạ khi mới 15-16 tuổi, Hoàng Hoa Thám đã “vứt bỏ roi trâu cởi áo tơi” (chữ dùng của Phan Bội Châu) gia nhập phong trào chống Pháp làm người lính chân đất.

Và cũng theo câu chuyện mà Phan Bội Châu đã kể, người anh hùng nông dân đã rất mau lẹ chứng minh được những tài năng vượt trội của mình: “Khi gặp địch thì xông lên chém được nhiều giặc. Chưa đầy nửa năm đã được thăng lên chức Đầu mục. Một năm sau được thăng lên chức Bang tá, có thể tự chỉ huy một cánh quân; gặp giặc giao chiến một mình có thể đảm đương được một mặt phòng ngự…”.

Trong bối cảnh thế giặc lúc đó mạnh như chẻ tre, còn bên ta thì các phong trào khởi nghĩa đều nhỏ lẻ và yếu ớt nên rất dễ bị đàn áp. Vì thế, Hoàng Hoa Thám đã phải liên tục nay đây mai đó tìm nơi dụng võ. Khi quân Pháp chiếm thành Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám đã gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh.

Một năm sau đó, ông lại tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh, tức Hoàng Đình Kinh ở Lạng Giang. Khi Cai Kinh chết, Hoàng Hoa Thám lại tới nhập dưới cờ của nghĩa quân do Đề Nắm (Lương Văn Nắm) chỉ huy. Và chính trong lực lượng này, ông đã trở thành một vị tướng xuất sắc, rất được ba quân khâm phục.

Vì thế, khi Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại tháng 4/1882, Hoàng Hoa Thám đã mặc nhiên được suy tôn làm thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tập hợp lực lượng không chỉ từ dư binh của Đề Nắm để lại mà còn cả những toán quân khởi nghĩa khác trong vùng.

Có thể nói rằng, dưới sự chỉ huy của Đề Thám, nghĩa quân Yên Thế trong nhiều năm đã thực sự vươn lên thành một lực lượng kháng chiến uy lực, gây nên những tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp và tay sai. Yên Thế đã trở thành một cái gai khó nhổ đối với kẻ xâm lăng, mặc dầu chúng đã đô hộ được hầu hết nước ta. Kẻ thù đã phải tập trung rất nhiều tinh binh và sử dụng vô số những mưu ma chước quỷ nhằm dập tắt ngọn lửa yêu nước của nghĩa quân. Bản thân Đề Thám cũng trở thành đối tượng tiễu trừ hàng đầu của thực dân Pháp.

Ái quốc bất vong

Trong bối cảnh cực kỳ bất lợi của thời vận lịch sử, nghĩa quân Yên Thế đã dần dà bị lâm vào thế kẹt. Đã không chỉ một lần Đề Thám gần như chuẩn bị sa chân vào những cái bẫy tinh vi mà kẻ thù đã giăng mắc. Có lúc tưởng như vận mệnh của ông cũng đã bị kết liễu bởi những trò phản bội từ chính những kẻ từng là thân cận nhất.

Thế nhưng, trong nhiều năm liền, “hùm thiêng Yên Thế” bằng những chiến thuật khôn khéo và quả cảm đã vượt qua được mọi nguy nan. Chỉ tới thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, lực lượng của Đề Thám mới trở nên ngày càng suy yếu. Đầu năm 1909, vào đúng ngày mùng 8 Tết Kỷ Dậu (29/1) viên thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh cùng 400 lính dõng do Đại tá Bataille và viên đại thần khét tiếng Lê Hoan chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.

Thế giặc hơn hẳn buộc Đề Thám phải vừa phản công, vừa rút lui. Phan Bội Châu đã mô tả: “Chỉ vì việc chiến tranh phát triển, thì nông nghiệp bỏ bê, lương thực bị cạn, đạn dược hết dần, các kiện tướng ở dưới trướng lần lượt bị tử trận. Thế của tướng quân ngày càng bị cô lập. Thủ hạ chỉ còn lại vài trăm người, thì dù sức có bạt được núi, khí thế có ngất trời mà thời vận không lợi, thì ngựa ô cũng đành phải chùn bước. Đã đến lúc tướng quân không thể không vào ẩn non sâu như thế của một con hổ nghỉ ngơi…”.

Tới cuối năm 1909, sau khi lực lượng nghĩa quân gần như bị tan rã hoàn toàn, Đề Thám phải đi ẩn náu trong những khu vực hiểm trở của núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.

Từ năm 1909, Hoàng Hoa Thám đã phải vất vả mai danh ẩn tích để tránh khỏi sự truy sát của kẻ thù. Tuy nhiên, vòng vây của giặc ngày một thít chặt. Cho tới nay vẫn chưa có những kết luận thống nhất về những ngày cuối cùng của “Hùm thiêng Yên Thế” vì tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của người anh hùng.

Theo một số nguồn tư liệu, vào đầu năm 1913, khi Hoàng Hoa Thám di chuyển tới vùng Hồ Lẩy trong khu rừng Tổ Cú, kẻ thù đã sắp đặt cho ba kẻ tay sai đến trá hàng để tiếp cận rồi bất ngờ hạ sát ông cùng hai chiến binh thân tín nhất vào sáng mồng 5 Tết năm Quý Sửu, tức ngày 10/2/1913. Sau đó, chúng cắt thủ cấp của ông mang ra bêu tại chợ Nhã Nam để thị uy dân chúng. Sau đó, chúng cho đốt đầu Đề Thám thành tro và đổ cả xuống ao mất dấu tích.

Tuy nhiên, nhiều người đã không tin rằng “Hùm thiêng Yên Thế” lại dễ dàng để cho kẻ thù hạ sát như thế. Và họ cũng không tin rằng, thủ cấp được bêu ra ở chợ Nhã Nam năm đó thực sự là thủ cấp Hoàng Hoa Thám. Theo Lý Đào, một cận vệ cũ của Đề Thám, một người từng nhiều lần cắt tóc cho ông, trên đầu “Hùm thiêng Yên Thế” vốn có một đường gồ chạy từ trán lên tới đỉnh, trên khuôn mặt có bộ râu ba chòm.

Thế nhưng, trên cái thủ cấp mà thực dân Pháp đã cắm ở chợ Nhã Nam lại không có đường gồ và cằm cũng không có râu. Một số người dân làng Lèo cho rằng, thủ cấp bị bêu đó chính là của sư ông trụ trì ở chùa Lèo. Sư ông này bình sinh có dung mạo khá giống với Đề Thám và từ hôm cái thủ cấp trên bị bêu ra thì cũng không thấy ông sư xuất hiện ở đâu nữa.

Cho tới gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, có thể Hoàng Hoa Thám đã thoát được khỏi âm mưu ám sát ông cuối tháng 2/1913 và đã đổi tên họ để sống ẩn dật trong dân gian…

Tại sao Hoàng Hoa Thám chết?

Hoàng Hoa Thám chạy trốn và sống ẩn dật những ngày cuối đời trong dân chúng, và cuối cùng chết vì bệnh tật.

Ông Hoàng Hoa Thám quê ở đâu?

Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ.

Đề Thám quê ở đâu?

Nghĩa quân Yên Thế và nhân dân kính trọng gọi là Cụ Đề Thám, hoặc Cụ Đề. Sinh trưởng tại Sơn Tây, nhưng quê hương của Cụ Đề Thám chính là ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Câu 2 người Hưng Yên Thế có tên thời trẻ là gì?

Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, thời trẻ có tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau lớn lên ở làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh ra trong một gia đình yêu nước, bố là Trương Văn Thận, mẹ là Lương Thị Minh.