Đau bụng rối loạn tiêu hóa khi mang thai năm 2024

Trong giai đoạn mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, bà bầu thường mắc chứng rối loạn tiêu hóa do cơ thể mẹ phản ứng với thuốc, một số loại thực phẩm và những biến đổi hormone. Dưới đây là một số cách chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu bạn đọc có thể tham khảo.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa khi mang thai năm 2024

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Nôn – Buồn nôn

Vào những tháng đầu của thai kỳ cơ thể biến chuyển rõ rệt và sản sinh ra rất nhiều progesterone sẽ gây ra cảm giác buồn nôn – nôn. Tuy nhiên không phải ai cũng mắc triệu chứng này khi mang thai tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng này có thể có xuất hiện, xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau hoặc không hề có.

Lưu ý nếu ói nặng nề đồng thời đi kèm với việc chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới… thì có thể là triệu chứng của sảy thai, các vấn đề về nhau thai hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó do đó cần đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Táo bón

Đây là tình trạng gặp ở phần lớn thai phụ, nguyên nhân chủ yếu chính là do sự thay đổi nồng độ hormone, làm tăng nồng độ progesterone, làm giảm nhu động ruột. Ruột tiêu hóa thức ăn chậm lại dẫn đến táo bón.

Bà bầu thường xuyên bổ sung sắt hàng ngày để chống thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón. Hoặc do thai nhi chèn ép lên các cơ quan nội tạng gây nên tình trạng táo bón. Tuy nhiên trường hợp này thường chỉ xảy ra vào những ngày cuối thai kỳ.

Tiêu chảy

Thời thời kỳ thai nghén, cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút và các loại thức ăn, uống nhiễm khuẩn, cơ thể không dung nạp được lactose trong sữa, hay táo bón nhiều làm rối loạn nhu động ruột cũng gây ra tiêu chảy.

Tiêu chảy khá nguy hiểm đặc biệt là gây ra mất nước và rối loạn điện giải. Do đó, các bà bầu cần lưu ý trường hợp này. Nếu có kèm theo các triệu chứng như: Ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô mắt, khô miệng, nước tiểu ít, có màu vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt… thì cần nghĩ ngay đến việc rối loạn điện giải và lập tức đến cơ sở y tế để điều trị.

Ợ hơi, khó tiêu

Hormone progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động các van nối thực quản với dạ dày gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược…. khi thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa khi mang thai năm 2024

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể giảm thiểu đáng kể nếu áp dụng những biện pháp sau:

– Uống nhiều nước mỗi ngày và tránh các thức uống có tính kích thích như: rượu bia, cà phê, soda,…

– Ăn các thức ăn nhiều chất xơ như bưởi, cam, rau quả, ngũ cốc để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.

– Thể dục thể thao và đi lại nhẹ nhàng là một cách giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón trong mang thai.

– Nên ăn chậm, nhai kỹ, uống nhiều nước, chia thành các bữa nhỏ trong ngày đồng thời hạn chế tối đa việc ăn dầu mỡ, đồ chiên rán để tránh đầy bụng, ợ hơi…

– Nằm ngủ với tư thế lưng và đầu được kê cao hơn một chút, tư thế này sẽ giúp axit trong dạ dày không thể trào ngược lên trên được.

Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt về cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu. Nếu bạn đọc còn băn khoăn vui lòng liên hệ Bệnh viện theo số 0949.232.115 để được tư vấn và hỗ trợ.

Đau bụng tiêu chảy là chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu, nguyên nhân chính thường là do nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm ký sinh trùng,... do ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa khi mang thai năm 2024

Trong 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng và hệ tiêu hóa của chị em thường bị giảm sút nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng.

Ngoài ra, khi mẹ bầu uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng yếu thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng tiêu chảy.

  • Do chế độ ăn uống hàng ngày không được đảm bảo vệ sinh. Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không tiếp thu được, gây ra rối loạn tại cơ quan tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy.
  • Do tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn khi ăn phải thức ăn gây kích ứng đường ruột, thức ăn lạ.
  • Do thay đổi khẩu phần ăn.
  • Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng, vitamin, các chất bổ,... khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và rối loạn.
  • Do tình trạng thay đổi nội tiết.
  • Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, Celiac, viêm loét đại trực tràng chảy máu,...
  • Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Triệu chứng tiêu chảy khi mang thai

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà tiêu chảy khi mang thai sẽ có triệu chứng sau:

  • Đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, sau đó bị đau bụng dữ dội, mỗi cơn đau như vậy bệnh nhân lại xuất hiện tiêu chảy. Những cơn đau bụng sẽ gây kích thích tử cung co bóp làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Buồn nôn, nôn mửa kết hợp với đi ngoài phân lỏng khiến cho thai phụ mệt mỏi nhiều, mất nước và điện giải, thai phụ suy kiệt nhanh, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu mang thai bị tiêu chảy không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, khiến thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có thể chết lưu.

Làm thế nào để hết chướng bụng khi mang thai?

Dưới đây là những mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả mà chị em có thể áp dụng..

Uống một ly nước chanh chữa đầy hơi..

Ăn nhiều sữa chua..

Không ăn đồ khó tiêu..

Chườm túi đá.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày..

Vận động hàng ngày..

Tại sao bà bầu hay đau bụng đi ngoài?

Sự thay đổi hormone thai kỳ Hormone thay đổi là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng táo bón thai kỳ lẫn tiêu chảy. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cơ thể suy giảm cũng tạo cơ hội cho các mầm bệnh từ bên ngoài môi trường dễ tấn công khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng đi ngoài khi mang thai hơn trước.

Phụ nữ mang thai bị đi ngoài uống thuốc gì?

Uống đủ nước Các loại nước mà mẹ bầu có thể bổ sung khi bị tiêu chảy như nước gạo rang, dung dịch Oresol, nước lọc, nước dừa tươi,... Thai phụ cũng cần lưu ý không nên sử dụng các loại nước hoa quả đóng chai hay nước ngọt có ga để tránh gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Đau bụng khi mang thai tháng đau như thế nào?

Nhiều mẹ bầu đau bụng âm ỉ khi mang thai tuần đầu Vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi.