Dđất tín ngưỡng khác đất tôn giáo như thế nào năm 2024

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo."

Theo đó, đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất này do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

Theo Luật Đất đai hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý đất tôn giáo, cụ thể:

- Có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013).

- Có thẩm quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

- Có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở tôn giáo (khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai 2013).

Dđất tín ngưỡng khác đất tôn giáo như thế nào năm 2024
Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không? (Ảnh minh họa)

2. Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không?

Về vấn đề này, tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất như sau:

1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này. 2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy, quy định trên đã nêu rõ, cộng đồng dân cư không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất cơ sở tôn giáo.

3. Có được tặng đất cho cơ sở tôn giáo để xây chùa không?

Tại điểm g, i khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định:

“…g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất… …i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định…”

Theo quy định trên, cơ sở tôn giáo chỉ có thể nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức được nhà nước giao đất và hình thức được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Do đó, cá nhân, hộ gia đình không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo theo hình thức tặng cho.

Khi đó hộ gia đình, cá nhân muốn hiến, tặng đất cho cơ sở tôn giáo thì thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Làm thủ tục tự nguyện trả lại đất

Hộ gia đình cá nhân làm thủ tục tự nguyện trả lại đất cho nhà nước theo quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2013, Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Người sử dụng đất làm văn bản trả lại đất và trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất nộp tới cơ quan tài nguyên môi trường cấp Huyện nơi có đất theo.

- Trong đơn có ghi rõ mục đích trả lại đất để hiến tặng đất cho cơ sở tôn giáo nào. Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất căn cứ vào đơn trả lại đất của người sử dụng đất sẽ ra quyết định thu hồi.

Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân hộ gia đình trả lại đất thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân cấp huyện (theo điểm a Khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

Bước 3: Cơ sở tôn giáo làm hồ sơ xin giao đất

Sau khi Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất thì Cơ sở tôn giáo làm hồ sơ xin giao đất nộp đến cơ quan có thẩm quyền giao đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013.

Các công trình như đình, đền, nhà thờ họ là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cá nhân, cộng đồng. Mặc dù đất xây dựng các công trình tín ngưỡng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đất tín ngưỡng là gì và những quy chế pháp lý của loại đất này.

1. Đất tín ngưỡng là gì?

Pháp luật đất đai hiện nay không giải thích thế nào là đất tín ngưỡng nhưng có quy định đất tín ngưỡng gồm những loại đất nào, quy định về việc sử dụng đất tín ngưỡng ra sao. Cụ thể tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định rõ như sau:

- Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

- Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng như thế nào?

Tương tự như đất cơ sở tôn giáo, đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và có thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 8 Điều 125 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

8. Đất tín ngưỡng;”.

3. Đất tín ngưỡng có được cấp Sổ đỏ không?

Về nguyên tắc dù thuộc nhóm đất phi nông nghiệp hay nhóm đất nông nghiệp đều được cấp Sổ đỏ nếu có đủ điều kiện. Việc cấp sổ không chỉ giúp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định mà còn giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả hơn.

Điều kiện đất tín ngưỡng được cấp Sổ đỏ chia thành 02 trường hợp như sau:

* Đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng

Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, để được cấp sổ phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Không có tranh chấp;

- Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.

* Đất tín ngưỡng do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (đất xây dựng nhà thờ họ)

Trường hợp đất tín ngưỡng là đất xây dựng nhà thờ họ do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì điều kiện được cấp Sổ đỏ áp dụng như điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 20, Điều 22, Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Điều kiện cấp Sổ đỏ cho đất có giấy tờ và không có giấy tờ

Dđất tín ngưỡng khác đất tôn giáo như thế nào năm 2024

4. Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất tín ngưỡng

4.1. Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thành phần hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền phải chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:

- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.

4.2. Trình tự, thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.

5. Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng không?

Đối với đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng thì không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

Tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau điểm gì?

Sự khác biệt Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc.

Thế nào là tín ngưỡng và tôn giáo cho ví dụ?

Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin của tín đồ của một tổ chức tôn giáo vào đấng siêu nhiên, vào phương pháp tu hành, vào tổ chức và chức sắc tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và thực hành tôn giáo theo một tôn giáo nào đó. Ví dụ, tín ngưỡng Phật giáo, tín ngưỡng Ixlam giáo, tín ngưỡng Ki-tô giáo,…

Khi nào tín ngưỡng được gọi là tôn giáo?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Đất tín ngưỡng do ai quản lý?

Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì: “Đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”.