Đường lối kháng chiến của ta là gì


Đề bài

Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức của bản thân để phân tích từng nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. 

Lời giải chi tiết

- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

- Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

Loigiaihay.com


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Biên phòng - Chỉ 3 tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23-9-1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Trước sự mở rộng xâm lược của thực dân Pháp, Trung ương Đảng ra đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945) đã vạch rõ đường lối và nhiệm vụ cơ bản của toàn dân là “củng cố chính quyền nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”, tập trung cuộc đấu tranh vào “kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược”. Đảng ta cũng đã đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.

Đường lối kháng chiến của ta là gì
Chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng đánh xe tăng Pháp ở Thủ đô Hà Nội trong những ngày toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Tư liệu

Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, vạch rõ những nét cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của nhân dân ta. Kháng chiến chia 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công. Ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh nhằm chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ trước quốc dân đồng bào: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm”.

Ngày 12-1-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng triệu tập Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất tại Chương Mỹ (Hà Đông) để bàn về nhiệm vụ quân sự trước mắt thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng. Tổng Bí thư Trường Chinh dự và chỉ đạo, đưa ra đường lối kháng chiến của Đảng. Hội nghị quyết định: “Nhiệm vụ chính lúc này là bảo toàn chủ lực để kháng chiến lâu dài”. Do đó, phải phát động chiến tranh du kích, không cho địch phát triển vị trí và tiến quân mau lẹ và tập trung lực lượng tiêu diệt từng phần lẻ tẻ của địch, tiêu hao lực lượng địch, động viên cả nước, duy trì cuộc chiến tranh trường kỳ và tiêu hao cho tới khi giành được thắng lợi cuối cùng.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12-12-1946 của Đảng ta cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Tổng Bí thư Trường Chinh viết một loạt bài đăng trên báo Sự thật - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng từ số 70 (ngày 4-3-1947) đến số 81 (ngày 1-8-1947). Những bài báo này đã được Nhà xuất bản Sự thật xuất bản thành sách với nhan đề “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Đường lối kháng chiến của ta là gì
Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu kiên cường bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Trong tác phẩm này, Tổng Bí thư Trường Chinh đã đề ra các luận chứng và phát triển toàn bộ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng ta. Về chính trị, đường lối kháng chiến của Đảng là đoàn kết toàn dân chống Pháp xâm lược. Trên trường quốc tế, phải cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta chống lại thực dân Pháp; làm cho các lực lượng hòa bình và dân chủ trên thế giới đồng tình, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Về quân sự, phương châm chiến lược chung của cuộc kháng chiến là đánh lâu dài, vừa đánh vừa giữ gìn, bồi dưỡng và phát triển lực lượng cách mạng, chuyển yếu thành mạnh; đồng thời làm cho địch bị tiêu diệt và tiêu hao, chán nản, từ mạnh chuyển thành yếu và bị bại. Với kinh tế, một mặt, phá hoại kinh tế địch, không cho địch “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”; mặt khác, xây dựng kinh tế ta theo hướng tự cung tự cấp về mọi mặt, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Trước yêu cầu mới của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, tại Tuyên Quang đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh của Đảng là đúng đắn và cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhất định thắng lợi.

Thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7-5-1954 khiến thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng ta.

Nguyễn Văn Toàn