Gia toan hóa bang phuong phap duong cheo năm 2024

Gia toan hóa bang phuong phap duong cheo năm 2024

Nội dung Text: Giải nhanh bài toán hóa học bằng phương pháp đường chéo

  1. Giải nhanh bài toán hóa học bằng phương pháp đường chéo Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, trong một khoảng thời gian t ương đối ngắn học sinh phải giải quyết một số lượng câu hỏi và bài tập khá lớn (trong đó bài tập toán chiếm một tỉ lệ không nhỏ). Do đó việc t ìm ra các phương pháp giúp giải nhanh bài toán hóa học có một ý nghĩa quan trọng. Bài toán trộn lẫn các chất với nhau là một dạng bài hay gặp trong chương tr ình hóa học phổ thông. Ta có thể giải bài tập dạng này theo nhiều cách khác nhau, song cách giải nhanh nhất là “phương pháp sơ đồ đường chéo”. Nguyên tắc: Trộn lẫn 2 dung dịch: Dung dịch 1: có khối lượng m1, thể tích V1, nồng độ C1 (C% hoặc CM), khối lượng riêng d1 . Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2 > C1), khối lượng riêng d2. Dung dịch thu được có m = m1 + m2, V = V1 + V2 , nồng độ C (C1 < C < C2), khối lượng riêng d. Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp là: a) Đối với nồng độ % về khối lượng:
  2. b) Đối với nồng độ mol/lít: c) Đối với khối lượng riêng: Khi sử dụng sơ đồ đường chéo ta cần chú ý: *) Chất rắn coi như dung dịch có C = 100% *) Dung môi coi như dung dịch có C = 0% *) Khối lượng riêng của H2O là d = 1 g/ml Sau đây là một số ví dụ sử dụng phương pháp đường chéo trong tính toán pha chế dung dịch.
  3. Phương pháp này không những hữu ích trong việc pha chế các dung dịch mà còn có thể áp dụng cho các trường hợp đặc biệt hơn, như pha một chất rắn vào dung dịch. Khi đó phải chuyển nồng độ của chất rắn nguyên chất thành nồng độ tương ứng với lượng chất tan trong dung dịch. Điểm lí thú của sơ đồ đường chéo là ở chỗ phương pháp này còn có thể dùng để tính nhanh kết quả của nhiều dạng bài tập hóa học khác. Sau đây ta lần lượt xét các dạng bài tập này.
  4. Dạng 4: Tính thành phần hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ và đa axit Dạng bài tập này có thể giải dễ dàng bằng phương pháp thông thường (viết phương trình phản ứng, đặt ẩn). Tuy nhiên cũng có thể nhanh chóng t ìm ra kết quả bằng cách sử dụng sơ đồ đường chéo.
  5. Dạng 6: Bài toán trộn 2 quặng của cùng một kim loại Đây là một dạng bài mà nếu giải theo cách thông thường là khá dài dòng, phức tạp. Tuy nhiên nếu sử dụng sơ đồ đường chéo thì việc tìm ra kết quả trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.
  6. Để có thể áp dụng được sơ đồ đường chéo, ta coi các quặng như một “dung dịch” mà “chất tan” là kim loại đang xét, và “nồng độ” của “chất tan” chính là hàm lượng % về khối lượng của kim lo ại trong quặng. Trên đây là một số tổng kết về việc sử dụng phương pháp sơ đồ đường chéo trong giải nhanh bài toán hóa học. Các dạng bài tập này rất đa dạng, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nắm vững phương pháp song cũng cần phải có sự vận dụng một cách linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể. Để làm được điều này các bạn cần phải có sự suy nghĩ, t ìm tòi để có thể hình thành và hoàn thiện kĩ năng giải toán của mình. Chúc các bạn thành công.

Phương pháp đường chéo thường được áp dụng cho các bài toán hỗn hợp chứa 2 thành phần mà yêu cầu của bài toán là xác định tỉ lệ giữa 2 thành phần đó. Bài toán liên quan đến hỗn hợp là một trong những bài toán phổ biến nhất trong chương trình Hoá học phổ thông. Các em xem nội dung phương pháp trên web hoặc có thể tải về dạn PDF ở cuối trang

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thaydungdayhoa.com là vi phạm bản quyền

Bài viết Phương pháp đường chéo trong hóa học vô cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp đường chéo trong hóa học vô cơ.

Phương pháp đường chéo trong hóa học vô cơ (chi tiết, có lời giải)

Phương pháp giải

Một số dạng bài thường gặp:

+ Tính hàm lượng các đồng vị:

Ta sử dụng sơ đồ đường chéo cho sự chênh lệch của đại lượng số khối của từng đồng vị và khối lượng nguyên tử tủng bình( là giá trị trung bình các số khối của các đồng vị tạo nên nguyên tố đó) ⇒ Hàm lượng của mỗi đồng vị

+ Tính tỉ lệ thành phần của hỗn hợp khí qua tỉ khối

Sử dụng phân tử khối của thành phần khí và khối lượng phân tử trung bình để xây dựng sơ đồ đường chéo tìm ra tỉ lệ số mol ( thể tích các chất khí)

+ Pha chế các dung dịch có cùng chất tan

Ta có thể sử dụng các dạng sơ đồ đường chéo sao

Với d là tỉ khối của dung dịch d1<d2 ⇒

+ Tính thành phần hỗn hợp muối của phản ứng axit bazơ

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là:

  1. 50%
  1. 55%
  1. 60%
  1. 65%

Hướng dẫn giải:

n CO2 = 0,02 mol = n muối

M (tb muối) = 3,164 : 0,02 = 158,2

⇒ Đáp án C

Ví dụ 2: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là: . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của trong CuSO4 là:

  1. 39,83%
  1. 11%
  1. 73%
  1. 28,83%

Giải:

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án D

Ví dụ 3: Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành 400ml dung dịch 2M lần lượt là:

  1. 20ml và 380ml
  1. 40ml và 360ml
  1. 80ml và 320ml
  1. 100ml và 300ml

Giải:

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án C

Ví dụ 4: Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để pha thành 280g dung dịch CuSO4 16%

  1. 180g và 100g
  1. 330g và 250g
  1. 60g và 220g
  1. 40g và 240g

Giải:

Coi CuSO4.5H2O là dung dịch CuSO4 có:

⇒ m dd CuSO4 8% = 240g

⇒ Đáp án D

Ví dụ 5: Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 10ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là:

Giải:

n CO2 = 0,02 mol; n OH- = 0,03 mol

⇒ m = 0,01.197 = 1,97g ⇒ Đáp án C

Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho 5,94g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần của hỗn hợp ban đầu là:

  1. 3,18g Na2CO3 và 2,76g K2CO3
  1. 3,02g Na2CO3 và 2,25g K2CO3
  1. 3,81g Na2CO3 và 2,67g K2CO3
  1. 4,27g Na2CO3 và 3,82g K2CO3

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Cứ 1 mol hỗn hợp phản ứng thì m tăng: 96 – 60 = 36g

Ta có: mtăng = 7,74 – 5,94 = 1,8g

⇒ nhỗn hợp = 1,8 : 36 = 0,05 mol

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ nK2CO3 = 0,02 mol ⇒ mK2CO3 = 2,76g

⇒ Đáp án A

Bài 2: Khối lượng nguyên tử trung bình của rubiđi là 85,559. Trong tự nhiên rubiđi có 2 đồng vị . Thành phần % số nguyên tử của đồng vị là:

  1. 72,05%
  1. 44,10%
  1. 55,90%
  1. 27,95%

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án A

Bài 3: Một hỗn hợp gồm CO và CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với hiđro là 18,2. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là:

  1. 45,0%
  1. 47,5%
  1. 52,5%
  1. 55,0%

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

⇒ Đáp án B

Bài 4: Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 ( d= 1,84) và bao nhiêu lít nước cất (d = 1) để pha thành 9 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28

  1. 2 lít và 7 lít
  1. 3 lít và 6 lít
  1. 4 lít và 5 lít
  1. 6 lít và 3 lít

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án D

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn m g Na2O nguyên chất vào 40g dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 51%. Gía trị của m là:

  1. 10g
  1. 20g
  1. 30g
  1. 40g

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Ta có: Na2O → 2NaOH

⇒ Coi Na2O là dung dịch NaOH có C% = 80/62 . 100% =129%

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án B

Bài 6: Tỉ khối hơi của N2 và H2 so vs O2 là 0,3125. Thể tích N2 & H2 có trong 29,12 lít hỗn hợp lần lượt là:

  1. 20,16 và 8,96
  1. 8,96 và 20,16
  1. 9,7 và 19,42
  1. 19,42 và 9,7

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án A

Bài 7: Cho 8,96 lít hỗn hợp CO2 và NO2 (đktc) hấp thụ vào một lượng dung dịch NaOH vừa đủ tạo thành các muối trung hòa sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 36,6g muối khan. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:

  1. 25% CO2 và 75% NO2
  1. 50% CO2 và 50% NO2
  1. 75% CO2 và 25% NO2
  1. 30% CO2 và 70% NO2

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2

2NaOH + CO2 → Na2CO3

Từ phản ứng ta thấy:

Cứ 1 mol NO2 tạo ra 1 mol hỗn hợp 2 muối, có

Cứ 1 mol CO2 tạo ra 1 mol muối Na2CO3 có M = 106

⇒ Đáp án B

Bài 8: A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn quặng A với m2 tấn quặng B thu được quặng C, mà tư 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1:m2 là:

  1. 5/2
  1. 4/3
  1. 3/4
  1. 2/5

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Số kg Fe có trong 1 tấn của mỗi quặng là:

+ Quặng A chứa: 420kg

+ Quặng B chứa: 504kg

+ Quặng C chứa: 480kg

Ta có sơ đồ đương chéo:

⇒ Đáp án D

Bài 9: Hòa tan 200g SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Gía trị của m là:

  1. 133,3
  1. 146,9
  1. 272,2
  1. 300,0

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

SO3 + H2O → H2SO4

Coi SO3 là dung dịch H2SO4 có C% = 122,5%

Ta có sơ đồ đường chéo:

m = 200.29,4 : 44,1 = 300g

⇒ Đáp án D

Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 1,55g photpho rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 0,3M, sau đó cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là:

  1. 6,48g
  1. 7,54g
  1. 8,12g
  1. 9,96g

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

P → H3PO4

n H3PO4 = n P = 0,05 mol

Ta có:

⇒ Tạo 2 muối: Na2HPO4 và Na3PO4

Ta có sơ đồ đường chéo:

⇒ Đáp án B

Xem thêm các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hay khác:

  • Phương pháp đường chéo trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp đường chéo trong hóa học hữu cơ hay, chi tiết, có lời giải

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official