Giá trị pháp lý của giấy khai sinh như thế nào?

Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh? Hôm nay tôi đi làm giấy khai sinh cho cháu và nhận được 2 loại giấy ghi như sau: 1 bản là giấy khai sinh bản gốc, 1 bản ghi là trích lục. Vậy 2 bản này có gì khác nhau không? Bản trích lục có giá trị pháp lý thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh như thế nào?
Tư vấn Hôn nhân gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về: Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch 2014:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”

Như vậy,  bản sao trích lục hộ tịch gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Sổ hộ tịch hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. 

Và theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị của bản sao trích lục hộ tịch:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sư dụng thay cho bản chính.

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh như thế nào?

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Đối với trường hợp của bạn: khi bạn đăng ký khai sinh thì được nhận về bản gốc của giấy khai sinh và bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ gốc. Vậy bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ gốc và bản gốc giấy khai sinh có giá trị tương đương nhau.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: 

Cơ quan nào cấp trích lục giấy khai sinh?

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh

Mọi vấn đề vướng mắc về bản sao trích lục giấy khai sinh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.

Tư vấn về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh. Phải làm sao khi có sự sai lệch thông tin trên hồ sơ, dữ liệu về quản lý về cư trú so với Giấy khai sinh?

Tư vấn về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh. Phải làm sao khi có sự sai lệch thông tin trên hồ sơ, dữ liệu về quản lý về cư trú so với Giấy khai sinh?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin nhờ tư vấn! Vợ tôi sinh ngày 9/8/1987, chứng minh nhân dân cấp năm 2006. Năm 2017, khi vợ tôi đi cấp đổi sang thẻ căn cước công dân thì xảy ra trường hợp như sau: Trước năm 2006,  trong sổ lưu của cơ quan công an có một lần cấp là 19/8/1987 nên giờ làm phải đổi lại là sinh năm 19/8/1987. Trong khi đó, vợ tôi là công chức, giấy tờ liên quan rất nhiều. Mặc dù những giấy tờ liên quan như Bằng tiểu học đến cao đẳng, giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân hiện tại đều ghi nhận thông tin là sinh ngày 09/08/1987. Cho tôi hỏi, việc sai này là do lỗi của cơ quan hành chính hay do dân? Công an nói bỏ ra 500.000 đồng là làm được, không thì thôi. Tôi cảm thấy rất bức xúc, nhưng không hẳn vì số tiền 500.000 đồng. Kính mong được tư vấn. Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014

+ Nghị định 123/2015/NĐ-CP

+ Thông tư 331/2016/TT- BTC

2. Nội dung tư vấn:

Xem thêm: Quê quán là gì? Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh?

Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn sinh ngày 09 tháng 08 năm 1987. Tuy nhiên, khi đi làm thủ tục cấp đổi sang Căn cước công dân thì phát hiện, thời điểm cấp Giấy chứng minh nhân dân của vợ bạn (năm 2006) thì trong sổ lưu cư (sổ lưu trữ dữ liệu về cư trú) đều ghi nhận thông tin ngày sinh của vợ bạn là 19/08/1987. Tuy nhiên, mọi giấy tờ có liên quan gồm các loại bằng tốt nghiệp từ tiểu học đến cao đẳng, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hiện tại đều ghi nhận thông tin ngày sinh của vợ bạn là 09/08/1987. Có thể thấy, hiện đang có sự sai lệch trong thông tin về ngày sinh của vợ bạn trong cơ sở quản lý dữ liệu cư trú và thông tin trên các Giấy tờ nhân thân của vợ bạn. 

Trong trường hợp này, để xác định ai là người có lỗi trong việc tạo ra sai lệch này, do lỗi của cơ quan hành chính hay do người dân thì trước hết cần căn cứ vào Giấy khai sinh. Bởi theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 thì: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung của Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014. Theo đó những nội dung được thể hiện trên Giấy khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữa đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. 

Đồng thời theo quy định khoản 3 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định:

"Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó."

Đồng thời theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ- CP của Chính phủ cũng có quy định:

"Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh."

Từ những căn cứ nêu trên, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, là cơ sở để xác định các thông tin về nhân thân, hộ tịch của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân, trên cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý về dân cư. Mọi hồ sơ, Giấy tờ cá nhân khác như bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.

Xem xét trong trường hợp của bạn thì vợ bạn sinh ngày 09/08/1987, và trong Giấy khai sinh của vợ bạn cũng ghi nhận về nội dung ngày sinh như vậy. Do vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 14; Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ- CP thì mọi hồ sơ giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu… và các thông tin, hồ sơ, dữ liệu về quản lý dân cư, quản lý cư trú đều phải đảm bảo sự thống nhất với nội dung trên Giấy khai sinh của bạn, phải thể hiện ngày sinh của vợ bạn là 09/08/1987.

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh như thế nào?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật thủ tục cấp thẻ căn cước công dân: 1900.6568

Xem thêm: Làm giấy khai sinh khi mẹ chưa chuyển khẩu về nhà chồng?

Hiện nay trong mọi giấy tờ liên quan của vợ bạn từ bằng tốt nghiệp tiểu học đến cao đẳng, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân đều thống nhất với nội dung ngày sinh trên Giấy khai sinh và đều khẳng định vợ bạn sinh ngày 09/08/1987. Do vậy, từ những phân tích nêu trên, thì các loại Giấy tờ nêu trên từ Chứng minh nhân dân, bằng Tiểu học, bằng cao đẳng, Sổ hộ khẩu được xác định là những giấy tờ ghi nhận đúng thông tin hộ tịch cơ bản của vợ bạn, thống nhất với Giấy khai sinh của vợ bạn. Vì vậy, nên khi làm thủ tục cấp đổi sang căn cước công dân, thì thông tin ngày sinh của vợ bạn trên căn cước công dân vẫn phải thể hiện vợ bạn sinh ngày 09/08/1987. Việc trong Sổ lưu cư (Sổ lưu trữ thông tin dữ liệu liên quan đến quản lý dữ liệu về cư trú) ghi nhận về dữ liệu khi cấp chứng minh nhân dân cho vợ bạn năm 2006 có thông tin về ngày sinh có sự sai lệch với thông tin trong Giấy khai sinh của vợ bạn. Trong trường hợp này, thông tin cần sửa đổi, đính chính ở đây là thông tin ngày sinh trong Sổ lưu cư nêu trên.

Ngoài ra, theo thông tin, tại thời điểm năm 2006, khi vợ bạn làm thủ tục để được cấp chứng minh nhân dân thì thông tin về ngày sinh trên Chứng minh nhân dân của vợ bạn đã được cấp hoàn toàn trùng khớp với thông tin trên Giấy khai sinh của cô ấy. Do vậy, có thể khẳng định, tại thời điểm năm 2006, khi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân, vợ bạn đã thực hiện việc kê khai chính xác thông tin cá nhân của mình. Việc xảy ra sự sai lệch thông tin về ngày sinh trong Sổ lưu cư năm 2006 và Giấy khai sinh của vợ bạn có thể do sai sót trong quá trình đánh máy, nhập hồ sơ dữ liệu, ghi chép hồ sơ dữ liệu của người có trách nhiệm, có thẩm quyền.

Đồng thời, bạn không cần phải bỏ ra một khoản chi phí nào khi việc phát sinh sai lệch thông tin ngày sinh là do lỗi của cơ quan có thẩm quyền. Việc công an yêu cầu bạn phải bỏ ra chi phí 500.000 đồng để thực hiện việc đính chính thông tin là trái quy định của pháp luật. Nếu phải nộp phí thì bạn chỉ nộp khoản tiền lệ phí khi làm thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân là 30.000 đồng theo quy định tại Thông tư 331/2016/TT- BTC.