Giải bài tập hóa 8 sgk ba i 2

Bài 2 trang 47 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 2 trang 47 sách giáo khoa Hóa lớp 8 bài Sự biến đổi chất

Bài 2 trang 47 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài 2 trang 47 SGK Hóa 8

Đề bài

Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.

  1. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).
  1. Thủy tinh nóng chảy được đổi thành bình cầu.
  1. Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
  1. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Đáp án

  1. Hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh đioxit.
  1. Hiện tượng vật lí vì khi thủy tinh nóng chảy bị biến dạng (do tác dụng của nhiệt) nhưng thủy tinh vẫn không đổi về chất.
  1. Hiện tượng hóa học vì từ canxi cacbonat dưới tác dụng của nhiệt độ biến đổi thành canxi oxit và khí cacbon đioxit.
  1. Hiện tượng vật lí vì cồn bị bốc hơi ra khỏi lọ do tính chất vật lí chứ không tác dụng với một chất nào khác.

Ghi nhớ

Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.

Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

»» Bài tiếp theo:: Bài 3 trang 47 SGK Hóa 8

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 2 trang 47 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

Bài 2 trang 50 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 2 trang 50 sách giáo khoa Hóa lớp 8

Bài 2 trang 50 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài 2 trang 50 SGK Hóa 8

Đề bài

  1. Vì sao nói được : Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì nguyên tử phản ứng).
  1. Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?
  1. Theo hình 2.5 trong bài học hãy trả lời câu hỏi : Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản ứng không ?

Giải bài tập hóa 8 sgk ba i 2

Cách giải

Xem lại lý thuyết về phản ứng hóa học

Đáp án

Cách làm bài 1

  1. Vì phân tử cấu thành nên chất, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất (đối với đơn chất kim loại là các nguyên tử cấu thành nên). Do đó ta có thể nói : Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì nguyên tử phản ứng).
  1. Trong một phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Kết quả là làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  1. Theo hình 2.5, ta thấy số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

Cách làm bài 2

  1. Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng vì hạt hợp thành hầu hết từ các chất là phân tử mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác).

b)

Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

  1. Hình 2.5 là sơ đồ tương trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước: số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên trước và sau phản ứng. Số nguyên tử Hiđro là 4 và số nguyên tử oxi là 2.

Ghi nhớ

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Phản ứng hóa học xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác...

Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

»» Bài tiếp theo:: Bài 3 trang 50 SGK Hóa 8

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 2 trang 50 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

Giải Hóa 8 Bài 2: Chất với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 8. Bài viết giải hóa học 8 bài 2 trang 11 gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa 8.

\>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 8 Bài 3: Bài thực hành 1

Video giải Hóa 8 Bài 2 chi tiết, dễ hiểu

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa học 8 bài 2

1. Chất và tính chất của chất

chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.

2. Nước tự nhiên và nước cất

Nước tự nhiên gồm nhiều vật chất trộn lẫn, là một hỗn hợp, nước cất là nước tinh khiết.

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

B. Giải bài tập Hóa 8 Bài 2 Chất

Bài 1 Trang 11 SGK hóa 8

  1. Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
  1. Vì sao nói được: ở đâu có vật thể, ở đó có chất?

Đáp án và hướng dẫn giải

  1. Hai vật thể tự nhiên: nước, cây,...

Ngoài ra các em có thể kể tên các vật thể có sẵn trong tự nhiên như: núi, không khí, đá, sông, cây cỏ,....

Hai vật thể nhân tạo: ấm nước, bình thủy tinh,...

(Vật thể nhân tạo là những vật thể không có sẵn trong tự nhiên hay nói các khác là do con người chế tạo ra, ở đây các em có thể kể thêm đó là: ô tô, quạt điện, bàn học, ti vi, xoong nồi, tủ lạnh,....)

  1. Bởi vì, trong tự nhiên chất có mặt ở khắp nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo (bao gồm chất hay hỗn hợp một số chất). Do đó, ta có thể nói rằng, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

Bài 2 Trang 11 SGK hóa 8

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

  1. Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo.

Đáp án và hướng dẫn giải

  1. Nhôm: Ấm đun nước, chậu nhôm, thìa ăn cơm,...

Các em có thể tham khảo thêm các vật thể được làm bằng nhôm như: ca nước, tủ đựng đồ, xoong nồi, chảo, khung cửa,....

  1. Thủy tinh: Ly nước, bể cá cảnh, mắt kính,...

Các đồ vật bằng thủy tinh các em có thể tham khảo thêm: bóng đèn, cửa kính, lọ đựng hoa, ống nghiệm, nhiệt kế,....

  1. Chất dẻo: Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa,...

Một số vật thể bằng chất dèo: cốc uống nước, cánh quạt, bàn ghế, đồ chơi trẻ em, tủ quần áo, hộp bút,....

Bài 3 Trang 11 SGK hóa 8

Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :

  1. Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.
  1. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
  1. Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
  1. Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
  1. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,...

Đáp án và hướng dẫn giải

Vật thểChấtCơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạpnước, than chì, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su

Bài 4 Trang 11 SGK hóa 8

Hãy so sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.

Đáp án và hướng dẫn giải

Để thuận tiện: Ở bài này chúng ta sẽ lập bảng như sau:

Muối ănĐường ThanMàu Không màuNhiều màuĐenVịMặnNgọtKhông vịTính tan trong nướcTanTanKhông tanTính cháyKhôngCháy đượcCháy được

Bài 5 Trang 11 SGK hóa 8

Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp:

"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được..... Dùng dụng cụ đo mới xác định được... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải....."

Đáp án hướng dẫn giải

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được trạng thái, màu sắc. Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng. của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm.

Bài 6 Trang 11 SGK hóa 8

Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.

Đáp án hướng dẫn giải

Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta tiến hành làm như sau:

Lấy một cốc thủy tinh có chứa nước vôi trong và sử dụng ống hút, thổi hơi thở sục qua. Chúng ta quan sát thấy cốc nước vôi trong bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.

Bài 7 Trang 11 SGK hóa 8

  1. Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
  1. Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?

Đáp án và hướng dẫn giải

  1. Giống nhau: đều là chất lỏng, không màu.

Khác nhau:

+ Nước cất: Là nước tinh khiết chứa duy nhất 1 chất

Nhiệt độ sôi ở 100oC

+ Nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp

Nhiệt độ sôi khác 100oC

  1. Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì trong nước khoáng có một số chất khoáng có lợi cho cơ thể, nước cất có thể uống được được nó chỉ chứa duy nhất 1 chất do đó không tốt bằng nước khoáng.

Bài 8 Trang 11 SGK hóa 8

Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở – 183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí?

Đáp án và hướng dẫn giải

Nitơ lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở – 183oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ xuống của không khí đến -196oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến – 183oC mới sôi, tách riêng được hai khí.

C. Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 2

Câu 1: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?

  1. Hoa đào
  1. Cây cỏ
  1. Quần áo
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

  1. Nước cất là chất tinh khiết.
  1. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất
  1. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra
  1. Nước mưa là chất tinh khiết

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”.

  1. Thấm nước
  1. Không thấm nước
  1. Axit
  1. Muối

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”

  1. (1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế
  1. (1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế
  1. (1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất
  1. 3 đáp án trên

Câu 5: Tìm từ sai trong câu sau

“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.

Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo(4)), nước, xenlulozo…”

  1. (1), (2), (4)
  1. (1), (2), (3)
  1. (2), (3), (4)
  1. (1), (2), (3), (4)

Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

  1. Nước cất
  1. Nước mưa
  1. Nước lọc
  1. Đồ uống có gas

Câu 7: Chất tinh khiết là chất

  1. Chất lẫn ít tạp chất
  1. Chất không lẫn tạp chất
  1. Chất lẫn nhiều tạp chất
  1. Có tính chất thay đổi

Mời các bạn tham khảo trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án tại:

  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 2

D. Giải SBT Hóa 8 Bài 2 Chất

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 8 bài 2, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 8 bài 2 tại:

  • Giải SBT Hóa học lớp 8 bài 2: Chất

....................................

\>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Trắc nghiệm Hóa 8 bài 2
  • Giải SBT Hóa 8 bài 2: Chất

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.