Giao chỉ tiêu biên chế năm học 2023-2023 thanh hóa

Thông tin này được đưa ra tại Công văn 35851/BGDĐT-NGCBQLGD, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa ký ban hành gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Cụ thể công văn nêu rõ, ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026 (Quyết định số 72-QĐ/TW).

Giao chỉ tiêu biên chế năm học 2023-2023 thanh hóa

Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho năm học 2022-2023 (Ảnh: M. Hà).

Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên, theo Bộ GD-ĐT, các địa phương cần thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu...

Tuy nhiên về lâu dài, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Văn bản cũng nêu rõ, các địa phương thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.

Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.

Đồng thời, các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.

Số giáo viên được giao bổ sung sẽ được phân bổ cho các địa phương kịp phục vụ năm học mới 2022 - 2023. Theo đó, việc phân bổ sẽ được thực hiện theo hướng. Đối với mầm non, ưu tiên phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố đang còn giáo viên mầm non đã hợp đồng lao động theo Nghị định 06/2018 của Chính phủ, hiện nay đang tạm thời hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động theo Nghị quyết 102 của Chính phủ. Đối với khối phổ thông, ưu tiên cho các đơn vị khó khăn, thiếu nhiều giáo viên. Nếu còn chỉ tiêu, thực hiện việc phân bổ theo tỷ lệ chung, bảo đảm công bằng, khách quan.

Giao chỉ tiêu biên chế năm học 2023-2023 thanh hóa

Thanh Hoá là một trong những tỉnh thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước.

Trước đó, lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu giáo viên ở tỉnh này là nghiêm trọng nhất cả nước khi toàn ngành thiếu khoảng 8.968 giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của trung ương

Trả lời PV VOV, ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá cho biết; Để giải bài toán thiếu giáo viên, tỉnh Thanh Hoá đã và đang đẩy nhanh việc xoá điểm trường lẻ, dồn học sinh về điểm chính và tăng ca, tăng tiết, điều động, sắp xếp, luân chuyển giữa các cấp học, bậc học, giữa các địa phương với nhau.

"Nếu khâu đào tạo mà cân đối giữa các vùng miền thì nó sẽ giải quyết căn cơ vấn đề này. Còn trước mắt thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ điều động, khi tuyển dụng lên miền núi thì phải công tác và thời gian nhất định nào đó. Và hiện nay vẫn còn theo phương án điều động đi vụ, tức là giáo viên miền xuôi, nhưng nếu mà dôi dư giáo viên thì phải đi nghĩa vụ 2 năm 3 năm thì sẽ được quay về, hiện nay vẫn là áp dụng mô hình này. Nhưng tôi cho rằng, bài toán đó để giải quyết tính tạm thời, còn về lâu dài chúng tôi vẫn muốn xử lý bài toán cân đối về đào tạo", ông Tạ Hồng Lựu cho biết./.