Gp trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024

Theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển, container sẽ có nhiều loại khác nhau. Các đơn vị vận chuyển và công ty xuất - nhập khẩu sẽ dựa vào tính chất hàng hóa, kích thước, số lượng,... hàng cần vận chuyển để lựa chọn loại container thích hợp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn cách phân loại container và quy trình gửi hàng FCL và LCL để nắm rõ hơn về quy trình vận chuyển và làm thủ tục tại các cảng biển nhé.

I. Hướng dẫn phân loại container

1. Tổng hợp các loại container hiện nay

– DC (Dry Container) là container hàng khô (chuyên chở những loại hàng bách hóa thông thường)

– GP (General Purpose) là container thường (cách viết khác của container hàng khô)

– ST (Standard) là container tiêu chuẩn (cách viết khác của container hàng khô)

– HC (High Cube) là container cao

– RE (Reefer) là container lạnh.

– HR (High Reefer) là container lạnh, cao

– OT (Open top) là container có thể mở nắp

– FR (Flat rack) là container có thể mở nắp, mở cạnh

Tham khảo thêm: Lịch sử ra đời của Container

2. Kích thước các loại container

Theo quy định, mỗi loại container đều có kích thước cụ thể, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 để đảm bảo quá trình xếp dỡ và vận chuyển hóa an toàn đến điểm nhận hàng.

Theo đó:

– Các container ISO đều có chiều rộng là 2.438m (8ft)

– Chiều dài sẽ lấy container 40’ làm chuẩn. Các container ngắn hơn sẽ tính toán chiều dài sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Ví dụ như với 2 cont 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ khoảng cách khe hở rộng 3 inch ở giữa 2 cont 20’. Do đó, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1.5 inch).

– Chiều cao được áp dụng theo 2 loại là cont thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6’’) và cont cao sẽ có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6’’).

Các bạn theo dõi cụ thể Bảng thông số kỹ thuật container dưới đây:

Tiêu chuẩn

ISO 668:1995

20’GP 40’GP 40’HC Anh-Mỹ Hệ mét Anh-Mỹ Hệ mét Anh-Mỹ Hệ mét Số đo ngoài Dài 19’10,5’’ 6,058m 40’0’’ 12,192m 40’0’’ 12,192m Rộng 8’0” 2,438m 8’0” 2,438m 8’0” 2,438m Cao 8’6” 2,591m 8’6” 2,591m 9’6” 2,896m Số đo lòng Dài 19’3” 5,867m 39’545/64” 12,032m 39’4’’ 12,000m Rộng 7’819/32” 2,352m 7’819/32” 2,352m 7’7” 2,311m Cao 7’957/64” 2,385m 7’957/64” 2,385m 8’9” 2,650m Độ mở cửa Rộng 7’81/8” 2,343m 7’81/8” 2,343m 7’6’’ 2,280m Cao 7’53/4” 2,280m 7’53/4” 2,280m 8’5” 2,560m Dung tích 1,169ft3 33,1m3 2,385ft3 67,5m3 2,660ft3 75,3m3 Tải trọng tối đa 66.139 lb 30.400kg 66.139 lb 30.400kg 68.008 lb 30.848kg Trọng lượng bỏ 4.850 lb 2.200kg 8.380 lb 3.800kg 8.598 lb 3.900kg Tải trọng ròng 61.289 lb 28.200kg 57.759 lb 26.200kg 58.598 lb 26.580kg

Việc phân loại container sẽ dựa vào kích thước và thể tích chứa hàng của mỗi cont. Tuy nhiên, khối lượng và số lượng hàng hóa tối đa có thể xếp vào bên trong thì tương đối như nhau.

Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet

Cụ thể về kích thước của các loại container, các bạn hãy theo dõi trong bảng dưới đây:

Container 20 feet thường – 20GP

Container 20 feet Flat Rack dùng để chở hàng quá khổ quá tải

Container 20 feet thì cont 20 lạnh (RF)

Container 20 feet open top (OT)

Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20

Container 40 feet cao – 40HC
Container 40 feet lạnh – 40RF

Container 40 Cao lạnh giống như cont 40 lạnh nhưng chiều cao thì cao hơn

Container 40 feet Flat Rack chuyên chở hàng quá khổ, quá tải và siêu trường, siêu trọng

Container 40 feet Open top (OT)

Container 45 feet (45 ft High Cube container)

II. Gửi hàng nguyên (FCL) và gửi hàng lẻ (LCL)

1. Quy trình gửi hàng nguyên (FCL)

Nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL hay CY/CY) tức là người chuyên chở nhận nguyên container từ người gửi hàng. Quy trình nhận nguyên, giao nguyên diễn ra như sau:

[1] Chủ hàng giao nguyên container đã đóng hàng và niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở tại bãi container (CY – Container Yard) của cảng đi

[2] Người chuyên chở bốc container lên tàu, phát hành B/L và thực hiện vận tải

[3] Người chuyên chở dỡ container khỏi tàu và đưa về CY cảng đến

[4] Người chuyên chở giao nguyên container trong tình trạng niêm phong cho người nhận tại CY của cảng đến trên cơ sở B/L đã được phát hành.

Tham khảo: Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco

2. Quy trình gửi hàng lẻ (LCL)

Nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL) tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận hàng. Trong vận tải container, việc gom các lô hàng lẻ (Consol) thành hàng nguyên thường do các công ty dịch vụ giao nhận (FWD/Logistics) thực hiện gọi là người gom hàng (Consolidator). Quy trình giao nhận hàng lẻ diễn ra như sau:

[1] Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và cấp cho người gửi hàng một chứng từ gọi là vận đơn nhà (House Bill).

[2] Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyên container cho người chuyên chở.

[3] Hãng tàu nhận container và sẽ cấp cho người gom hàng một vận đơn là vận đơn chủ (Master Bill)

[4] Hãng tàu nhận giao container của cảng đến, dỡ khỏi tàu và giao nguyên container cho đại lý của người gom hàng tại cảng đến trên cơ sở Master Bill.

[5] Đại lý của người gom hàng dỡ hàng ra khỏi container và giao hàng lẻ cho người nhận trên cơ sở HBL.

Nội dung tham khảo:

- Phân biệt vận chuyển LCL và Groupage (consolidation)

- Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL tại Cảng Cát Lái (Chi tiết)

III. Seal container – Kẹp chì container là gì?

Seal container còn được gọi là kẹp chì container hay khóa niêm phong container. Do Seal container chỉ có thể mở ra một lần duy nhất và có mã từng seal nên có tác dụng đảm bảo tất cả hàng hóa xếp bên trong container đã được đóng và niêm phong đúng cách ở cảng đi và không bị mở trước khi đến tay người nhận.

Người vận chuyển (hãng tàu) đảm bảo rằng khi hàng tới cảng đích seal còn nguyên và hãng tàu thu phí gọi là seal fee.

Mỗi seal sẽ có một số seri gọi là số Seal (Seal no). Seal no là một dãy số gồm 6 chữ số, tùy thuộc vào số lượng sử dụng, mà các con số 0 sẽ được thêm vào phía trước cho đủ 6 chữ số. Sau khi người gửi hàng đóng hàng vào các container và kẹp chì thì số seal này sẽ được khai báo trên một số chứng từ như:

– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)

– Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Và một số chứng từ khác theo yêu cầu của từng loại hàng hóa và hải quan cảng đến.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách phân loại container và cách sử dụng Seal container (Kẹp chì container) để yên tâm hàng hóa đã được kiểm tra, niêm phong đúng khối lượng, số lượng trên giấy tờ hải quan và chuyển thẳng đến tay người nhận và quy trình vận chuyển hàng FCL và LCL. Để nắm được chi tiết quy trình vận chuyển hàng FCL và LCL của Lacco đến các cảng cụ thể và các thủ tục hải quan cho từng loại hàng hóa, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn.

Đơn vị tính GP là gì?

Gross profit hay lợi nhuận gộp là một chỉ số tài chính trong kế toán doanh nghiệp sử dụng để xác định doanh thu của doanh nghiệp sau khi đã trừ các chi phí về giá vốn hàng bán.

Cont 40 GP là gì?

3. Container 40 feet khô – 40”GP. Container 40 feet khô là loại container sử dụng cho hàng hóa thiên về thể tích nhưng có khối lượng nhẹ. Ví dụ như hàng dệt may, nội thất cồng kềnh,…

Cont 20 thương ký hiệu là gì?

DC là viết tắt của Dry container tức là container khô là loại cơ bản nhất, viết tắt là 20'DC hoặc 40'DC. Loại này sử dụng để đóng gói hàng hoá khô, nặng, thể tích nhỏ như: gạo, bột, xi măng, sắt, thép...

Container 40 HC là gì?

HC là viết tắt của từ high cube tức là cont cao. Container 40HC là loại công ten nơ cao, nó có kích thước giống cont 40 feet thường (DC) nhưng cao hơn khoảng 30 mm. Lọai này được thiết kế nhằm tối ưu đóng hàng cho container 40 feet.