Hạch toán lương và bảo hiểm trên misa năm 2024

Kế toán tiền lương là người đảm nhận việc hạch toán lương cho nhân viên và đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau của MISA MeInvoice.

Trước khi tìm hiểu về kế toán tiền lương, bạn có thể tìm hiểu những thông tin về kế toán để nắm tổng quan những thông tin về ngành gồm mức lương, kỹ năng cần có …

Xem thêm: Kế toán là gì? Những điều PHẢI BIẾT về ngành kế toán

Hạch toán lương và bảo hiểm trên misa năm 2024

1. Khái quát chung về tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên khi hoàn thành công việc theo thỏa thuận. Với doanh nghiệp, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nên chi phí sản xuất. Còn với nhân viên, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động.

Tiền lương bao gồm 02 loại sau:

– Tiền lương danh nghĩa: là chỉ số lượng tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.

– Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà doanh nghiệp trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Do đó có thể nói rằng chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của nhân viên trong các thời điểm.

Mối quan hệ mật thiết giữ tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được phản ánh qua công thức:

Trong đó:

  • ILTT: Chỉ số tiền lương thực tế
  • ILTD: Chỉ số tiền lương danh nghĩa
  • IG: Chỉ số giá cả

Như vậy, dựa trên công thức trên, chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.

2. Cách hạch toán chi phí tiền lương

2.1 Căn cứ kế toán tính lương nhân viên

Cuối tháng, kế toán tiền lương phải tiến hành tính lương cho nhân viên căn cứ theo:

– Bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên.

– Hợp đồng lao động của nhân viên.

– Quy chế về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp.

2.2 Hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng

Trước khi hạch toán chi phí tiền lương, kế toán phải xác định chi tiết tiền lương đó chi trả cho bộ phận nào và hạch toán theo thông tư nào để hạch toán cho chính xác các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.

✅Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên

  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng lương và phụ cấp
  • Có TK 334: Tổng lương và phụ cấp ✅Tiền thưởng trả cho nhân viên – Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
  • Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả nhân viên
  • Có TK 334: Tiền thưởng phải trả nhân viên

– Chi trả tiền thưởng cho nhân viên:

  • Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
  • Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên ✅Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên: – Hàng tháng, kế toán căn cứ vào kế hoạch để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
  • Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
  • Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước

– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:

  • Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
  • Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

1. Nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền gửi ngân hàng

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp bảo hiểm cho nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào Bảng lương của nhân viên, nhân viên chịu trách nhiệp nộp bảo hiểm sẽ lập yêu cầu chuyển khoản để nộp bảo hiểm.
  • Kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm, đồng thời lập giấy báo Nợ.
  • Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

1.1. Cách định khoản hạch toán nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

Nợ TK 3384 - Bảo hiểm y tế

Nợ TK 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp (TT200) (Thông tư 133 thì hạch toán vào: Nợ TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

1.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

- Vào phân hệ "Ngân hàng" => chọn tab "Thu, chi tiền" => chọn chức năng "Thêm\Nộp bảo hiểm".

- Nhập Ngày nộp bảo hiểm.

Hạch toán lương và bảo hiểm trên misa năm 2024

- Tích chọn các khoản bảo hiểm phải nộp và ấn "Nộp bảo hiểm" => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Ủy nhiệm chi nộp tiền bảo hiểm.

- Kiểm tra chứng từ chi tiền gửi và chọn tài khoản ngân hàng chi tiền.

Hạch toán lương và bảo hiểm trên misa năm 2024

- Các bạn ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn chứng từ chi tiền gửi cần in.

CHÚ Ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ nộp bảo hiểm bằng tiền gửi ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào Sổ tiền gửi ngân hàng.

2. Nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp bảo hiểm cho nhân viên, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào Bảng lương của nhân viên, nhân viên chịu trách nhiệp nộp bảo hiểm sẽ lập yêu cầu chi tiền mặt để nộp bảo hiểm.
  • Kế toán thanh toán lập Phiếu chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ
  • Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi sổ kế toán tiền mặt
  • Sau khi nộp bảo hiểm xong, nhân viên đi nộp thuế sẽ giao lại cho kế toán thanh toán giấy xác nhận nộp bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm.

2.1. Cách định khoản hạch toán nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt:

Nợ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

Nợ TK 3384 - Bảo hiểm y tế

Nợ TK 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp (TT200) (Thông tư 133 thì hạch toán vào: Nợ TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

2.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt trên phần mềm Misa

- Vào phân hệ "Quỹ" => chọn tab "Thu, chi tiền" => chọn chức năng "Thêm\Nộp bảo hiểm".

- Nhập Ngày nộp bảo hiểm.

Hạch toán lương và bảo hiểm trên misa năm 2024

- Tích chọn các khoản bảo hiểm phải nộp và ấn "Nộp bảo hiểm" => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Phiếu chi nộp tiền bảo hiểm.

Hạch toán lương và bảo hiểm trên misa năm 2024

- Kiểm tra chứng từ, sau đó ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

CHÚ Ý: Trường hợp Thủ quỹ có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi phiếu chi nộp các khoản bảo hiểm được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu chi trên tab "Đề nghị thu, chi" của Thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ thực hiện ghi sổ phiếu chi vào sổ quỹ.

Chi phí bảo hiểm hàng hoá hạch toán vào đầu?

Hạch toán bút toán khi nộp tiền Bảo Hiểm Dựa vào giấy nộp tiền và kết quả bảo hiểm xã hội gửi, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 3383: BHXH – theo tổng tỷ lệ chi phí doanh nghiệp + tỷ lệ trừ vào lương NLĐ Nợ TK 3384: BHYT – theo tổng tỷ lệ chi phí doanh nghiệp + tỷ lệ trừ vào lương NLĐ)

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

Các bút toán phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 để hạch toán cho chính xác. VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng (DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200, thì hạch toán vào: Nợ 6421), cụ thể như sau: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Bảo hiểm tai nạn lao động hạch toán vào đầu?

Chi phí điều tra TNLĐ từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạch toán lương như thế nào?

Hạch toán tiền lương là quá trình quan trọng trong việc tính toán và trả lương cho người lao động. Kế toán đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp với người lao động và yêu cầu độ chính xác cao.