Hàng hóa phức tạp nào cần bảo đảm bảo hành năm 2024

Thủ tục tạm xuất tái nhập hàng bào hành, sửa chữa cho đốis tác nước ngoài thuê vô cùng phức tạp. Công ty Universe với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc làm hải quan. Chúng tôi Ms Thoa 0914001094 là nơi cung cấp dịch vụ uy tín chất lượng và giá cả hợp lý nhất

  1. Cần lưu ý, trước hết phải xác định thật rõ nhu cầu xuất đi để chọn đúng loại hình và chuẩn bị các chứng từ phù hợp với loại hình đó. Một số nhu cầu cơ bản theo loại hình này: – Hàng cần đem đi qua nước ngoài sửa chữa, hiệu chuẩn (cần có hợp đồng, mail thỏa thuận sửa chữa) – Hàng cần đem đi qua nước ngoài bảo hành (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực) – Hàng cần đem đi triễn lãm nhưng sẽ phải tái nhập về (phải có giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn…-tùy theo trường hợp). – Hàng đem đi cho đối tác nước ngoài thuê có thời hạn (phải có hợp đồng cho thuê – ghi rõ thời hạn thuê). – Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, test, lấy mẫu phân tích (dạng này cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt / không đạt, test đủ tiêu chuẩn/ không đủ tiêu chuẩn…)
  2. Book cước vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.
  3. Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau: – Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn… (đã nêu ở trên) – Commercial Invoice được cung cấp từ công ty người gửi. Giá trị hàng hóa tùy trường hợp, có thể là 100% giá trị nếu hàng mới mua chưa sử dụng mà bị lỗi hay hàng đem đi triễn lãm, hoặc chỉ còn 10-20% giá trị ban đầu do có khấu hao sử dụng. Lưu ý là không nhất thiết giá hàng hóa phải cao hơn giá sửa chữa (trong trường hợp sửa chữa). Giải thích là do hàng hóa đã được khấu hao tài sản.

Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thời hạn tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập: Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.

  • Packing List – Công văn xin tạm xuất – tái nhập – Tờ khai xuất khẩu Lưu ý quan trọng: cần thể hiện rõ số serial number, model, hãng sản xuất, xuất xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa.

Các mặt hàng mà khi nhập về phải có giấy phép của các bộ chuyên ngành, khi làm thủ tục tạm xuất thì phải xin giấy phép của bộ công thương

  • Làm thủ tục hải quan, thông quan và xuất đi. Quy trình này cũng giống như quy trình hàng xuất bình thường.
  • Theo dõi hàng hóa, làm việc với đại lý tại nước ngoài về việc giao nhận hàng hóa. Lúc này toàn bộ là làm việc bằng email, điện thoại… vì mình không thể qua nước ngoài theo dõi việc tạm nhập hàng hóa.

Ở bước này, lưu ý một điều quan trong, đại lý nào làm thủ tục tạm nhập vào nước họ, thì lúc tái xuất ra chúng ta phải báo chính đại lý đó làm. Vì theo quy định nhiều nước, chẳng hạn là Singapore, sẽ bắt buộc nếu một forwarder làm hàng tạm nhập mà không tái xuất sẽ phải chịu phí phạt và đóng 7% thuế GST.

  • Đảm bảo thời gian tạm xuất luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sửa chữa xong, hay thời gian thuê mướn được gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm xuất.

Bộ hồ sơ cho quy trình này là: – Tờ khai tạm xuất bản gốc (liên do người xuất khẩu giữ) + bản photo sao y – Công văn xin gia hạn – Hợp đồng sữa chữa, thuê mướn, bảo hành… – Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, bảo hành, triễn lãm…

Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm xuất sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.

  • Giả sử như hàng hóa đã xong việc, cần tái nhập về, đây là lúc quan cần lưu ý một số điểm như sau: – Xác định là đúng hàng hóa đã được gửi đi (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm xuất) -> có thể yêu cầu chụp lại ảnh trước khi gửi hàng đi để kiểm tra. – Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế, lúc xuất đi khai giá trị hàng hóa như thế nào thì lúc về cũng phải khai y chang. Nếu có khác biệt, cần phải chuẩn bị lý do giải trình. – Sẽ tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá trị cho thuê, bảo hành có phát sinh chi phí cũng sẽ tính thuế vào chi phí đó. Và thuế suất sẽ tính theo thuế suất hàng hóa đó. – Hàng sẽ không chịu thuế VAT (điểm này quan trọng).

Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì liên hệ với forwarder nào làm tạm nhập hàng hóa bên nước ngoài, báo họ làm thủ tục tái xuất.

(BĐT) - Dự thảo Thông tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu (HSMT) mua sắm hàng hoá đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến.

Hàng hóa phức tạp nào cần bảo đảm bảo hành năm 2024
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Dự thảo được đánh giá là quy định chặt chẽ về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất. Theo cơ quan soạn thảo, quy định chặt chẽ nhằm tránh việc các chủ đầu tư/bên mời thầu lạm dụng gây khó khăn cho nhà thầu.

Việc nhà thầu đủ năng lực bị bên mời thầu loại “có chủ đích” chỉ vì giấy phép bán hàng là một thực trạng gây bức xúc trong đấu thầu hiện nay. Khi mở cửa thị trường cho các nước thành viên CPTPP, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là phải bảo đảm cạnh tranh, bên mời thầu không được đưa các điều kiện gây khó khăn cho nhà thầu. Chính vì vậy, Dự thảo Thông tư đưa ra những quy định rõ ràng về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất.

Theo đó, đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất, bên mời thầu không yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác, trong HSMT có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp một trong 4 tài liệu chứng minh. Các tài liệu đó là: giấy phép hoặc giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất, hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. Các yêu cầu này phải được nêu chi tiết trong HSMT để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT).

Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư cũng quy định trường hợp nhà thầu, vì một lý do nào đó, không đính kèm một trong 4 tài liệu trên trong HSDT theo yêu cầu của HSMT thì HSDT của nhà thầu vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá và được xét duyệt trúng thầu.

“Việc nhà thầu không đính kèm giấy phép hoặc giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương theo yêu cầu của HSMT không phải là lý do loại nhà thầu”, Dự thảo Thông tư quy định. Trường hợp trúng thầu, nhà thầu phải xuất trình các tài liệu này trước khi trao hợp đồng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những tài liệu, thông tin do mình cung cấp.

Cũng theo Dự thảo Thông tư, trường hợp trong nội dung giấy phép hoặc giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất, hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của HSMT, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu làm rõ các nội dung này để có đầy đủ thông tin phục vụ việc đánh giá HSDT, trao hợp đồng.

Trường hợp các nhà sản xuất, các đại lý, nhà phân phối trong lãnh thổ Việt Nam cố tình không cung cấp cho nhà thầu giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương mà không có lý do chính đáng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và cạnh tranh, dẫn đến tạo lợi thế hoặc tạo sự độc quyền cho nhà thầu khác, nhà thầu có thể phản ánh đến Bộ Công Thương để kịp thời xử lý.

Một chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu cho rằng, không phải đến Dự thảo Thông tư nói trên mới có quy định về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, mà vấn đề này đã được pháp luật về đấu thầu quy định. Song Dự thảo Thông tư quy định kỹ hơn về vấn đề giấy phép bán hàng của nhà sản xuất. “Khi quy định rõ ràng như vậy thì chủ đầu tư/bên mời thầu sẽ “hết đường” gây khó khăn đối với nhà thầu, bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu cạnh tranh, công bằng”, chuyên gia này nhận xét.

Đồng tình với nhận xét này, một số nhà thầu chuyên cung cấp hàng hóa cho rằng, hướng dẫn rõ ràng như vậy sẽ tạo điều kiện cho những nhà thầu làm ăn chân chính cung cấp được hàng hóa một cách thuận lợi; còn các chủ đầu tư mua được hàng hóa có chất lượng với xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng hóa trôi nổi…