Hàng hóa tương quan là gì

Hệ số tương quan (tiếng Anh: Correlation Coefficient) là chỉ số thống kê đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa hai biến số.

Hàng hóa tương quan là gì

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Hệ số tương quan 

Khái niệm

Hệ số tương quan trong tiếng Anh là Correlation coefficient.

Hệ số tương quan là chỉ số thống kê đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa hai biến số. Trong đó:

Hệ số tương quan có giá trị từ -1.0 đến 1.0. Kết quả được tính ra lớn hơn 1.0 hoặc nhỏ hơn -1 có nghĩa là có lỗi trong phép đo tương quan.

- Hệ số tương quan có giá trị âm cho thấy hai biến có mối quan hệ nghịch biến hoặc tương quan âm (nghịch biến tuyệt đối khi giá trị bằng -1)

- Hệ số tương quan có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến hoặc tương quan dương (đồng biến tuyệt đối khi giá trị bằng 1)

- Tương quan bằng 0 cho hai biến độc lập với nhau.

Cách tính hệ số tương quan Pearson

Có nhiều loại hệ số tương quan, nhưng loại phổ biến nhất là tương quan Pearson. Chỉ số này đo lường sức mạnh và mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến. Nó không thể đo lường các mối quan hệ phi tuyến giữa hai biến và không thể phân biệt giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập.

Hàng hóa tương quan là gì

Công thức tính hệ số tương quan Pearson

Trong đó:

ρxy:          Hệ số tương quan Pearson
Cov(x, y): Hiệp phương sai của biến x và y
σx:           Độ lệch chuẩn của x
σy:            Độ lệch chuẩn của y

Độ lệch chuẩn thể hiện độ phân tán dữ liệu từ so với mức trung bình. Hiệp phương sai thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến.

Ứng dụng của hệ số tương quan trong tài chính

Sức mạnh của mối quan hệ dựa trên giá trị của hệ số tương quan. Ví dụ: Giá trị 0,2 cho thấy có mối tương quan đồng biến, nhưng nó yếu và không đáng kể. Các chuyên gia cho rằng tương quan có ý nghĩa khi ít nhất đạt giá trị 0,8. Tuy nhiên, hệ số tương quan với giá trị tuyệt đối là 0,9 hoặc lớn hơn sẽ thể hiện mối quan hệ rất mạnh mẽ.

Ví dụ 1:
Một hệ số tương quan có thể được tính để xác định mức độ tương quan giữa giá dầu thô và giá cổ phiếu của một công ty sản xuất dầu, như Exxon Mobil Corporation. Vì các công ty dầu mỏ kiếm được lợi nhuận lớn hơn khi giá dầu tăng nên hai biến này có mối tương quan dương.

Ví dụ 2:
Hệ số tương quan dùng để xác định mức độ hiệu quả của một quĩ tương hỗ so với chỉ số chuẩn của nó (benchmark index), hoặc các tài sản hoặc quĩ khác. Bằng cách thêm một quĩ tương hỗ thấp có mức độ tương quan thấp hoặc tương quan nghịch vào danh mục đầu tư hiện có, nhà đầu tư đạt được lợi ích đa dạng hóa.

Nói cách khác, các nhà đầu tư có thể sử dụng các tài sản hoặc chứng khoán có mối tương quan âm để phòng ngừa danh mục đầu tư của họ và giảm rủi ro biến động của thị trường.

Thống kê về mối tương quan cũng cho phép các nhà đầu tư xác định khi nào mối tương quan giữa hai biến thay đổi. Ví dụ, cổ phiếu ngân hàng thường có mối tương quan tích cực với lãi suất vì lãi suất cho vay thường được tính dựa trên lãi suất thị trường:

- Nếu giá cổ phiếu của một ngân hàng đang giảm trong khi lãi suất đang tăng, các nhà đầu tư có thể đặt ra nghi vấn gì đó.

- Nếu giá cổ phiếu của các ngân hàng tương tự trong ngành cũng tăng, nhà đầu tư có thể kết luận rằng cổ phiếu ngân hàng giảm không phải do lãi suất, có thể do ngân hàng hoạt động kém hoặc gặp vấn đề về nội bộ...

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Hàng hóa tương quan là gì

Giao dịch hàng hóa phái sinh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới từ những năm 1630 tại Hà Lan và Anh với hình thức đầu tiên và sơ khai nhất là hợp đồng kỳ hạn, đây là một trong các sản phẩm của giao dịch hàng hóa phái sinh và được phát triển hoàn thiện vào cuối thế kỷ 19 cho tới bây giờ. Vì đây vẫn còn là một kênh đầu tư mới tại Việt Nam, nên vẫn còn rất nhiều khái niệm chưa được giải thích rõ ràng, hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu về hàng hóa phái sinh và thị trường hàng hóa nhé!

  • 1. Vậy hàng hóa phái sinh là gì?
  • 2. Danh mục đầu tư trong thị trường hàng hóa phái sinh
  • 3. Ưu điểm của hàng hóa phái sinh
  • 4. Tiềm năng của thị trường hàng hóa phái sinh
  • 5. Những rủi ro có thể gặp trong giao dịch hàng hóa phái sinh
  • 6. Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh hay không?
    • Giới Thiệu Công Ty Cổ Phần Giao Dịch Hàng Hóa Gia Cát Lợi

1. Vậy hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hoá phái sinh (phái sinh hàng hoá) là hình thức giao dịch hàng hoá theo các chỉ số về giá thông qua sở giao dịch hàng hoá. Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các hợp đồng giao dịch bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts): Hợp đồng kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai. Ví dụ như ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11.
  • Hợp đồng tương lai (Futures contract): Đây là dạng hợp đồng còn được gọi là hợp đồng tiêu chuẩn, định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn (Options contract): là hợp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
  • Hợp đồng hoán đổi (Swap contract): là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn) trong giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

2. Danh mục đầu tư trong thị trường hàng hóa phái sinh

Các mặt hàng được giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh trải dài theo các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến, trong đó có 4 nhóm mặt hàng đầu tư chính: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng.

Trong đó các mặt hàng trong nhóm nông sản được xem là mặt hàng thường xuyên được giao dịch nhất trên thị trường hiện nay.

Hàng hóa tương quan là gì

Các sản phẩm đầu tư

Nhóm nông sản: Đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương, lúa mì, ngô, gạo thô
Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Bông sợi, ca cao, cà phê, cao su, đường, dầu cọ
Nhóm năng lượng: Bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt, thiếc, niken, kẽm, nhôm, chì
Nhóm kim loại: Dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế

3. Ưu điểm của hàng hóa phái sinh

Hàng hóa tương quan là gì

  • Thanh khoản cao: Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường có tính thanh khoản cao do đặc thù sản phẩm đều là những sản phẩm dễ dàng lưu thông trên thị trường với khối lượng giao dịch mỗi ngày đều rất lớn, nên có thể khớp lệnh được ngay lập tức cho dù là số vốn nhỏ hay lớn. Hàng hoá phái sinh cũng cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch – bù trừ nhanh chóng.
  • Giao dịch 2 chiều: Thị trường chứng khoán chỉ giới hạn việc kiếm lợi nhuận từ 1 chiều, nghĩa là chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng, còn ngược lại khi giá cổ phiếu giảm thì không thể kiếm được lợi nhuận. Do đó, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu phải chờ cho giá của cổ phiếu đó tăng cao hơn. Trong khi thị trường hàng hóa phái sinh đều có thể kiếm được lợi nhuận khi giá mặt hàng đó giảm (giao dịch 2 chiều). Nghĩa là khi giá hàng hóa tăng thì nhà đầu tư mua lên và kiếm được lợi nhuận theo xu thế tăng. Và ngược lại, khi giá giảm thì nhà đầu tư có thể mở vị thế bán cho một mặt hàng mà quý nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch và kiếm được lợi nhuận khi mặt hàng đó giảm như dự đoán.
  • Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể chốt lãi/lỗ ngay lập tức (T+0) mà không cần phải chờ tới tận 3 ngày (T+3) sau khi mua như cổ phiếu thì mới có thể chốt lãi/lỗ. Do vậy nhà đầu tư có thể chủ động làm chủ được giao dịch của mình khi có biến động về giá hoặc rủi ro ngoài ý muốn thì có thể thoát lệnh được ngay lập tức.
  • Minh bạch và an toàn: Tất cả các sản phẩm trên thị trường hàng hóa phái sinh đều phải đảm bảo yêu cầu về rõ ràng thông tin sản phẩm. Cũng như được tiêu chuẩn hóa theo quy định quốc tế và được thông qua bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam khi liên thông với các sàn giao dịch trên thế giới. Các sản phẩm giao dịch chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc cung và cầu trên thị trường thế giới. Vì vậy việc thao túng giá là rất khó xảy ra do phạm vi giao dịch rộng lớn chứ không phải bị giới hạn trong một nước hoặc một vùng. Các giao dịch hàng hóa phái sinh đều phải thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo hộ, nên có thể đảm bảo an toàn về pháp lý, từ đó hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
  • Đòn bẩy lớn: Thị trường hàng hóa phái sinh có khả năng sinh lời cao hơn so với thị trường chứng khoán nhờ lợi thế về đòn bẩy tài chính. Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính lên đến 1:10, thậm chí là 1:20 tùy từng mặt hàng so với mức vốn của mình, nhưng nếu xét về hệ số rủi ro thì lại thấp hơn nhiều so với thị trường ngoại hối (Forex). Thị trường hàng hóa phái sinh được pháp luật Việt Nam công nhận vào bảo hộ, nên Quý Nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi tham gia đầu tư với số tiền lớn.
  • Khả năng sinh lời lớn: Nhờ vào mức đòn bẩy lớn và biến động giá khá mạnh nên hoàn toàn có thể tạo ra khả năng sinh lời lớn hoặc cực lớn trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà quý nhà đầu tư tham gia giao dịch mà quyết định việc sinh lời cao hay thấp.

Bảo Hiểm Giá Trong Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh

Làm Sao Để Chiến Thắng Trên Thị Trường Hàng Hóa Phái Sinh

Những Điều Cần Biết Khi Đầu Tư Vào Thị Trường Hàng Hóa

4. Tiềm năng của thị trường hàng hóa phái sinh

Hàng hóa tương quan là gì

Trong vài năm trở lại đây, đầu tư hàng hóa phái sinh đã trở nên khá phổ biến trên thế giới và tại thị trường Việt Nam. Khi thị trường chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu chững lại, các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm thị trường tài chính mới. Và thị trường hàng hóa như một ngôi sao đang lên với những ưu điểm vượt trội của mình. Ngoài ra đây còn là kênh đầu tư đã được bộ Công Thương cấp phép. Khác hẳn so với thị trường ngoại hối (Forex), thị trường hàng hóa được bảo lãnh bởi Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam nên đảm bảo được tính minh bạch và uy tín cho Nhà đầu tư.

Sản phẩm phái sinh còn là công cụ để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, danh mục đầu tư đa dạng và phóng phú trên thị trường hàng hóa phái sinh sẽ giảm thiểu sự ảnh hưởng của chỉ số thị trường chung cho một vài mặt hàng nhất định để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với thời gian giao dịch T+0, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. Ở các thị trường có nền tài chính phát triển, giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư có cơ hội hưởng chênh lệch giá khi biết được thời điểm mua ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn tại các nhịp hồi phục trong phiên mà không cần chờ thời gian 3 ngày như khi đầu tư ở thị trường cổ phiếu. Cơ chế giao dịch đối ứng cho phép nhà đầu tư mua bán liên tục và ghi nhận lãi/lỗ ngay lập tức. Bên cạnh đó, giá cả thì luôn được cập nhật trong phiên giao dịch, nên chỉ cần ra/vào lệnh hợp lý, “mua thấp, bán cao” và “bán cao, mua thấp” là giá trị tài khoản và nguồn vốn của nhà đầu tư sẽ gia tăng.

5. Những rủi ro có thể gặp trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Hàng hóa tương quan là gì

Tuy nhiên đi đôi với lợi ích sinh lời cao thì không thể không tránh khỏi rủi ro, hay còn gọi là “High risk high return” – Rủi ro cao thì lợi nhuận cao. Bất kể kênh đầu tư tài chính nào cũng đều tồn tại rủi ro và thị trường hàng hóa phái sinh cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số rủi ro mà Nhà đầu tư có thể gặp phải trong quá trình tham gia giao dịch trong thị trường hàng hóa:

  • Mức biến động lớn

Tương tự như các thị trường tài chính khác, hàng hóa phái sinh cũng chịu tác động của các hoạt động giao dịch, thanh toán và kiểm soát độ biến động của hàng hóa.

Phái sinh hàng hóa chịu biến động lớn do giao dịch với các sàn trên thế giới, mọi người điều có thể tham gia đầu tư từ Châu Á sang Châu Âu rồi đến Châu Mỹ. Nên chỉ cần dự đoán sai thì nhà đầu tư sẽ thiệt hại.

  • Đặt nhầm lệnh

Không hiểu bản chất của các lệnh, đặt nhầm lệnh hoặc đặt lệnh nhiều nhưng không đặt lệnh dừng lỗ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thua lỗ nặng của các nhà đầu tư.

6. Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh hay không?

Hàng hóa tương quan là gì

Câu trả lời là nên! Tại sao không? Với một kênh đầu tư đang có tiềm năng phát triển lớn và những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các kênh đầu tư tài chính hiện có trên thị trường. Thị trường hàng hóa phái sinh chắc hẳn sẽ là một cơn gió mới, Nhà đầu tư có thể bắt đầu với số vốn vô cùng hợp lý (từ nhỏ đến lớn) so với việc đầu tư vào thị trường ngoại hối (Forex) hay Bất động sản – thị trường có khả năng thanh khoản thấp hơn nhiều.

Giao dịch hàng hóa phái sinh đã được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao về khả năng giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua lẫn người bán với thời gian giao dịch linh hoạt. Người bán và người mua có thể mua vào và bán ra một mặt hàng xác định mà không mất thời gian chờ đợi như chứng khoán.

Nhà đầu tư không cần bỏ một số vốn lớn nhưng vẫn thu được lời nhuận với tiềm năng tăng trưởng tốt, đây cũng chính là ưu điểm của kênh đầu tư này.

Vậy để hạn chế được rủi ro trong giao dịch hàng hóa phái sinh, Nhà đầu tư cần có một kế hoạch đầu tư phù hợp với lộ trình của riêng mình. Việc tìm kiếm được một nơi đầu tư an toàn và uy tín cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc chưa tìm được phương hướng đầu tư, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Công ty CP GDHH Gia Cát Lợi sẽ tư vấn tận tình và vạch ra cho Quý Nhà đầu tư lộ trình phù hợp cho bản thân mình.

Cách tính rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Quản Trị Rủi Ro Trong Đầu Tư Hàng Hóa Phái Sinh

Có nên đầu tư phái sinh hàng hóa hay không?

Hàng hóa tương quan là gì

Giới Thiệu Công Ty Cổ Phần Giao Dịch Hàng Hóa Gia Cát Lợi

Thử sức tham gia đầu tư ngay với thị trường quốc tế cùng doanh nghiệp TOP đầu, hỗ trợ chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm; cùng bạn tiến gần hơn tới hành trình tự do tài chính.

Hàng hóa tương quan là gì