Hành vi mua bán hóa đơn là gì năm 2024

Hóa đơn đỏ là một tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Mặc dù hành vi mua bán hóa đơn đỏ là hành vi bị nghiêm cấm nhưng hiện nay tình trạng mua bán hóa đơn đỏ ngày càng phổ biến và công khai. Vậy hành vi mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý thế nào?

.jpg)I. Thực trạng liên quan đến mua bán hóa đơn đỏ hiện nay

Thực trạng mua bán hóa đơn đỏ hiện nay đang diễn ra rất phức tạp và khó kiểm soát. Chỉ cần tìm kiếm trên Google cụm từ “mua bán hóa đơn điện tử” ngay lập tức sẽ bắt gặp tràn lan dịch vụ mua bán hóa đơn, bán hóa đơn đỏ. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Telegram… cũng có hàng loạt nhóm mua bán hóa đơn với số lượng thành viên không hề nhỏ.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, trong năm 2022, cơ quan thuế đã phát hiện và xử lý 1.121 vụ vi phạm về hóa đơn, thu nộp ngân sách nhà nước trên 1.800 tỷ đồng. Trong đó, có 28 vụ vi phạm về mua bán hóa đơn, thu nộp ngân sách nhà nước trên 100 tỷ đồng.

II. Quy định pháp luật liên quan đến mua bán hóa đơn đỏ

Quy định pháp luật liên quan đến mua bán hoá đơn đỏ như sau:

1. Mua bán hóa đơn đỏ là gì?

Mua bán hóa đơn đỏ là hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) giữa các tổ chức, cá nhân. Hóa đơn VAT là loại chứng từ quan trọng trong kinh doanh, được sử dụng để chứng minh nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh và là căn cứ để xác định số thuế cần nộp.

.jpg)2. Mua bán hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? Sẽ bị xử lý thế nào?

Mức xử phạt hành chính

– Căn cứ Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hành vi cho, bán hóa đơn sẽ bị phạt tiền ở 02 khung tùy vào từng trường hợp, cụ thể:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành;
  1. Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại Điều này;
  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại Điều này.

– Căn cứ Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hành vi sử dụng hóa đơn đỏ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc phải hủy hóa đơn đã sử dụng:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Mức xử phạt hình sự

Đối với cá nhân phạm tội

Hành vi mua bán trái phép hóa đơn là hành vi của “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, đối với cá nhân phạm tội sẽ có 03 khung hình phạt theo các khoản 1,2,3 của Điều trên.

“Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

  1. Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Căn cứ khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 quy định pháp nhân thương mại có hành vi mua bán trái phép hóa đơn thì phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  1. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

3. Chủ thể có quyền xử lý vi phạm mua bán hóa đơn đỏ

Chủ thể có quyền xử lý vi phạm mua bán hoá đơn đỏ như sau:

- Cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

- Cơ quan công an có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- Cơ quan thanh tra có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn trong trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

III. Các thắc mắc liên quan đến mua bán hóa đơn đỏ

1. Mua bán hóa đơn đỏ dưới 50 phôi có bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 quy đinh:

- Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, mua bán hoá đơn đỏ dưới 50 phôi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người mua bán hoá đơn đỏ dưới 50 phôi sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hành vi cho, bán hóa đơn sẽ bị phạt tiền ở 02 khung tùy vào từng trường hợp.

.jpg)2. Mua bán hóa đơn đỏ có bị phạt tù không?

Hành vi mua bán hóa đơn đơn đỏ sẽ bị phạt tù nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì hành vi mua bán hóa đơn đỏ phải thuộc một trong các trong các trường hợp sau:

- Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;

- Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;

- Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

Cụ thể tại theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã quy định mức xử phạt các cá nhân, tổ chức phạm tội mua bán trái phép hóa đơn như sau:

*Đối với cá nhân:

- Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với trường hợp mua bán trái phép hóa đơn dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Đối với pháp nhân thương mại

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng với pháp nhân thương mại mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, các cá nhân, pháp nhân thương mại không được phép mua bán hóa đơn đỏ ở dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Mua bán hóa đơn đỏ có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

– Căn cứ Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hành vi cho, bán hóa đơn sẽ bị phạt tiền ở 02 khung tùy vào từng trường hợp, cụ thể:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành;
  1. Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại Điều này;
  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại Điều này.

– Căn cứ Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hành vi sử dụng hóa đơn đỏ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc phải hủy hóa đơn đã sử dụng:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Như vậy, tuỳ vào tính chất mức độ của vụ việc mà hành vi mua bán háo đơn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính từ mức 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài mua bán hóa đơn đỏ. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về mua bán hóa đơn đỏ, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Thế nào là hành vi mua bán hóa đơn?

Theo đó, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi in, phát hành, mua bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép các đối tượng là hóa đơn, chứng từ được sử dụng trong hoạt động thu nộp ngân sách nhà nước.

Mua hóa đơn VAT bị phạt như thế nào?

Việc mua hóa đơn là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Thông tư 10/2014/TT-BTC.

Thế nào là tội trốn thuế?

Hiện nay chưa có quy định nào về khái niệm tội trốn thuế là gì. Tuy nhiên có thể hiểu, tội trốn thuế là tội phạm mà người thực hiện tội phạm này thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.

Hóa đơn đỏ có tác dụng gì?

Theo đó, hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện: - Căn cứ để người mua hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế cần nộp khi kê khai thuế GTGT. - Căn cứ để người bán hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.