Hay chứng mình kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh mang nhiều rủi ro và ảnh hưởng dây chuyền

Mục lục bài viết

  • 1. Hoạt động huy động vốn
  • 2. Hoạt động cấp tín dụng
  • 3. Hoạt động dịch vụ thanh toán
  • 4. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần
  • 5. Hoạt động kỉnh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
  • 6. Các hoạt động kinh doanh khác
  • 7. Mở tài khoản
  • 8. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
  • 9. Góp vốn, mua cổ phần
  • 10. Tham gia thị trường tiền tệ
  • 11. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại

Luật sư tư vấn:

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trải qua hàng trăm năm , đến nay hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở thành một yếu tố không thể thiếu gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới .

Ngân hàng là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá , một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Với vai trò đó, ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Mỗi nước khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau. Thông thường, người ta phải dựa vào tính chất và mục đích, đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính.

1. Hoạt động huy động vốn

- Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác;

- Được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Ngân hàng thương mại được vay vốn của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Ngân hàng thương mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2. Hoạt động cấp tín dụng

- Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

>> Xem thêm: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì ? Điều kiện hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

3. Hoạt động dịch vụ thanh toán

- Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.

- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác và được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Ngân hàng thương mại mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Cung ứng các phương tiện thanh toán; Cung ứng các dịch vụ thanh toán gồm: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chỉ, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

- Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

- Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

4. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần

Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định dưới đây:

- Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lí, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lí danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; Cho thuê tài chính; Bảo hiểm.

- Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lí tài sản bảo đảm, kiều hổi, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

>> Xem thêm: Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?

- Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng. Trường hợp ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác không thuôc lĩnh vực kể trên phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận. Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nấm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và, trong giới hạn quy định của Ngân hàng nhà nước.

5. Hoạt động kỉnh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh

Ngân hàng thương mại sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng vãn bản, được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm: Ngoại hối; Phái sinh về tỉ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.

Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thưong mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Ngân hàng nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.

6. Các hoạt động kinh doanh khác

Ngân hàng thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

Ngân hàng thương mại được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, đại lí trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lí tài sản theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Được thực hiện dịch vụ quản lí tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lí, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

>> Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Được tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; Dịch vụ môi giới tiền tệ; Lưu kí chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

7. Mở tài khoản

– Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.

– Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác.

– Ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

8. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán

– Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

– Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

9. Góp vốn, mua cổ phần

– Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định pháp luật.

>> Xem thêm: Hạn mức bảo lãnh là gì ? Khái niệm về hạn mức bảo lãnh

– Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:

a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;

b) Cho thuê tài chính;

c) Bảo hiểm.

– Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

– Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

a) Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;

b) Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này.

– Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận.

Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

>> Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì ? Quy định về ngân hàng thương mại

– Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

10. Tham gia thị trường tiền tệ

Ngân hàng thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh

– Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây:Ngoại hối; Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.

– Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.

– Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Nghiệp vụ ủy thác và đại lý: Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

11. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại

– Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

>> Xem thêm: Bảo hiểm tiền gửi là gì ? Ý nghĩa quy định về bảo hiểm tiền gửi ?

– Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

– Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

– Dịch vụ môi giới tiền tệ.

– Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê