Hiện tượng ngáo đá là gì

Ma túy đá hiện nay đang là một vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội. Có rất nhiều những vụ án thương tâm do người bị ngáo đá gây ra. Vậy ngáo đá là gì? Người bị ngáo đá thường có những biểu hiện gì? Cách xử lý khi gặp người bị ngáo đá? Phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng? Người bị ngáo đá tự gây thương tích tại nơi công cộng có bị xử phạt không? Người bị ngáo đá giết người bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Ngáo đá là gì?

Ngáo đá là trạng thái loạn thần do sử dụng ma túy đá. Sau khi sử dụng ma túy đá, người chơi xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi. “Ngáo đá” là một trường hợp rất nguy hiểm, bởi chính cái ảo giác hoang tưởng đó kết hợp với rối loạn hành vi sẽ khiến cho người bị “ngáo đá” có thể hành động như là giết người khác hoặc tự sát. Như vậy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình và những người xung quanh.

Hiện tượng ngáo đá là gì
Người ngáo đá thường có những biểu hiện gì?

Người bị ngáo đá thường có những biểu hiện gì?

Biểu hiện của người bị “ngáo đá” giống như biểu hiện của người bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, mức độ của người bị “ngáo đá” sẽ nguy hiểm hơn, cao hơn tâm thần phân liệt.

Người sử dụng ma túy “đá”, bị “ngáo đá” phê thuốc thường mất kiểm soát hành vi, khuôn mặt ngáo ngơ, có những hành động kỳ quặc như: tưởng tượng mình là chim bay lượn, là cá bơi dưới nước,tự chặt ngón chân hoặc ngón tay của mình…

Các dấu hiệu đặc trưng của các đối tượng “ngáo đá”:

– Mắt đảo điên, nghiến răng, thở nhanh, ngứa ngáy;

– Cách giao tiếp bất thường với những người xung quanh, kể cả người thân, bạn bè, hàng xóm và hay nói nhảm;

– Tự gây thương tích cho mình hoặc người khác bằng hung khí;

– Có những hành động vô thức lặp đi lặp lại;

– Dễ nổi cáu, nổi giận, mất kiểm soát bản thân và có những hành vi vô thức.

Cách xử lý khi gặp người bị ngáo đá

Đối tượng bị “ngáo đá” có thể là người thân trong gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người không quen biết, có thể xuất hiện ở nhà hay bất kỳ đâu. Nếu gặp phải người ngáo đá, chúng ta cần phải phòng ngừa cẩn thận, không để bản thân và người nhà rơi vào tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế.

Do đó, khi gặp đối tượng “ngáo đá”, điều đầu tiên bạn nên làm đó là tránh xa đối tượng càng xa càng tốt, tiếp đó bạn nên làm những việc sau đây:

– Gọi điện ngay cho cơ quan chức năng;

– Khóa cửa nếu đối tượng ở trong nhà và cần đề phòng đối tượng có những hành vi nguy hiểm vì lúc này họ không thể nhận thức được ai kể cả người thân của mình;

– Cất giấu những đồ vật, dụng cụ có thể gây nguy hiểm ra xa đối tượng này vì rất có thể họ sẽ sử dụng những đồ vật làm hung khí tấn công người xung quanh.

– Hạn chế những tác động làm kích động tinh thần người ngáo đá và không tụ tập đông người xung quanh để xem.

Phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng?

Hiện nay, việc rối loạn tâm thần do dùng các chất kích thích mạnh như: ma túy đá, thuốc lắc… không thuộc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Tuy nhiên, trong cấu thành của một số tội về vi phạm giao thông, việc sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác là tình tiết định khung tăng nặng được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự, cụ thể được quy định tại:

– Điểm b, khoản 2, Điều 260 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

– Điểm b, khoản 2, Điều 267 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường sắt.

– Điểm b, khoản 2, Điều 272 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường thủy.

Người bị ngáo đá tự gây thương tích tại nơi công cộng có bị xử phạt không?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về xử phạt đối với trường hợp người bị ngáo đá tự gây thương tích cho mình tại nơi công cộng, tuy nhiên, người bị ngáo đá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy của mình, cụ thể:

Căn cứ khản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngáo đá giết người bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hiện tượng ngáo đá là gì
Ngáo đá giết người bị xử lý như thế nào?

Do đó, phạm tội giết người do “ngáo đá” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với tội giết người. Khung hình phạt cụ thể như sau:

Khung 1 (khoản 1 Điều 123)

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:

– Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

– Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.

Khung 2 (Khoản 2 Điều 123)

– Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp kể trên.

– Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

Hy vọng bài đọc mang lại kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.

Đập Đá có tác hại như thế nào?

Tóm lại, sử dụng ma túy đá dù ít cũng dễ gây nghiện, khi nghiện thì khó cai và gây ra những tác hại nghiêm trọng về sức khoẻ như: rối loạn tâm thần, gây ra hoang tưởng hay ảo giác, có các hội chứng như co giật, động kinh, nghiêm trọng dần là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, đột quỵ…

Ngưng sử dụng ma túy đá bao lâu thì hết?

Về thời gian bán thải của ma túy đá thì loại này sẽ tồn tại trong nước tiểu trong vòng 3 giờ; tổn tại trong máu hoặc nước tiểu từ 36- 72h sau khi sử dụng liều cuối cùng. Trường hợp, em đã ngừng dùng ma túy đá trong 10 ngày thì hoàn toàn có thể đi khám sức khỏe bình thường.

Người nghiện ma túy có biểu hiện gì?

Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy.

Tâm trạng thường bồn chồn, lo lắng, nói dối, đôi khi nói nhiều, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt..

Hay ngáp vặt, người mệt mỏi, lừ đừ, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân..

Nếu là học sinh thì thường đi trễ, trốn học, học lực giảm sút, trong lớp hay ngủ gà ngủ gật..

Người sử dụng ma túy đá có biểu hiện gì?

Người nghiện ma túy đá thường có dấu hiệu như sút cân nhanh chóng, không có nhu cầu ngủ, miệng có mùi hôi, da nhăn nheo, cơ thể bốc mùi, tâm trạng thất thường... Ma túy đá là hóa chất tổng hợp từ thuốc kích thích amphetamine, có tên khoa học là methamphetamine.