Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024

Học để điều trị bệnh nhân tốt hơn

  • Thông báo
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Search for:

Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024

  • Giới thiệu
    • Hình ảnh
    • Video
  • Kiến thức y khoa
    • Bệnh lý cột sống
    • Chấn thương cột sống
    • Dị dạng mạch máu não
    • Thần kinh chức năng
    • U não
    • Chấn thương sọ não
    • Case lâm sàng
  • Góc Sinh Viên
  • Tin Tức

Tin tức

Trang chủTin tứcĐỌC MRI CỘT SỐNG THẮT LƯNG CĂN BẢN

Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024

Bệnh lý cột sống, Góc Sinh Viên Trần Đức Duy Trí 02/05/2018

Leave a Comment

(0 Comments)

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Your comment*

First and Last name*

E-mail Address*

Website

Bài viết mới

  • NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TRONG MÀNG CỨNG VÙNG THẮT LƯNG
  • CỘNG HƯỞNG TỪ PHỔ TRONG PHÂN ĐỘ U TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM VÙNG THÂN NÃO
  • PARACETAMOL KHÔNG HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG CẤP TÍNH
  • CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG-KIẾN THỨC THIẾT YẾU CHO SINH VIÊN
  • PHẪU THUẬT ĐỘNG KINH-MỘT SỐ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Chuyên mục

  • Bệnh lý cột sống (32)
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên (1)
  • Case lâm sàng (4)
  • Chấn thương cột sống (3)
  • Chấn thương sọ não (8)
  • Chuyên môn (1)
  • Dị dạng mạch máu não (1)
  • Đột quỵ- Tai biến mạch máu não (5)
  • Giải phẫu và sinh lý thần kinh (1)
  • Góc báo chí (5)
  • Góc Sinh Viên (40)
  • Hình ảnh (6)
  • Hướng dẫn (2)
  • Kiến thức phổ thông (1)
  • Thần kinh chức năng (13)
  • U não (9)
  • Uncategorized (3)
  • Video (11)

Thứ 2 - Thứ 6

7:00 - 17:00

Thứ 7

7:00 - 11:00

Chủ nhật và ngày lể

Nghĩ

Chụp MRI cột sống có ý nghĩa to lớn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý cột sống. Khác với phương pháp chụp X-quang hay chụp CT Scanner, kỹ thuật chụp MRI cột sống không sử dụng tia X.

Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024
Chụp MRI cột sống giúp bác sĩ chẩn đoán sớm các bệnh như: gai cột sống, thoái hóa cột sống, lao cột sống, khối u trong cột sống,… Vậy những ai và khi nào cần chụp MRI cột sống? Quy trình thực hiện ra sao?

Chụp MRI cột sống là gì?

Chụp MRI cột sống hay chụp cộng hưởng từ cột sống là kỹ thuật sử dụng từ trường để tạo nên hình ảnh cột sống một cách chi tiết và rõ nét. Hình ảnh MRI cột sống giúp bác sĩ có thể quan sát tình trạng tổn thương với độ chính xác cao.

Cột sống có hình dạng gần giống hình chữ S với 2 đoạn ưỡn (vị trí cổ và thắt lưng) và 1 đoạn gù ở ngực. Cột sống của con người được cấu tạo từ 33 – 35 đốt sống, ngăn cách bởi các đĩa xốp và phân loại thành các khu vực riêng biệt. Cột sống là bộ phận có chức năng chống đỡ trọng lượng của cơ thể, đồng thời kết nối các xương với nhau từ đó giúp con người vận động linh hoạt và đa dạng hơn. Cột sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống – đây là bộ phận quan trọng trong hệ thần kinh trung ương cùng với não bộ có chức năng chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Cột sống kết hợp với xương chậu và xương sườn tạo thành khung xương hoàn chỉnh, cùng các cơ tạo thành khung bảo vệ nội tạng bên trong ổ bụng và lồng ngực.

Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể vì vậy rất dễ bị chấn thương trong quá trình vận động hàng ngày. Một số kỹ thuật thường được áp dụng để chẩn đoán những tổn thương và bệnh lý tại cột sống bao gồm: chụp X-quang, siêu âm, chụp CT Scanner, chụp MRI,… Trong đó kỹ thuật chụp MRI được đánh giá cao hơn hẳn trong việc chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến cột sống.

Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024
Chụp MRI cột sống giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác những tổn thương và bệnh lý liên quan đến cột sống

Đối tượng nào cần chụp MRI cột sống?

Thông thường, kỹ thuật chụp MRI sẽ được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương hoặc bệnh lý tại vùng cột sống. Người bệnh chỉ được thực hiện chụp MRI nói chung và MRI cột sống nói riêng khi có chỉ định từ bác sĩ. Những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống điển hình như:

  • Thường xuyên đau mỏi vùng thắt lưng không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, cơn đau dữ dội hơn sau khi mang vác vật dụng nặng hoặc vận động mạnh.
  • Đau lưng dai dẳng ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
  • Tiểu tiện mất kiểm soát.
  • Tay chân tê bì, có cảm giác ngứa ngáy và châm chích dọc vùng sống lưng.
  • Gặp khó khăn trong việc cúi xuống, không thể ngồi hay đứng dậy bình thường.
  • Đau thắt lưng dữ dội mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Có tiền sử hoặc dấu hiệu bị ung thư não và cột sống.
  • Chấn thương vùng lưng do tai nạn hoặc va chạm hàng ngày.
  • Có tình trạng sưng, viêm bất thường ở đốt sống và các mô xung quanh.

Lợi ích của kỹ thuật chụp MRI cột sống

Chụp MRI cột sống là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có quy trình thực hiện đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, chụp MRI là phương pháp giúp bác sĩ quan sát tủy sống và dây thần kinh tại vùng cột sống hiệu quả nhất. Những lợi ích khác của kỹ thuật này bao gồm:(1)

  • Không sử dụng tia xạ, vì vậy người bệnh sẽ không có nguy cơ bị nhiễm phóng xạ.
  • Chụp cộng hưởng từ phản ánh chân thực những bất thường ở cột sống, điều mà các kỹ thuật xét nghiệm hình khác chưa thể hiện được. Cụ thể, hình ảnh MRI cột sống rõ nét và chi tiết hơn hình ảnh thu được từ kỹ thuật chụp X-quang, chụp CT Scanner.
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống có thể phát hiện những bất thường bị xương che khuất.
  • So với chất cản quang i-ốt dùng trong kỹ thuật chụp CT, chụp X-quang thì chất tương phản từ Gadolinium dùng trong kỹ thuật chụp MRI được đánh giá ít xảy ra tình trạng dị ứng hơn.
  • Giúp phát hiện sớm dấu hiệu của khối u và tình trạng nhiễm trùng tại cột sống. So với chụp CT Scanner, chụp MRI giúp đánh giá tình trạng áp xe, u mô mềm gần tủy sống tốt hơn.

Trong một số trường hợp điều trị bệnh và chấn thương có thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ cột sống với mục đích đánh giá khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, nhiễm trùng, tái xuất hiện đĩa đệm thoát vị,…

Các vị trí cần chụp MRI cột sống

Chụp cộng hưởng từ cột sống cho hình ảnh giải phẫu cột sống khách quan giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị chính xác. Hình ảnh MRI cột sống cho thấy rõ ràng hơn những tổn thương ở sụn khớp, đĩa đệm, dây chằng, tầng xương dưới sụn, màng hoạt dịch. Cột sống thắt lưng và cột sống cổ là 2 vị trí được bác sĩ chỉ định chụp MRI thường xuyên nhất.

1. Chụp MRI cột sống cổ

Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ cột sống cổ là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ có tần số radio kích thích các Proton Hydro, từ đó thu lại các tín hiệu và tạo nên hình ảnh giải phẫu vùng cột sống cổ trên mặt phẳng 2D/3D một cách sắc nét, chi tiết và chân thực nhất. Kỹ thuật này có quy trình thực hiện đơn giản, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý hoặc tổn thương vùng cột sống cổ một cách hiệu quả nhất.

1.1 Lợi ích của kỹ thuật MRI cột sống cổ:

Chụp MRI cột sống cổ đóng góp nhiều lợi ích cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh, điển hình như:

  • Độ an toàn cao, không sử dụng tia bức xạ, vì vậy khi chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cơ thể người bệnh hoàn toàn không xảy ra bất kỳ biến đổi sinh lý nào.
  • Hình ảnh MRI cột sống cổ trên mặt phẳng đa chiều với lát cắt mỏng (chỉ 1mm) giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết phần mềm và cột sống vùng cổ, đảm bảo không bỏ qua bất kỳ tổn thương hay dấu hiệu bệnh nào.
  • Kỹ thuật này cho phép khảo sát đám rối thần kinh cánh tay mà có thể không cần sử dụng đến thuốc tương phản, từ đó cho phép bác sĩ có thể khảo sát được những tổn thương tiềm ẩn mà các kỹ thuật khác chưa thể hiện được.

1.2 Khi nào người bệnh cần chụp MRI cột sống cổ:

Những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định chụp MRI cột sống cổ bao gồm:

  • Đau nhức cổ vai gáy, tê bì chân tay kéo dài.
  • Nghi ngờ thoát vị đĩa đệm có chèn ép dây thần kinh, ống sống.
  • Nghi ngờ có tình trạng lồi, phình, thoái hóa cột sống cổ.
  • Chấn thương, xẹp, trượt đốt sống cổ.
  • Nghi ngờ có khối u trong xương hoặc phần mềm vùng cột sống cổ.
  • Nghi ngờ có bất thường về mạch máu và đám rối thần kinh ở cánh tay.
    Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024
    Chụp cộng hưởng từ cột sống là kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có tổn thương tại vị trí cột sống cổ

2. Chụp MRI cột sống thắt lưng

Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng radio và từ trường để tái hiện hình ảnh chi tiết vùng cột sống thắt lưng. Hình ảnh MRI có độ tương phản cao giúp bác sĩ quan sát được hầu hết những cấu trúc tại thắt lưng như tín hiệu tủy xương của thân sống, thành phần của rễ và dây thần kinh, mô mềm, dây chằng, mấu khớp,… Đây cũng là điều hạn chế ở kỹ thuật chụp CT Scanner và chụp X-quang.

2.1 Lợi ích của kỹ thuật chụp MRI cột sống thắt lưng

Chụp cộng hưởng từ mang lại nhiều lợi ích giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị tổn thương, bệnh lý tại cột sống thắt lưng đạt hiệu quả tốt nhất, bao gồm:

  • Đây là kỹ thuật không xâm lấn, không xảy ra tác dụng phụ, quy trình thực hiện đơn giản. Quá trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng không sử dụng tia xạ nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh.
  • Chất lượng hình ảnh MRI rõ nét hơn hình ảnh X-quang gấp nhiều lần nên khả năng xác định tổn thương sẽ cao hơn.
  • Hình ảnh MRI cột sống thắt lưng giúp bác sĩ quan sát được các vấn đề như: hẹp ống sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
  • Phát hiện sớm những tổn thương nguy hiểm khác như: lao cột sống, viêm nhiễm cột sống thắt lưng, khối u tại vùng cột sống thắt lưng và vùng lân cận,…

2.2 Khi nào người bệnh cần chụp MRI cột sống thắt lưng

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng đối với các trường hợp sau đây:

  • Cần đánh giá những bất thường, bệnh lý bẩm sinh tại vùng cột sống thắt lưng.
  • Nghi ngờ vùng thắt lưng và cột sống mắc các bệnh lý như: chèn ép tủy sống, thoái hóa/thoát vị đĩa đệm, viêm tủy, u tủy,…
  • Cần đánh giá tình trạng cột sống thắt lưng sau khi bị chấn thương nhằm phát hiện sớm những bất thường trong đĩa đệm, dây chằng, xương, tủy sống.
  • Quan sát và đánh giá tình trạng dây thần kinh cột sống bị đè nén hoặc viêm nhiễm.
    Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024
    Hình ảnh MRI cột sống thắt lưng có độ tương phản cao, rõ nét giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất

Quy trình chụp MRI cột sống như thế nào?

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cột sống sử dụng hệ thống máy chụp MRI và được thực hiện bởi bác sĩ cùng sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên MRI. Toàn bộ quy trình chụp MRI phải được thực hiện tại phòng chụp đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế.

1. Cần chuẩn bị những gì trước khi chụp MRI cột sống?

  • Nếu người bệnh có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác trước đó như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT Scanner,… cần cung cấp đầy đủ những kết quả xét nghiệm này cho bác sĩ chụp MRI.
  • Kỹ thuật viên chụp MRI sẽ hướng dẫn người bệnh mặc quần áo chuyên dụng, tháo bỏ các vật dụng trên người như: trang sức, răng giả tháo lắp, thẻ từ, chìa khóa từ, máy trợ thính, máy trợ tim,…
  • Bác sĩ sẽ có những chia sẻ và phân tích quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống một cách chi tiết, lúc này người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ giải đáp các thắc mắc liên quan đến kỹ thuật này.
  • Đặc biệt, trong trường hợp chụp cộng hưởng từ cột sống có tiêm thuốc tương phản từ, người bệnh cần ký xác nhận đồng ý thực hiện trước khi tiến hành chụp MRI.

2. Thực hiện chụp MRI cột sống

Quá trình thực hiện chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài từ 15 phút đến hơn 45 phút tùy vào từng tình trạng người bệnh và khu vực cột sống cần chụp. Thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống bao gồm các bước sau:(3)

  • Trong phòng chụp MRI, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nằm đúng vị trí trên bàn chụp. Tùy vào từng chỉ định của bác sĩ mà người bệnh có thể phải thay đổi tư thế hoặc nằm yên trong suốt thời gian thực hiện.
  • Người bệnh sẽ được đeo tai nghe nhằm làm giảm tiếng ồn phát ra từ máy chụp MRI.
  • Tùy vào từng khu vực cột sống cần chụp, người bệnh có thể phải thực hiện một số yêu cầu để kết quả hình ảnh MRI cột sống rõ nét nhất, điển hình như: không nuốt nước bọt trong khi chụp MRI cột sống cổ, giữ nguyên một tư thế trong lúc chụp MRI cột sống thắt lưng,…

Lưu ý, sau khi tiêm chất tương phản từ người bệnh có thể sẽ cảm thấy đắng ở lưỡi và cơ thể ấm dần lên, đây là biểu hiện bình thường và khoảng 5 phút sau sẽ biến mất hoàn toàn.

3. Sau khi chụp MRI cột sống

Sau khi quá trình chụp cộng hưởng từ cột sống kết thúc, bàn trượt của thiết bị chụp MRI sẽ đẩy ra ngoài, lúc này kỹ thuật viên sẽ giúp người bệnh bước ra khỏi bàn chụp. Người bệnh có thể thay quần áo và sinh hoạt như bình thường. Phim chụp MRI và bảng kết quả sẽ có trong khoảng thời gian khoảng 30 phút (hoặc vài giờ đồng hồ nếu như cần hội chẩn).

Chụp MRI cột sống có hạn chế nào không?

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được đánh giá mang lại hiệu quả chẩn đoán bệnh lý và tổn thương cột sống với độ chính xác cao, an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, chụp MRI cột sống vẫn tồn tại một số hạn chế, điển hình như:(2)

  • Chi phí thực hiện cao hơn một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Thời gian thực hiện lâu hơn so với kỹ thuật chụp CT Scanner.
  • Có các loại xảo ảnh vì vậy trong một số trường hợp để đảm bảo an toàn người bệnh sẽ không được chỉ định thực hiện chụp MRI (ví dụ như người bệnh đang đặt máy tạo nhịp tim).
  • Phản ứng với kim loại nên người bệnh có cấy ghép kim loại trong cơ thể có thể tạo xảo ảnh gây hạn chế khảo sát trên MRI.
  • Trong quá trình chụp, thiết bị MRI sẽ phát ra tiếng ồn và có thể sẽ gây khó chịu cho người bệnh.

Chụp cộng hưởng từ cột sống giá bao nhiêu?

Nhìn chung, chụp cộng hưởng từ cột sống thường có chi phí cao hơn so với các kỹ thuật như chụp X-quang, chụp CT Scanner, siêu âm. Giá chụp MRI cột sống tại các cơ sở y tế có thể dao động từ 1.800.000 VNĐ đến hơn 2.500.000 VNĐ, nếu người bệnh có tiêm chất tương phản từ thì chi phí có thể tăng thêm từ 300.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ. Ngoài ra, đối với trường hợp chụp MRI toàn bộ cột sống chi phí sẽ cao hơn chụp MRI từng khu vực.

*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Sự chênh lệch về giá chụp cộng hưởng từ cột sống ở các cơ sở y tế phụ thuộc vào các yếu tố như: cơ sở vật chất tại bệnh viện, chất lượng và công nghệ chụp của thiết bị MRI, chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ,…

Hình ảnh mri thoái hóa cột sống thắt lưng năm 2024
Chi phí chụp MRI cột sống sẽ có sự chênh lệch giữa các bệnh viện

Nên chụp cộng hưởng từ cột sống ở đâu?

Hiện nay, người bệnh có thể chọn thực hiện chụp MRI cột sống tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và kết quả MRI cột sống rõ nét giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào là một trong những cơ sở y tế uy tín cung cấp dịch vụ chụp cộng hưởng từ được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 – 3 Tesla thương hiệu Siemens (Đức) hiện đại. Hệ thống ứng dụng công nghệ chụp siêu tốc, chụp tự động nhờ công nghệ AI giúp hình ảnh MRI đạt chất lượng cao với thời gian thực hiện nhanh chóng.

Để đặt lịch thăm khám các bệnh lý nói chung và thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ qua:

Tóm lại, chụp cộng hưởng từ cột sống là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và được ứng dụng phổ biến trong thăm khám lâm sàng các bệnh lý vùng cột sống. Trên đây là những thông tin cơ bản về chụp MRI cột sống, nếu bạn cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật này hãy đến bệnh viện để bác sĩ có thể tư vấn chi tiết nhất.