Hinh anh ve ton trong va hoc hoi cac dan toc khac

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

Ví dụ: học hỏi công nghệ nông nghiệp thông minh của Nhật Bản, lắp ráp máy bay, ô tô từ Hoa Kì; sử dụng tia X trong chữa bệnh…

Lời giải:

Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc,những truyền thống quý báu.

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Lời giải:

Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

A. Niềm nở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài.

B. Thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo để xem.

C. Học tập tất cả những gì mới lạ của nước khác.

D. Ăn mặc theo mốt thời trang của nước ngoài, không thích mặc trang phục dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

I II
1/ Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kĩ thuật. A. cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển.
2/ Những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật là vốn quý của loài người. B. phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
3/ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường. C. văn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu.
4/ Chúng ta phải tiếp thu nền văn hoá của các dân tộc một cách có chọn lọc. D. xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Lời giải:

Thứ tự sắp xếp đúng là: 1 – C ; 2 – A ; 3 – D ; 4 – B

A. Luôn tìm cái hay, cái đẹp của dân tộc khác để học tập, vận dụng.

B. Tự hào giới thiệu văn hoá Việt Nam với khách nước ngoài.

C. Luôn coi những sản phẩm văn hoá nước ngoài là tốt, đáng thưởng thức.

D. Viết thư giao lưu với học sinh và thiếu nhi nước ngoài.

E. Chỉ dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam.

G. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc trên thế giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, D, G

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành ý kiến trên không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ nói gì với các bạn đó ?

3/ Hãy kể về một số loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Việt Nam mà em biết.

Lời giải:

1/ Em không tán thành ý kiến trên. Bởi vì, bạn đã thiếu tính tự tôn dân tộc; hơn nữa dân tộc Việt Nam cũng có nhiều loại hình đặc sắc, đáng trân trọng.

2/ Em sẽ nói cho các bạn về những loại hình đặc sắc, nét riêng của dân tộc Việt Nam mà được thế giới tôn vinh như: ca trù, nhã nhạc cung đình, văn hóa cồng chiêng…

3/ Ví dụ: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Ca trù…

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến của bạn nào? Vì sao?

2/ Hãy kể một số thành tựu về mọi mặt của các nước đang phát triển mà em biết (về kinh tế, văn hoá, công trình tiêu biểu; về phong tục, tập quán tốt đẹp).

Lời giải:

1/ Em tán thành với ý kiến của Huệ. Tất cả các dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có nét riêng, đáng học hỏi và phát huy.

2/ Liên Bang Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa với nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học (Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Mùa thu vàng (tranh), Người đàn bà xa lạ (tranh).., ) nghệ thuật, nhiều công trình khoa học có giá trị cao. Nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới như M.v. Lô-mô-nô-xốp, Đ.I. Men-đê-lê-ép… nhiều văn hào lớn như A.x. Pu skin, M.A.Sô lô-khốp, nhà soạn nhạc p. Trai-cốp-ski, Tổng công trình sư thiết kế tàu vũ trụ X. Kô-rô-lốp… và nhiều trường đại học danh tiếng.

Lời giải:

Học hỏi những công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng vào Việt Nam.

Giao lưu văn hóa Việt – Nhật, Việt – Hàn.

Cách tân, cải tiến trang phục nước ngoài cho phù hợp với Việt Nam.

Học hỏi mô hình giáo dục từ các nước tiên tiến.

Lời giải:

Các bạn liên hệ bản thân, thực tế xem xét về hành vi tiếp nhận văn hóa nước ngoài. Chẳng hạn, nhạc Hàn Quốc; văn hóa thần tượng người nước ngoài, ăn mặc kiểu phương Tây… và các giá trị văn hóa khác.

1/ Nicolas đã làm những gì để giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới?

2/ Vì sao Nicolas có thể hoàn thành cuốn sách ảnh sinh động, hấp dẫn về Việt Nam?

Lời giải:

1/ Anh cung cấp ảnh chụp về Việt Nam cho các tạp chí du lịch nổi tiếng của Pháp; làm quen với máy ảnh từ khi mới 12 tuổi; tham gia giảng dạy về nhiếp ảnh để truyền bá hình ảnh về nét đẹp Việt Nam.

2/ Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu nét đẹp Việt Nam. Hơn nữa, sự tự tôn dân tộc đã khiến Nicolas có thể hoàn thành cuốn sách ảnh sinh động, hấp dẫn về Việt Nam để truyền bá hình ảnh về Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

Vì sao chúng ta phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Trả lời:

– Chúng ta phải tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác vì: tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.

– Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh chóng, góp phần phát triển văn hóa nhân loại tiến bộ hơn.

– Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác bằng cách: tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

Chúng ta nên học tập các dân tộc khác:

+ Những thành tựu về khoa học – kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực

+ Học tập trình độ quản lý

+ Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật

Ví dụ:

+ Trong khoa học công nghệ: sản xuất cá thiết bị máy móc hiện đại phục vụ đời sống;

+ Trong giao thông: tổ chức hệ thống đường, cầu cống, hầm tiện lợi cho người dân;

+ Trong lĩnh vực xây dựng: quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại

+ Trong quản lý nhà nước: cải cách, ứng dụng khoa học công nghệ, đơn giản hóa thủ tục để tạo thuận lợi cho người dân;

+ Trong giáo dục: cải cách chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương trình dạy học….

Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không dừng lại ở việc chỉ tôn trọng và học hỏi dân tộc mà có nền khoa học – kỹ thuật phát triển hiện đại. Ngay cả ở những nước đang phát triển, hay thậm chí đói nghèo, lạc hậu, chúng ta cũng cần tôn trọng và học tập bởi ở những nước này vẫn tồn tại những nét đẹp văn hóa độc đáo, mang bản sắc dân tộc, truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần tôn trọng và học tập. Ví dụ: Việt Nam là nước đang phát triển, chúng ta vẫn luôn được bạn bè quốc tế tôn trọng ở truyền thống lịch sử hào hùng qua những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ở những nét đẹp trong văn học, những truyền thống tốt đẹp được lưu giữ cho đến ngày nay như: đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, uống nước nhớ nguồn,….

Câu hỏi:

Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?

A. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực

B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế

C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc

D. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình

Đáp án đúng D.

Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến việc học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình, tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Giải thích vì sao chọn D là đáp án đúng:

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc, tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.

Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Cách rèn luyện:

– Tích cực tham gia và tìm hiểu đời sống nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới.

– Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh,

truyền thống dân tộc.

– Chúng ta nên học tập các dân tộc khác:

+ Những thành tựu về khoa học – kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực

+ Học tập trình độ quản lý

+ Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật

– Ví dụ:

+ Sản xuất máy móc hiện đại

+ Máy vi tính

+ Điện tử viễn thông

+ Ti vi màu

+ Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống, hầm….

+ Xây dựng, kiến trúc: quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại

+ Cải cách quản lý, hành chính trong các cơ quan nhà nước

+ Kỉ luật lao động trong các nhà máy, xí nghiệp

+ Giáo dục: cải cách chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương trình dạy học….