Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ là gì năm 2024

ONEX Logistics hy vọng bài viết bên dưới sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và hỗ trợ phần nào về nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp của bạn.

I. Những thông tin cơ bản về xuất nhập khẩu tại chỗ (XNKTC):

Xuất nhập khẩu tại chỗ (On-spot export) là một hình thức doanh nghiệp Việt Nam bán hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài ngay tại trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể xuất khẩu sản phẩm với hình thức này. Hàng hóa được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.

Xuất khẩu tại chỗ có 4 yếu tố cơ bản:

– Người bán là các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

– Người mua là các thương nhân nước ngoài, thông thường họ sẽ chỉ định người nhận hàng tại Việt Nam. Vậy có phải được công ty đại diện ở Việt Nam được chỉ định là có thể xuất nhập khẩu tại chỗ không? Chưa hẳn là như vậy, thông thường là các công ty hoạt động theo loại hình chế xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc các công ty thuộc trong khu ngoại quan, các khu vực được miễn thuế quan.

– Địa điểm giao hàng hóa diễn ra tại lãnh thổ Việt Nam.

Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:

  1. a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công
  2. b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
  3. c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam

– Kể từ thời điểm xuất khẩu, người nhập khẩu phải làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập trong vòng 15 ngày, nếu vượt quá thời gian trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thông thường, việc thực hiện thủ tục hải quan diễn ra tại Chi cục hải quan do doanh nghiệp lựa chọn và tùy thuộc vào mã loại hình theo quy định.

Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ có thuế không?

Xuất nhập khẩu tại chỗ cũng là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nên vẫn được áp dụng tính thuế giống tương tự như hàng hóa được mua từ nước ngoài. Đối với nhà nhập khẩu nội địa, có thể yêu cầu phía người bán cung cấp C/O form D để được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với hình thức mua hàng hóa từ các công ty thuộc trong khu phi quan, hay doanh nghiệp chế xuất. Hiện nay, có một vài doanh nghiệp nội địa vẫn gặp phải rắc rối để được hưởng ưu đãi về thuế trong khi làm thủ tục hải quan.

II. Doanh nghiệp như thế nào cần quan tâm đến XNKTC

– Những công ty Việt Nam hoặc FDI bán vật tư, linh kiện cho các công ty gia công, chế xuất, công ty sản xuất đại diện cho nước ngoài. Vì làm nhập khẩu tại chỗ để có chứng từ đầu vào, thuế VAT 0%. \=> Nguồn cung ứng nguyên vật liệu tại Việt Nam (bao gồm công ty sản xuất và thương mại Việt Nam hoặc FDI).

– Công ty gia công, chế xuất bán sản phẩm (thành phẩm/ vật tư dư thừa) vào nội địa Việt Nam. Hoặc trường hợp ủy thác bán cho những khách hàng cá nhân lớn ở Việt Nam

– Những công ty bán hàng Việt Nam xuất khẩu ( thường là cá nhân )

Nghiệp vụ về XKTC ( thủ tục, thời gian, những sai lầm hay mắc phải, đối chiếu tờ khai xuất – nhập khớp với nhau )

1/ Những trường hợp được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ:

  1. a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công (phải cung cấp được hợp đồng gia công)
  2. b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan ( Giấy chứng nhận đầu tư chứng mình loại hình)
  3. c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam ( phải có hợp đồng ngoại thương với công ty nước ngoài và chứng minh được công ty đại diện được chỉ định)

2/ Địa điểm làm thủ tục hải quan:

– Tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình. Ví dụ: B11 xuất kinh doanh có thể mở tại Hải quan quản lý doanh nghiệp hoặc HQ cửa khẩu nhập. E42 mở tại Chi cục HQ quản lý doanh nghiệp.

– Thông thường, mở tại HQ quản lý DN hoặc HQ đầu nhập khẩu.

3/ Hồ sơ HQ:

– Theo điều 16 TT38/2015.

– Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng.

4/ Thời gian làm thủ tục:

– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan tờ khai xuất, bên nhập khẩu phải thực hiện thủ tục hải quan tại cơ quan (nếu không sẽ bị hủy tờ khai trên hệ thống)

5/ Về thủ tục hải quan:

  1. Yêu cầu khi khai báo tờ khai xuất khẩu:

– Khai tờ khai xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp: ghi rõ địa điểm đích vận chuyển bảo thuế là mã của Chi cục HQ đầu nhập và Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: “#&XKTC”.

– Giao hàng sau khi đã thông quan

– Sau khi bên nhập đã thông quan tờ khai, theo dõi để thủ tục tiếp theo.

  1. Yêu cầu khi khai báo tờ khai nhập khẩu:

– Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: “#&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng”

– Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

  1. Trách nhiệm của hải quan nhập khẩu:

– Trường hợp đầu xuất đã kiểm hóa, không cần kiểm tra đầu nhập khẩu.

– Đối với hàng hóa XNK tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty nhập khẩu tại chỗ.

– HQ cửa khẩu đầu xuất-nhập phải theo dõi đối chiếu khớp với nhau.

6/ Một vài điểm lưu ý:

– Doanh nghiệp ưu tiên và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng XNK tại chỗ được giao nhiều lần cho 1 đơn hàng/ hợp đồng thì được giao hàng hóa trước, khai hải quan sau. Miễn là khai TK trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng.

– Tờ khai xuất-nhập có thể được mở cùng 1 Chi cục Hải quan.

– Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa)

– Đối với mỗi lần giao nhận, phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ)

– DN nội địa xuất vào KCX phải có hóa đơn GTGT (các trường hợp khác không cần)

– Trường hợp 2 hóa đơn GTGT có thể làm bảng kê 02 và khai báo 1 tờ khai (đầu nhập làm tương tự)

– Trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên, giá tờ khai xuất và nhập có thể khác nhau (vì thương mại với bên nước ngoài)