Học kỹ thuật về điện thoại là học nghành gì năm 2024

Cụ thể hơn, ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông sẽ đào tạo chuyên môn để thiết kế, lắp đặt, vận hành, sử dụng và bảo trì sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện tử, thiết bị và hệ thống viễn thông, mạng viễn thông.

Sau khi tốt nghiệp, người học đại học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông sẽ được cấp bằng kỹ sư kỹ thuật điện tử – viễn thông, hay gọi tắt là bằng kỹ sư điện tử – viễn thông.

2. Các định hướng nghề nghiệp nếu học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông

Sau khi ra trường, kỹ sư điện tử – viễn thông có thể chọn nghề nghiệp dựa theo các định hướng như sau:

– Kỹ sư, kỹ thuật viên chế tạo, lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện tử, thiết bị và hệ thống viễn thông

– Kỹ sư thiết kế mạng viễn thông

– Kểm định kỹ thuật an toàn thiết bị hoặc hiệu chuẩn thiết bị

– Quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tại các công ty sản xuất điện tử – viễn thông

– Giảng dạy về điện tử – viễn thông

– Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ điện tử – viễn thông

– Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động

– Nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ điện tử – viễn thông

– Công chức viên chức Nhà nước

– Kinh doanh sản xuất, mua bán các linh kiện, thiết bị điện tử – viễn thông

– Thu mua, cung ứng thiết bị điện tử – viễn thông

– Xuất khẩu lao động

– Làm công việc khác không liên quan đến điện tử – viễn thông

3. List nghề nghiệp phù hợp với ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông

3.1. Kỹ sư điện tử viễn thông hoặc nhân viên kỹ thuật điện tử viễn thông

Kỹ sư điện tử viễn thông là người thực hiện thiết kế, sản xuất chế tạo hoặc lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa, cải tiến các thiết bị và hệ thống máy móc điện tử viễn thông gồm có mạng máy tính, mạng internet, mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng vô tuyến,…

Kỹ sư điện tử – viễn thông tử có thể tìm việc làm kỹ sư điện tử viễn thông hoặc nhân viên kỹ thuật điện tử viễn thông tại các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất hoặc sử dụng các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông

3.2. Kỹ sư mạng viễn thông

Kỹ sư mạng viễn thông là người thực hiện thiết kế, triển khai, vận hành, khai thác, bảo trì sửa chữa các hệ thống mạng viễn thông gồm có: mạng máy tính, mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng internet, mạng vô tuyến, mạng Telex toàn cầu, mạng ACARS hàng không,…

Kỹ sư điện tử – viễn thông tử đã được đào tạo kiến thức chuyên sâu về các mạng viễn thông nên phù hợp để làm vị trí kỹ sư mạng viễn thông

3.3. Kỹ sư giải pháp viễn thông hoặc kỹ sư bán hàng (Sales engineer)

Kỹ sư giải pháp viễn thông là người tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tư vấn các giải pháp sử dụng hoặc thi công các thiết bị hoặc hệ thống viễn thông phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giới thiệu và bán các thiết bị hoặc hệ thống viễn thông cho khách hàng.

Kỹ sư điện tử – viễn thông ưa thích kinh doanh có thể chọn làm kỹ sư bán hàng hoặc kỹ sư tư vấn giải pháp. Nghề này thường có tiềm năng thu nhập cao do chế độ lương được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên doanh số bán, bán càng nhiều thì thu nhập càng cao.

Kỹ sư điện tử viễn thông có thể làm kỹ sư bán hàng tại các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông.

3.4. Kỹ sư lập trình nhúng

Kỹ sư lập trình nhúng là người nghiên cứu, thiết kế các vi điều khiển hoặc chip điện tử sử dụng để điều khiển các động cơ, rô bốt, thiết bị điện tử,…

Kỹ sư điện tử – viễn thông đã được đào tạo về thiết kế hệ thống điều khiển, hệ thống điều khiển nhúng nên phù hợp để là vị trí kỹ sư lập trình nhúng

3.5. Kỹ sư điện hoặc nhân viên kỹ thuật điện

Kỹ sư điện là những người thực hiện một số các công việc liên quan đến hệ thống điện gồm: thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa, cải tạo,…

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể tìm việc làm kỹ sư điện hoặc nhân viên kỹ thuật điện tại các cơ quan tổ chức trong nhiều ngành nghề khác nhau, chẳng hạn như:

– Các công ty thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

– Các ban quản lý tòa nhà: chung cư, văn phòng, trụ sở làm việc,…

– Các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí

– Các công ty sản xuất công nghiệp

– Các công ty xây dựng

3.6. Kỹ sư thiết kế triển khai hạ tầng viễn thông

Là người khảo sát, thiết kế sơ đồ, bản vẽ, phương án về hạ tầng viễn thông nhằm phục vụ công tác thi công lắp đặt, cải tạo nâng cấp các hệ thống hạ tầng viễn thông tại các công trình. Hạ tầng viễn thông có thể hiểu là đường dây cáp, điện thoại bàn, modem wifi, cổng chia switch, camera quan sát, tổng đài điện thoại,…

Kỹ sư điện tử – viễn thông đã được học chuyên môn về thiết kế điện tử – viễn thông nên rất phù hợp để làm kỹ sư thiết kế triển khai hạ tầng viễn thông.

3.7. Kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng

Kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng là người quản lý, vận hành các hệ thống xử lý tín hiệu và truyền dẫn phát sóng tại các đài phát thanh truyền hình.

Kỹ sư điện tử – viễn thông đã được học về kỹ thuật xử lý tín hiệu số, kỹ thuật truyền dẫn nên sau khi ra trường có đủ năng lực để làm kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng.

3.8. Lập trình viên

Lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình máy tính có khả năng phục vụ nhu cầu nào đó của con người.

Kỹ sư điện tử viễn thông được đào tạo kiến thức và kỹ năng lập trình nên cũng rất phù hợp để làm nghề lập trình viên tại các công ty công nghệ thông tin hoặc công ty viễn thông.

3.9. Giám sát thi công cơ điện (M&E)

Giám sát thi công cơ điện là người kiểm tra, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở nhân viên tại công trình xây dựng hoàn thành các hạng mục công việc thi công hệ thống cơ điện, đảm bảo hoàn thành đúng thời gian và chất lượng theo quy định.

Các công ty xây dựng hoặc công ty tư vấn giám sát thi công thường tuyển dụng vị trí giám sát thi công cơ điện.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể học thêm nghiệp vụ và thi lấy chứng chỉ hành nghề giám sát thi công cơ điện.

3.10. Kỹ sư hoặc nhân viên kỹ thuật vận hành trạm viễn thông

Là người trực tiếp vận hành, điều khiển, bảo trì và khắc phục sự cố khi vận hành các máy móc thiết bị tại các trạm thu, phát, chuyển tiếp sóng viễn thông.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm vị trí kỹ sư hoặc nhân viên kỹ thuật vận hành trạm viễn thông tại các công ty viễn thông như Viettel, Mobifone, VNPT, các Công ty kỹ thuật quản lý bay,…

3.11. Kiểm định viên kỹ thuật an toàn thiết bị

Là người kiểm tra, đánh giá và xác nhận sự phù hợp của máy móc, thiết bị với các tiêu chuẩn, quy định an toàn kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm kiểm định viên tại các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn, Trung tâm kiểm định công nghiệp, Trung tâm kiểm định an toàn thiết bị,…

3.12. Hiệu chuẩn viên hoặc kỹ thuật viên hiệu chuẩn thiết bị

Là người kiểm tra, đánh giá xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của máy móc, thiết bị, thực hiện các điều chỉnh để giảm sai số của thiết bị so với chuẩn đo lường.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm hiệu chuẩn viên tại các Trung tâm kiểm định hiệu chuẩn, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,..

3.13. Quản lý sản xuất hoặc quản đốc

Là người lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi kiểm soát và đôn đốc nhân viên trong xưởng sản xuất hoặc nhà máy sản xuất hoàn thành công việc theo đúng thời gian dự kiến và đảm bảo chất lượng.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm vị trí nhân viên quản lý sản xuất, quản lý sản xuất hoặc quản đốc tại các công ty sản xuất linh kiện thiết bị điện tử, sản xuất linh kiện thiết bị viễn thông hoặc các công ty sản xuất năng lượng điện.

3.14. Quản lý chất lượng hoặc QA/QC điện tử – viễn thông

Là người kiểm tra chất lượng và phát hiện sai lỗi trong quá trình sản xuất, chế tạo linh kiện, thiết bị , máy móc điện tử – viễn thông, xác định nguyên nhân sai lỗi và đề xuất giải pháp phòng ngừa, khắc phục sai lỗi, đồng thời đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể học thêm nghiệp vụ về quản lý chất lượng ISO hoặc QA/QC, sau đó có thể làm vị trí QA/QC hoặc quản lý chất lượng trong các công ty về điện – điện tử hoặc xưởng sản xuất thiết bị điện tử – viễn thông.

3.15. Giảng viên kỹ thuật điện tử – viễn thông

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm giảng dạy ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông tại các trường cao đẳng, đại học.

Ngoài ra, kỹ sư điện tử viễn thông còn có thể day nghề kỹ thuật điện tử, kỹ thuật viễn thông tại các trường trung cấp, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.

Để làm công tác giảng dạy, kỹ sư điện tử – viễn thông thường phải học bồi dưỡng và thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

3.16. Giảng viên đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp cho người lao động phòng tránh, hạn chế các tai nạn xảy ra trong lao động và biết cách xử lý khi gặp tình huống mất an toàn trong khi làm việc.

Kỹ sư điện tử viễn thông được học về an toàn vệ sinh lao động nên sau khi ra trường có thể làm giảng viên đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (đặc biệt là an toàn điện) tại các doanh nghiệp.

3.17. Nghiên cứu viên về kỹ thuật điện tử – viễn thông

Kỹ sư điện tử – viễn thông có khả năng nghiên cứu khoa học và có đam mê nghiên cứu khoa học thì có thể ứng tuyển làm nghiên cứu viên về điện tử – viễn thông tại một số cơ quan đơn vị sau:

  • Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa
  • Viện Điện tử – Viễn thông
  • Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
  • Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ
  • Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc

3.18. Chuyên viên nghiên cứu và phát triển điện tử – viễn thông (chuyên viên R&D)

Là người nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới để áp dụng vào hoạt động sản xuất chế tạo linh kiện, thiết bị điện tử – viễn thông hoặc là người nghiên cứu chế tạo ra các linh kiện, thiết bị cơ khí, điện tử mới có nhiều ưu điểm hơn.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm R&D tại các công ty trong lĩnh vực điện tử – viễn thông, chẳng hạn như công ty sản xuất chip điện tử, cảm biến, rô bốt,…

3.19. Công chức viên chức Nhà nước

Kỹ sư kỹ thuật điện tử – viễn thông có thể thi tuyển, ứng tuyển vào làm việc tại các cơ quan đơn vị Nhà nước, chẳng hạn như:

– Sở Khoa học và Công nghệ tại các tỉnh, thành phố

– Các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ: Vụ Công nghệ cao, Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương, Viện Ứng dụng Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,…

– Các đơn vị thuộc Bộ Công thương: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Điện tử – Tin học – Tự động hóa,…

3.20. Quản lý dự án viễn thông

Kỹ sư điện tử viễn thông là người có chuyên môn phù hợp để làm các vị trí quản lý dự án về viễn thông.

3.21. Chuyên viên đấu thầu dự án viễn thông hoặc kỹ sư presales

Chuyên viên đấu thầu là người chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục tham gia đấu thầu để được lựa chọn làm nhà thầu tư vấn giám sát, thi công các công trình, hạng mục hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, chuyên viên đấu thầu cũng có thể là người thực hiện mời chào và hướng dẫn các đối tác tham gia đấu thầu, đánh giá và lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các cơ quan tổ chức.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm vị trí chuyên viên đấu thầu tại các công ty cung cấp thiết bị điện tử viễn thông, hoặc các công ty tư vấn, thi công các hệ thống hạ tầng viễn thông.

3.22. Chuyên viên công nghệ thông tin hoặc IT

Là những người quản lý hệ thống hạ tầng mạng, khắc phục sự cố mạng internet, mạng điện thoại và máy tính tại các cơ quan tổ chức.

Kỹ sư điện tử – viễn thông có hiểu biết chuyên sâu về các mạng viễn thông, có kiến thức và kỹ năng lập trình nên rất phù hợp để làm vị trí chuyên viên công nghệ thông tin.

3.23. Chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là không gian trên môi trường điện tử dùng để lưu trữ, sắp xếp và cho phép người dùng tìm kiếm, tra cứu các thông tin gồm số liệu, hình ảnh, file, âm thanh, video,…

Kỹ sư điện tử viễn thông đã được đào tạo về thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu trong chương trình đào tạo nên sau khi ra trường có thể làm được vị trí chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu.

3.24. Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ điện tử – viễn thông

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể lâp công ty để kinh doanh các sản phẩm dịch vụ gồm:

– Kinh doanh mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử và viễn thông

– Tư vấn giám sát và thi công hệ thống cơ điện cho các công trình xây dựng

– Sản xuất, chế tạo linh kiện, máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông

– Dịch vụ thi công lắp đặt, sửa chữa máy móc, thiết bị điện tử viễn thông

– Kinh doanh dịch vụ dạy nghề điện, điện tử

3.25. Nhân viên cung ứng, thu mua thiết bị điện tử viễn thông

Kỹ sư điện tử – viễn thông có thể làm nhân viên cung ứng, nhân viên mua hàng các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông tại các siêu thị điện máy, công ty, nhà máy,…

3.26. Thủ kho hoặc quản lý kho linh kiện điện tử, thiết bị điện tử

Kỹ sư điện tử – viễn thông có hiểu biết về các linh kiện, thiết bị điện tử nên có thể làm thủ kho hoặc quản lý kho hàng linh kiện điện tử, thiết bị điện tử.

3.27. Xuất khẩu lao động

Kỹ sư điện tử – viễn thông giỏi ngoại ngữ có thể ứng tuyển làm việc cho các công ty nước ngoài, hoặc tham gia xuất khẩu lao động để làm việc trong các nhà máy, công trình xây dựng.

3.28. Các công việc khác

Ngoài các công việc kể trên, kỹ sư kỹ thuật điện tử – viễn thông có thể thực hiện nhiều công việc khác. Cụ thể là:

– Các công việc phổ thông, không yêu cầu bằng cấp: sửa đồ điện tử, đầu tư chứng khoán, thu mua phế liệu, trông coi tiệm nét, shipper…

– Các công việc chỉ cần có bằng đại học, không yêu cầu rõ ngành nghề, chẳng hạn như làm thủ kho cơ điện, quản lý kho công trình, nhân viên hành chính, chăm sóc khách hàng, thư ký kỹ thuật,…

– Các công việc chỉ cần học nghề ngắn hạn là làm được, ví dụ như lái xe, thợ hàn, thợ xây, thợ làm bánh, đầu bép, môi giới bất động sản, quản lý chung cư,..