Phiêu bồng có nghĩa là gì năm 2024

76 bài thơ trong Cỏ phiêu bồng đã thể hiện đầy đủ mọi cung bậc, sắc thái, trải nghiệm, trăn trở suy tư của một con người đã trải qua những tháng năm thăng trầm biến động. Ở đó, là chân dung của một nhà thơ, một nhà giáo, một công dân sống và cống hiến hết mình cho quê hương, xứ sở. Đó là điều đáng trân trọng ở một cây bút thơ sống trọn vẹn nghĩa tình.

Phiêu bồng có nghĩa là gì năm 2024

Vốn là người tinh tế và nhạy cảm nên mỗi sự thay đổi của thiên nhiên, con người đều gắn với tâm trạng của nhà thơ. Bây giờ tóc đã gió sương là sự tự nhìn nhận và kiểm nghiệm lại cuộc đời mình, những chặng đường mà anh đã đi qua, những suy tư, trăn trở trước cõi nhân sinh lắm nỗi bộn bề này.

Bây giờ tóc đã gió sương / Cầm tinh con ngựa tơ vương bụi hồng / Ngàn sau mây nước tang bồng / Đường đi dễ mấy Hòn Chồng chơ vơ

Bây giờ có gã làm thơ / Gió sương đã trải bến bờ nhân duyên / Mô tê răng rứa lời nguyền / Trăm năm đồng vọng sao quên nẻo về...

(Bây giờ tóc đã gió sương)

Võ Văn Hoa luôn khắc khoải, nặng trĩu những tâm tư về đời. Giữa dòng đời ngược xuôi, nhà thơ nghiệm ra rằng: Vồn vã / thức giấc / đáy bể mò kim / Yêu thương / đi tìm / chua ngoa / chối bỏ / Ngược xuôi dòng đời / cho ta suy nghiệm / mèo cáo / đều chết / sống thật / đời vui. Chỉ những dòng thơ ngắn nhưng chứa đựng trong đó biết bao nhiêu điều về lẽ sống, niềm tin, cách đối nhân xử thế ở cuộc đời này. Phải đi qua những đày ải, phải nếm trải những đắng chát nhà thơ mới “rút ra” và xem đó như lẽ sống của đời mình và rộng hơn là của những người xung quanh. Võ Văn Hoa cũng tự “tổng kết” chặng đường mình đã đi qua: Con ngựa đời tôi tròn vòng / Vẫn còn duyên nợ trời trong đất ngoài / Chân tâm diện lục bản lai / Thơ gieo từ độ hoài thai kiếp người (Hoa giáp).

Sự khắc khoải ấy là biểu hiện nhân cách, phẩm hạnh của một con người sống có trách nhiệm, luôn nghĩ về những điều xảy ra quanh mình, thời đại mình đang sống. Tình cảm dạt dào đã trở thành sức mạnh lan tỏa tận sâu trong tâm khảm của nhà thơ.

Từ đại dịch Covid, lòng phố trong hơn / Cần gạo ATM cho giới cần lao khốn khó / Ba mươi năm trước anh từng lang thang Phố Vọng / Những giấc mơ chiều Phương Liệt, Đống Đa

Anh từng “ngược chiều những con chim trốn tuyết”/ Giờ thì em ở nơi xa, nơi có nguy cơ cao / Anh ở nơi nguy cơ thấp / Cách ly. Vì sự an toàn của mọi nhà (Tái bút Hà Nội).

Cỏ phiêu bồng là tiếng nói đa thanh, khám phá, đề cập đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhà thơ tỏ bày những sắc thái tình cảm, cảm xúc một cách chân thành, hồn hậu. Hướng hành trình thơ ca của mình vào muôn mặt của đời sống. Viết về mình, về người, về đời giọng thơ Võ Văn Hoa vẫn thể hiện sự chân thành hết mực. Ta nhận ra Võ Văn Hoa nhà thơ và Võ Văn Hoa ngoài đời là một: hiền lành, nhiệt huyết, giàu đức tin và đôi lúc cũng rất hóm hỉnh: Ngày mai anh lên núi / Vui với gió ngàn mây / Làm chú tiều hái củi / Nướng thơ hồng trên than... (Nướng thơ).

Bằng con mắt của một người từng trải, Võ Văn Hoa quan sát kỹ từng hình ảnh, lắng nghe từng âm thanh trong cuộc sống thường nhật và cả trong vô thức để đưa vào thơ mình. Vì thế, những địa danh, những vùng đất, con người... anh đã đi qua, đã từng tiếp xúc đều để lại những dấu ấn riêng. Võ Văn Hoa viết về đất, về người bao giờ cũng nằng nặng nỗi niềm thương cảm: Quê cũ không còn / Nhà xưa bom xóa sạch / Gom niềm vui bạn bè / Đi xây miền đất lạ / Bàn tay sần phá đá / Trái tim còn hồng hoang... (Thu không).

Nhưng có lẽ, với nhà thơ Võ Văn Hoa, mảnh đất Quảng Trị để lại trong anh nhiều ấn tượng sâu đậm nhất. Những tên đất, tên làng ở Quảng Trị được nhà thơ nhắc nhiều đến trong thơ. Bởi ở nơi này có biết bao mối ân tình sâu nặng, nơi đã chịu nhiều bom đạn và thiệt thòi trong những năm tháng chiến tranh. Đất mẹ đã nuôi dưỡng anh cả phần xác lẫn phần hồn, do vậy nhà thơ dành trọn tấm chân tình của mình với nó. Trong đó có nỗi day dứt, sự cảm thông và cả niềm tự hào.

Ta về bên Thành Cổ / Lặng nhìn nghĩa trang xanh / Mấy mùa rêu dấu tích / Cỏ lau trắng góc thành!

Ta về bên thị xã / Bến thả hoa ngày mưa / Phố bình yên đến lạ / Đèn hoa nói sao vừa!

...

Những khúc nhạc không lời / Phố giờ xanh trở lại / Nhớ người đi xa mãi / Xúc cảm bỗng dâng trào...

(Phố giờ xanh trở lại)

Cái đáng quý ở Võ Văn Hoa là anh không chỉ nói lên tình cảm của mình với quê cha đất tổ mà còn thể hiện sự tin tưởng với lòng nhiệt thành vì sự phát triển của quê hương.

Sẽ có một ngày anh đưa em về miền chân sóng / Chẳng phải đâu xa / Nơi có tình yêu của mẹ, của bà / Tuyến dọc Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng yêu quý / Đô thị lớn sẽ xuyên tầm thế kỷ / Khu công nghiệp đa ngành...

Sẽ có một ngày về khu kinh tế Đông Nam / Dự phóng lớn không là ngụy biện / Em sẽ tắm mình trong trải nghiệm / Sẽ có một ngày, một ngày, ngày...

(Sẽ có một ngày)

Thơ Võ Văn Hoa không xa rời thi pháp truyền thống nhưng anh có những thể nghiệm, cách tân tạo cho thơ mang tính hiện đại. Nhà thơ đã sử dụng đa dạng các thể loại thơ trong tập sách. Ở góc độ thi pháp, thể loại văn học được xem là hình thức tác phẩm mang tính nội dung. Ở thể loại thơ trữ tình, khả năng biểu hiện và thích ứng với nội dung tác phẩm của các thể thơ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Vì thế nhà thơ tự do lựa chọn cho mình một thể thơ nào đó phù hợp với nội dung thể hiện và tư duy nghệ thuật của mình.

Điều dễ thấy thơ Võ Văn Hoa có rất nhiều sự suy tư trăn trở nhưng với giọng thơ hiền lành, nhẹ nhàng, sâu lắng chứ không phải kiểu kêu gào, đao to búa lớn. Bao trùm lên tất cả trong Cỏ phiêu bồng của Võ Văn Hoa đó là cái tôi gắn bó sâu nặng với quê hương, xứ sở. Đây là mạch nguồn, là sức mạnh để nuôi dưỡng, hun đúc và rèn giũa nhà thơ trưởng thành, sống cống hiến hết mình với mảnh đất chôn nhau.

Từ Phiêu Bồng là gì?

Từ điển tiếng Việt định nghĩa bồng bềnh (cũng như bềnh bồng) là “từ gợi tả dáng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr. 97). Về từ loại, cả hai đều là từ láy như hầu hết các cuốn từ điển từ láy đã ghi nhận.

Ý nghĩa từ phiêu diêu là gì?

Động từ (văn học) Di chuyển đây đó, thường là ở trên cao, một cách nhẹ nhàng. Sương mù bay phiêu diêu. Phiêu diêu trong giấc mộng.

Bóng lên là gì?

(Vọt, nâng) Cao lên trong không gian, gây cảm giác rất nhẹ. Nhấc bổng lên. Ném bổng lên.

Bệnh bỏng nghĩa là gì?

Trôi nổi và nhấp nhô.