Hồng giòn trồng ở đâu

Cách trồng cây Hồng giòn đúng chuẩn được đề cập sau đây sẽ giúp quý độc giả có nhiều kinh nghiệm hay. Bằng cách này, bạn còn sớm sở hữu trái ngon, nhiều dưỡng chất giá trị.

Vì lẽ đó, quý bạn đọc còn đợi gì chưa khám phá ngay. mộc châu 24h còn giúp bạn sớm biết chọn giống cây Hồng giòn đúng chuẩn. Đảm bảo quý độc giả sẽ không thất vọng với những kiến thức thú vị sau đây! 

Nắm rõ bí quyết trồng và cách chăm sóc cây Hồng giòn sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian vô ích. Hiện có nhiều lựa chọn để có trái ngon từ dòng này. Cụ thể phải kể đến như:

Cách trồng cây Hồng giòn từ hạt

Khá nhiều người đang săn tìm cách trồng cây Hồng giòn từ hạt. Thế nhưng hiện giống cũ này ít được yêu chuộng vì còn dư vị chát khá nhiều. Hơn nữa, trái không to, vỏ ít bóng đẹp, hình thức chưa nổi bật,… cũng khiến loại trái kể trên có sức cạnh tranh kém.

Hồng giòn trồng ở đâu
Rất ít người trồng Hồng giòn từ hạt vì thời gian lâu, mất nhiều công chăm bón

Vì thế, bạn nên chọn cây Hồng giòn không hạt để trồng. Bạn có thể chọn cây Hồng giòn Đà Lạt hoặc Hồng Nhật để trồng. 

Đây cũng là giống hồng giòn Mộc Châu đang được đánh giá cao hơn cả. Trái loại này có thể nặng tới 220g- 270g. Quả có vỏ bóng, không còn vị chát ngay cả khi chưa chín.

Những chia sẻ sắp tới sẽ giúp bạn sớm biết cách chọn giống cây Hồng giòn đúng chuẩn. Nhờ thế, chúng ta thêm hài lòng vì cây phát triển nhanh, sớm cho quả ngọt như ý.

Cách chiết cây Hồng giòn

Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ để có cách chiết cây Hồng giòn đúng kỹ thuật. Những hướng dẫn sau đây tin rằng có thể giúp quý độc giả thêm kinh nghiệm hay về nội dung này:

Cách chiết cây Hồng giòn Chi tiết
  • Thời điểm lý tưởng được các kỹ sư nông nghiệp có kinh nghiệm chia sẻ nên ghép Hồng giòn rơi vào tháng 3-4 dương lịch hằng năm.
  • Hoặc bạn có thể chọn vụ Thu tức khoảng tháng 8-9. 
  • Thời tiết không quá hanh khô, khắc nghiệt, nhiều mưa lớn, nắng gắt,… như những tháng còn lại trong năm sẽ giúp mầm ghép sinh trưởng tốt hơn.
  • Bạn lưu ý không ghép mầm vào những ngày trời mưa.
  • Bạn chọn gốc ghép từ những cây ưu tú nhất.
  • Thường cây Hồng không hạt ra quả ổn định, có quả từ năm thứ 5 trở lên sẽ được chọn.
  • Cây mẹ nên có độ tuổi từ 15-20 năm càng tốt.
  • Quả có được từ dòng này cần đảm bảo to, tròn, đẹp, đồng đều, có năng suất cao.
  • Cây cần sinh trưởng ổn định, không bị sâu hại.
  • Mặt khác, cây mẹ có khả năng kháng sâu bệnh tốt nên được ưu tiên.
  • Bạn chuẩn bị cành ghép bằng hoặc nhỏ hơn gốc ghép.
  • Tiếp theo, chúng ta cần đảm bảo phần vỏ gỗ của cành ghép khít với vỏ và gỗ của gốc ghép.
  • Bằng cách này, nhựa của cây gốc ghép sẽ chuyển sang phần cành dễ dàng.
  • Bạn cắt lấy cành ghép trong thời điểm chồi chuyển sang màu nâu. Điều kể trên đồng nghĩa với việc lúc này cành đã hoá gỗ. 
  • Sau đó, chúng ta chọn cành ghép bánh tẻ, màu nâu, có lá tó, mầm ngủ to để dùng.
  • Tiếp theo, bạn cắt cành ghép cẩn thận, bỏ hết lá và bó lại thành từng bó bằng bẹ chuối.
  • Ngoài ra, chúng ta có thể thay thế bẹ chuối bằng giẻ ẩm để mang đến vườn ươm cũng khá thích hợp.
  • Bạn cần chuẩn bị dao ghép cây chuyên biệt.
  • Dao đảm bảo sắc nhọn, dễ dùng.
  • Ngoài ra, chúng ta cần có đủ băng keo chuyên dụng để ghép cây thuận tiện hơn nữa.
  • Bạn đợi khoảng 30-35 ngày sau khi ghép cành cẩn thận như chia sẻ kể trên thì bắt đầu quan sát thấy mầm bật ra.
  • Trường hợp mầm chưa bật, chúng ta nên dùng dao để đâm thủng ngay đầu mầm. Nhờ thế mầm cây sinh trưởng thuận lợi hơn nữa.
  • Bạn bắt đầu phun thuốc sâu khi mầm phát triển được khoảng 1cm- 2cm. 
  • Lúc mầm đã vươn cao khoảng 15cm -20cm, bạn tiếp tục bấm ngọn. Bằng cách này, mỗi cành chính sẽ ra khoảng 2-3 cành cấp hai dễ dàng hơn.
  • Bạn đợi mầm ghép sinh trưởng thêm 5-6 tháng để đảm bảo mầm đạt tiêu chuẩn.
  • Lúc này kịp vào vụ xuân để trồng xuống đất, sớm thây sự phát triển vượt bậc của cây giống.

Cách chọn giống cây Hồng giòn

Trồng Hồng giòn từ cây giống đang là lựa chọn tuyệt vời mà nhiều nông dân thông thái ưu tiên. Dòng này giúp bạn sớm thấy sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Hồng giòn trồng ở đâu
Chọn cây Hồng giòn chuẩn sẽ giúp chúng ta có trái ngon, to bóng như ý dễ dàng hơn

Theo đó, khi chọn cây giống, quý độc giả lưu ý những vấn đề sau:

  • Bạn chọn Hồng giòn giống là những gốc ghép khoẻ, mập, không bị sâu hại hoặc trầy xước.
  • Cây cần đảm bảo có chiều dài trên dưới ngưỡng 60cm. Lúc này các lá mầm phát triển tốt, đã chuyển sang màu nâu(không còn xanh). Ngoài ra, cây giống còn mọc từ cành chính ra 2-3 cành cấp 2 từ đây.
  • Đường kính gốc ghép khoảng 10cm sẽ giúp mầm cây phát triển khoẻ mạnh, tránh sâu hại đáng kể.
  • Song song với đó, đường kính cành ghép cần cách khoảng 2cm so với vết ghép.

Những yếu tố kể trên sẽ giúp cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Đồng thời, bạn còn thêm hài lòng vì thấy giống sinh trưởng khoẻ, sớm đâm chồi, nảy lộc.

Khá nhiều người hiện muốn trồng cây Hồng giòn trồng chậu. Tuy nhiên, để đảm bảo trái ngon, cây sinh trưởng tốt, bạn nên cho giống xuống đất.

Hồng giòn trồng ở đâu
Nên trồng Hồng giòn xuống đất sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn

Mặt khác, nếu quý độc giả đang băn khoăn về cách kể trên, hãy kết nối với Mộc Châu 24h. Chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong trường hợp này.

Sau khi đã có được giống chuẩn(ưu tiên giống Hồng giòn Mộc Châu, xuất xứ từ Nhật Bản), chúng ta cần biết chăm sóc cây đúng cách.

Những thông tin sau rất đáng để bạn lưu tâm nhằm sớm có trái ngọt như ý:

Về đất

Hồng giòn thích hợp với những vùng có độ cao từ trên 300m so với mực nước biển. Tuy nhiên, nếu khu vực trồng có độ cao trên 500m sẽ lý tưởng hơn cả.

Hồng giòn trồng ở đâu
Đất ở Sơn La, Hoà Bình rất thích hợp để trồng Hồng giòn

Đồng thời, bạn chú ý đảm bảo:

  • Đất canh tác có độ dày khoảng 70cm.
  • Độ pH của đất cần đạt từ 4.5- 6. Trường hợp PH quá thấp, bạn cần rải vôi để nâng PH. Đây cũng chính là lý do vùng Sơn La, Hoà Bình trở thành lựa chọn tuyệt vời cho giống cây này.
  • Bạn cần bố trí vườn trồng gần với nguồn nước. Nhờ thế, chúng ta thêm thuận tiện hơn nữa cho hoạt động tưới tiêu.
  • Bạn cũng cần đảm bảo đất có rãnh thoát nước. Điều kể trên đồng nghĩa với việc mùa mưa cây giống không lo đối mặt với tình trạng úng ngập.

Ngoài ra, bạn nên trồng Hồng giòn theo hướng Bắc Nam. Mục đích nhằm giúp cây giống thoát nước tốt và thông thoáng. Cây sẽ không bị lấp bóng lẫn nhau. Nhờ đó dòng này quang hợp tốt và phát triển vượt trội hơn nữa.

Về bón phân

Căn cứ vào tính chất của đất, bạn nên bổ sung phân chuồng, vôi, phân vi sinh, Kali cho phù hợp. Hiện đất vườn và đất đồi là hai dòng chính được nhắc đến khi trồng Hồng giòn.

Theo đó, bạn nên bón phân theo tỷ lệ sau:

Loại đấtPhân chuồngVôi bộtKaliPhân vi sinhUre
Đất vườn30 – 35 0,2 0,2 0,5 -1 0,1
Đất đồi 35 – 50  0,5 0,2 1 1

Về làm cỏ

Bạn nên làm cỏ trong vị trí tán cây. Khi giống còn nhỏ, chúng ta nên làm cỏ bằng tay để tránh tổn thương mầm. Bạn nên làm đất phần này tơi, giúp quá trình trao đổi oxy thêm hiệu quả.

Hồng giòn trồng ở đâu
Bạn nên làm cỏ ở gốc và giữ ẩm xung quanh đúng cách

Bằng cách này, rễ cây vươn dài giúp Hồng giòn lớn nhanh, tránh sâu bệnh đáng kể.

Song song với đó, chúng ta nên để cỏ ở ngoài tán cao khoảng 10cm-15cm. Bằng cách này, chúng ta còn có thể giữ ẩm cho cây. Nhờ vậy, cây sinh trưởng và phát triển vượt trội như mong đợi dễ dàng.

Về đốn tỉa tạo hình

Bạn lưu ý đốn cây để tạo vòm, đảm bảo sự thông thoáng, các cành không che lấp nhau. Thông thường sau khoảng 6 tháng- 12 tháng, cây sẽ phát triển được thêm 50cm.

Lúc này, chúng ta nên bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp một mọc được 40cm- 50cm, bạn nên cắt tỉa để tạo cành cấp hai.

Thời gian mùa xuân hoặc cuối vụ đông được xem là lý tưởng hơn cả để cắt tỉa cảnh. Bạn nên lưu ý điều này để có cách trồng cây Hồng giòn đúng chuẩn.

Bạn có thể chọn đốn tỉa cành dạng hình chữ Y, rẻ quạt, hình phễu. Hiện đốn hình Phễu được đánh giá cao vì cho năng suất cao hơn cả.

Cách này được thực hiện như sau:

  • Thân chính cao khoảng 50cm, bạn bắt đầu cắt ngọn.
  • Bạn để 3-4 cành cấp một phân đều ra các phía. Bạn đốn khống chế cành cấp một có độ dài không quá 45cm. 
  • Lúc này chúng ta bắt đầu tạo cành cấp hai khoảng 4-6 cành, phân bổ ra các phía.

Đồng thời, bạn dùng kéo cắt nghiêng 45 độ, vết cắt gọn nhằm hạn chế sâu bệnh gây hại. Nhờ thế cây phát triển đều toả ra các phía xung quanh và sinh trưởng khoẻ hơn.

Cách đốn tạo quả

Để tạo quả tốt nhất, chúng ta đốn tỉa những cành khô, cành vượt. Bạn duy trì kiểu tán hình phễu hoặc rẻ quạt đã tạo trước đó.

Hồng giòn trồng ở đâu
Đốn tạo quả giúp Hồng giòn ngọt, bóng và to trái đáng kể

Chúng ta đốn những cành mọc quá dài, chỉ duy  trì ở kích thước khoảng 60cm- 40cm. Bạn nên đốn cành để tạo quả vào kỳ nghỉ đông một lần vào mỗi năm.

Phòng trừ sâu bệnh

Hồng giòn có thể đối mặt với sâu ăn lá vào đầu hè. Dòng này cũng dễ bị bọ cánh cứng làm phiền vào mùa hè. Ngoài ra, ruồi đục quả cũng làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của trái khi đang trong thời vụ.

Bạn cần chăm sóc để cây phát triển tốt nhằm chống chịu lại sâu bệnh tốt nhất. Đồng thời, chúng ta nên dùng Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô,… cùng một số loại thuốc chuyên dụng để phòng côn trùng gây hại.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý độc giả nắm rõ cách trồng cây Hồng giòn đúng chuẩn. Hãy kết nối với Mộc Châu 24h để có thêm nhiều tin tức hay về dòng này bạn nhé! 

Hồng giòn trồng ở đâu

Du lịch Mộc Châu 24h, cổng thông tin về du lịch văn hóa ẩm thực Tây Bắc số 1 với nhiều thông tin hữu ích miễn phí, chỉ có tại https://mocchau24h.vn. Liên hệ: 0986874595