Hướng dẫn chăm cây tùng vạn niên mini

Lưu ý: quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp shop để xem và báo giá cây chậu tùy chọn thực tế mới nhất(Hotline(Zalo): 0909813289)

Đặc điểm của Cây Vạn Niên Tùng:

  • Cây có rể cọc mọc sâu vào đất sẽ là điểm trụ vững chắc cho cây khi to lớn.
  • Lá của cây Vạn Niên Tùng mọc thưa nhưng xen kẽ nhau và xanh tốt quanh năm. Lá non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu xanh đậm. Hai sắc lá hoa quyện vào nhau trong nhiều tầng, lớp xen kẽ tạo nên một vẻ đẹp xanh mát làm say mê lòng người.
  • Thân cây càng lớn xuất hiện nhiều lớp vỏ, dáng như cổ thụ.
  • Chúng phát triển trong môi trường mát chậm, nhanh khi ở ngoài trời và sức sống bền chịu được .

Ý nghĩa phong thủy Cây Vạn Niên Tùng:

  • Cây Vạn Niên Tùng hay còn gọi là Tùng La hán, đây là một loài cây mang ý nghĩa của sự vững bền trong sự nghiệp và cuộc sống,đại diện cho chữ Thọ, mang theo tâm ý cầu nguyện cho gia chủ và người thân sống thọ trăm tuổi.
  • Trong phong thủy cây trồng hợp với gia chủ mạng mộc, hỏa.
  • Cây Vạn Niên Tùng có khả năng hấp thụ ánh sáng và bức xạ từ màn hình máy tính rất cao nên là một lựa chọn cho những người hay phải làm việc với máy tính cực kỳ tốt.
  • Loại cây ưa thích thường được dùng trang trí bàn làm hoặc làm quà tặng, tiểu cảnh terrarium.

Hướng dẫn chăm cây tùng vạn niên mini

Cách chăm sóc Cây Vạn Niên Tùng (Tùng La Hán):

  • Ánh sáng: Cây thích nghi được cả mội trường ngoài trời và trong nhà tốt, cần để nơi có đèn sáng nhiều càng tốt hoặc có thể 1 tuần nên mang ra sáng 2-3 lần.
  • Nước: Tùy theo môi trường để cây mà cung cấp lượng nước cho phù hợp, nếu để trong văn phòng máy lạnh hoặc nhà cần 1 tuần tưới 1-2 lần nước vừa đủ ẩm, nếu để ngoài trời nơi có môi trường mau mất nước thì có thể tưới mỗi ngày. Đất: dùng đất xốp có khả năng thoát nước tốt, độ mùn trong đất cao, các loại tro chấu trộn đất, xỉ than, than tổ ong đã đốt tán nhỏ trộn với tro, trấu, đất, phân bò khô, xơ dừa… Kim Tiền, Phú Quý, Vạn Lộc, Ngọc Ngân, Hồng Phát Lộc, Như Ý, Vạn Niên Thanh, Giữ Tiền, Ngân Hậu, Thanh Tâm, Trầu Bà, Phát Tài, Hồng Môn, Vạn Niên Tùng, Cung Điện Vàng, Thịnh Vượng, Bao Thanh Thiên, Bạch Mã Hoàng Tử,..

- Tưới nước: 2-3 ngày tưới nước cho cây 1 lần, lượng nước tưới đủ ẩm đất tùy theo thể tích của chậu trồng cây chúng ta tưới cho phù hợp.

- Ánh sáng: Các loại cây này đa phần chịu nắng bán phần nên cần cung cấp ánh sáng trung bình 4h/ngày nếu ánh sáng mặt trời, để nơi ánh nắng nhẹ từ 7h-11h và 15h-17h mỗi ngày là hợp lí nhất cho cây khỏe và không bị cháy lá do quá nóng từ ánh mặt trời. Nếu để môi trường trong nhà, văn phòng, quán các loại cần đặt chậu cây nơi có ánh sáng tự nhiên gọi vào hoặc ánh đèn sáng giúp cây quang hợp.

- Đất trồng: Dùng các loại đất dinh dưỡng, đất sạch, đất ít có pha tro trấu để trồng cây.

- Phân: Bón định kì 3-5 tháng/lần dùng phân hữu cơ hạn chế bỏng rễ cây, nếu dùng phân hóa học cần trộn lẫn vào đất bón xa rễ, thân cây.

Tùng la hán là cây chịu hạn có tuổi thọ cao, sống bền, lá xanh quanh năm nên được trồng làm cây cảnh mini để bàn giúp thanh lọc không khí, giảm bức xạ máy tính. Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy giúp xua đuổi ma quỷ, xua tan những điều xui xẻo đến với gia chủ.

Ngoài ra, Tùng la hán còn được gọi là Vạn Niên Tùng tượng trưng cho chữ “ thọ” thay cho lời chúc sức khỏe, trường thọ trong lễ mừng thọ. Hoặc dùng cây làm quà tặng khai trương thay cho lời chúc may mắn, bền vững và thành công trong sự nghiệp.

Dưới đây, tôi sẽ chỉ cho bạn cách trồng và chăm sóc cây tùng la hán để bàn mini đúng kỹ thuật.

Cây Tùng La Hán được trồng nhiều thành bonsai bởi loại cây này dễ tạo dáng và thế đẹp đem lại vẻ đẹp cuốn hút. Có 3 kỹ thuật trồng cây tùng la hán để bàn mini bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành hoặc giâm cành đơn giản tại nhà.

Gieo hạt

Nếu bạn có hạt giống tốt thì hãy thử nghiệm trồng cây Tùng La Hán từ hạt. Hạt đảm bảo là phải chín già, chắc. Bạn chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ, tức là thời điểm hạt đã già. Gieo hạt trên khay đất mịn, nhiều mùn, giữ ẩm liên tục và để ở khu vực râm mát. Thời gian tốt nhất để gieo hạt là lúc đầu xuân, tiết trời ấm áp. Sau 1–2 tháng, hạt bắt đầu nảy mầm và phát triển thành cây con.

Chiết cành

Còn nếu nhà bạn đã có cây Tùng La Hán trưởng thành thì hãy thử nhân giống bằng cách chiết cành. Phương pháp này đạt tỷ lệ thành công khá cao. Bạn chỉ cần chọn cành bánh tẻ; cắt khoanh nhỏ phần vỏ cây và bọc vào đó một lớp đất mùn dinh dưỡng; có trộn thêm một chút bộ thuốc B1 tán nhỏ. Chất đất này sẽ kích thích cho cành nhanh ra rễ.

Giâm cành

Cách này đơn giản hơn. Bạn cắt cành bánh tẻ có chiều dài tầm 10cm và cắm xuống khay đất mịn và để ở nơi râm mát. Cần sử dụng thêm thuốc kích thích ra dễ. Nếu làm đúng kỹ thuật, tỷ lệ thành công có thể lên tới 90%.

Cách chăm sóc và điều kiện sinh trưởng

- Do là cây ưa sáng nên cần phải cho cây ra nắng thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nên mang cây ra phơi nắng vào lúc sáng sớm và chiều muộn; thi thoảng nên để cây ở ngoài trời để cây trao đổi với không khí bên ngoài.