Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động.

Thời gian:

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Lập và nộp tờ khai quyết toán của tổ chức, cá nhân mẫu (05/QTT-TNCN)

Lập tờ khai trên HTKK

Đăng nhập vào phần mềm HTKK bằng mã số thuế của công ty.

Mở đường dẫn:

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Chọn kỳ kê khai sau đó bấm đồng ý để mở tờ khai:

  • Phần mềm hỗ trợ kê khai sẽ mặc định để thời gian quyết toán tròn năm dương lịch.
  • Trường hợp quyết toán không tròn năm thì bạn chọn thời điểm bắt đầu từ tháng đến tháng quyết toán.
    Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Nhập thông tin trên tờ khai:

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Note

Nếu quyết toán không tròn năm thì tích chọn vào đây và nhập lý do.

Để tích chọn vào đây thì tại mục chọn kỳ kê khai các bạn phải nhập kê khai từ tháng mấy đến tháng mấy.

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Để nhập thông tin trên tờ khai 05-QTT-TNCN thì các bạn chỉ cần nhập thông tin trên các phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN, 05-2BK-QTT-TNCN và 05-3BK-QTT-TNCN.

Lập phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn
Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Important

Điều kiện: Đối tượng kê khai vào phụ lục này là cá nhân cư trú, có hợp đồng lao động >= 3 tháng.

[07] Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của cá nhân cư trú nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả cá nhân nhận thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế hoặc cá nhân đã thôi việc tính đến thời điểm lập tờ khai.

[08] Mã số thuế: Ghi đầy đủ mã số thuế của cá nhân do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.

[09] Số CMND/Hộ chiếu: Ghi số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân chưa có mã số thuế.

[10] Cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Cá nhân đủ điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay thì đánh dấu “✓” vào chỉ tiêu này.

Phần “Thu nhập chịu thuế”

  • [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

    Thu nhập chịu thuế \= Tổng thu nhập Các khoản miễn thuế Tổng thu nhập:

    • Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp… Các khoản miễn thuế:
    • Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa: Không vượt quá 730.000/tháng (trường hợp người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được miễn toàn bộ).
    • Tiền phụ cấp trang phục: Không vượt quá 5.000.000/người/năm (Nếu nhận được bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ).
    • Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
    • Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

      Note Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ

      • Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ.
      • Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ.
    • Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại không vượt quá quy định trong quy chế của công ty.
  • [12] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).
  • [13] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Phần “Các khoản giảm trừ”

  • [14] Số lượng NPT tính giảm trừ: Là số người phụ thuộc mà cá nhân đã đăng ký tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
  • [15] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là tổng các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc sau:
    • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
    • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Giảm trừ bản thân
      1. Nếu cá nhân không ủy quyền quyết toán
      Thì giảm trừ bản thân = 11tr/tháng x Tổng số tháng tính giảm trừ trong năm. Ví dụ: Nhân viên A ký hợp đồng làm việc từ tháng 6 đến tháng 10 nghỉ thì mức giảm trừ bản thân 11tr/tháng x 5 tháng.
  1. Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán
    Giảm trừ cho bản thân được tính đủ 12 tháng là 132 tr/năm. Ví dụ: Nhân viên B ký hợp đồng lao động từ tháng 02-12 (11 tháng) và thực tế vẫn còn làm việc tại công ty → ủy quyền cho công ty quyết toán → mức giảm trừ bản thân sẽ là 12 x 11tr/tháng = 132tr. Giảm trừ người phụ thuộc
  2. Nếu cá nhân không ủy quyền quyết toán
    Thì giảm trừ người phụ thuộc = 4,4tr/tháng x Tổng số tháng tính giảm trừ trong năm. Ví dụ: Nhân viên A có con sinh tháng 1/2021 đăng ký người phụ thuộc từ tháng 6/2021 đến tháng 10/2021 nghỉ thì mức giảm trừ người phụ thuộc = 4.4tr/ tháng x 5 tháng.
  1. Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán
    Thì giảm trừ cho người phụ thuộc là 4,4tr/tháng và được tính đủ theo tháng thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng trong năm.

Theo nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020, mức giảm trừ gia cảnh thay đổi như trên.

  • [16] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận (nếu có).
  • [17] Bảo hiểm được trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm gồm: BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể: BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 0,5%, Bảo hiểm TNNN: 0,5%
  • [18] Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là các khoản đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, kể cả trường hợp đóng góp vào nhiều quỹ.
  • [19] Thu nhập tính thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhập.
  • [20] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là tổng số thuế TNCN mà DN đã khấu trừ của cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên trong kỳ.

    Ví dụ: Trong năm 2018 DN bạn đã kê khai và nộp thuế TNCN của nhân viên A cụ thể như sau:

    • Quý 1: 200.000
    • Quý 2: 350.000
    • Quý 3: 150.000
    • Quý 4: 400.000 Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ của Nhân viên A = 200.000 + 350.000 + 150.000 + 450.000 = 1.150.000. Thì nhập Chỉ tiêu [20]: 1.150.000 VND.
  • [21] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được do làm việc trong khu kinh tế.

    Chỉ tiêu [21] = ([19] x thuế suất biểu thuế lũy tiến) x {[12]/([11] – [13])} x 50%. Note Theo Điều 24 Nghị định 82/2018/NĐ-CP thì không có quy định giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế. Do đó, từ ngày ngày 10/7/2018 thì người làm việc trong khu kinh tế sẽ không được hưởng ưu đãi thuế và vẫn phải đóng thuế TNCN bình thường. Trích Điều 24 Nghị định 82/2018/NĐ-CP

    1. Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.
    2. Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.
    3. Đối tượng, nguyên tắc và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư.
    4. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế. (Khoản này được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BTC) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan.
    5. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án.

Phần “Chi tiết kết quả quyết toán thay cho cá nhân nộp thuế”

  • [22] Tổng số thuế phải nộp: Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán thay.(Hệ thống kê khai sẽ tự động cập nhật).
  • [23] Số thuế đã nộp thừa: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì các bạn có thể làm thủ hoàn thuế hoặc chuyển kỳ sau. (Hệ thống kê khai sẽ tự động cập nhật).
  • [24] Số thuế còn phải nộp: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này các bạn phải đi nộp thêm tiền thuế TNCN. Note Sau khi nhập xong các chỉ tiêu thì bạn tích vào dòng “Miễn thuế cho cá nhân có uỷ quyền quyết toán có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống. Trích công văn 636/TCT-DNNN ngày 12 tháng 03 năm 2021: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống. Trường hợp tổ chức trả thu nhập đã quyết toán thuế TNCN trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì không xử lý hồi tố.”

Lập phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN

Important

Điều kiện: Những cá nhân lao động thời vụ < 3 tháng hoặc những cá nhân không cư trú được các bạn kê vào phụ lục này (Cá nhân tính thuế theo biểu thuế toàn phần).

Note

Dù có làm cam kết 02/CK-TNCN, tức là chưa khấu trừ thuế TNCN của cá nhân đó thì cũng kê khai vào chỉ tiêu này.

Trường hợp ký hợp đồng thử việc xong không ký hợp đồng chính thức hoặc không đủ điều kiện uỷ quyền quyết toán cuối năm thì cũng kê khai vào chỉ tiêu này.

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

  • [07] Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của cá nhân cư trú nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả cá nhân nhận thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế hoặc cá nhân đã thôi việc tính đến thời điểm lập tờ khai.
  • [08] Mã số thuế: Ghi đầy đủ mã số thuế của cá nhân do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.
  • [09] Số CMND/Hộ chiếu: Ghi số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân chưa có mã số thuế.
  • [10] Cá nhân không cư trú: Nếu là cá nhân không cư trú thì “✓” vào đây.

Phần “Thu nhập chịu thuế (TNCN)”

  • [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng và cá nhân không cư trú trong kỳ, kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần; và các khoản phí mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

Note

Các khoản phụ cấp, hỗ trợ cho cá nhân lao động thời vụ không được giảm trừ, miễn thuế. Tức là Tổng thu nhập bao nhiêu các bạn nhập vào chỉ tiêu 11 bấy nhiêu nhé.

Ví dụ: Nhân viên A có hợp đồng thời vụ < 3 tháng, lương cơ bản 3tr, phụ cấp tiền ăn 300.000đ thì tổng tiền chịu thuế là 3.300.000 VND.

  • [12] TNCT từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.
  • [13] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được giảm thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).
  • [14] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Phần “Số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã khấu trừ”

  • [15] Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ: Là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của từng cá nhân trong kỳ.
    • Nếu các bạn làm bản cam kết 02 (Tức là không khấu trừ 10%) thì các bạn nhập 0 vào đây.
  • [16] Số thuế từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động: Là số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ trên khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.
    • Chỉ tiêu [16] = [12] * 10%
  • [17] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được do làm việc tại khu kinh tế.
    • Chỉ tiêu [17] = {([11] - [14]) x Thuế suất toàn phần} x {[13]/([11] - [14])} x 50% Note Theo Điều 24 Nghị định 82/2018/NĐ-CP thì không có quy định giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế. Do đó, từ ngày ngày 10/7/2018 thì người làm việc trong khu kinh tế sẽ không được hưởng ưu đãi thuế và vẫn phải đóng thuế TNCN bình thường. Trích Điều 24 Nghị định 82/2018/NĐ-CP
    • Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.
    • Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.
    • Đối tượng, nguyên tắc và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư.
    • Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế. (Khoản này được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BTC) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan.
    • Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án.

Lập phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN

Doanh nghiệp dựa vào hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và thông tin trên tờ khai đăng ký người phụ thuộc (NPT) giảm trừ gia cảnh (mẫu 02TH) khi đăng ký người phụ thuộc để lập phụ lục này.

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Các bạn nhập thông tin như tờ khai giống thông tin trên tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (mẫu 02TH).

Nếu các bạn lập tờ khai đăng ký người phụ thuộc trên HTKK và nộp qua trang thuế điện tử thì có thể kết xuất file mẫu phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN sau đó copy thông tin từ tờ khai đăng ký người phụ thuộc (02TH) và import vào HTKK.

Note

Chú ý: Chỉ tiêu [22] Đến tháng: Nhập đến tháng/năm thời điểm quyết toán.

Note

Khi đăng ký người phụ thuộc cột thời điểm đăng ký.

Ví dụ: Nhân viên A có con sinh vào tháng 3/2020 → Tháng 7 nhân viên A đăng ký giảm trừ người phụ thuộc. Khi quyết toán, tức tại phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN chỉ tiêu [21] Từ tháng phải nhập từ tháng 03/2020.

Thông tin trên tờ khai 05-QTT-TNCN

  • Sau khi nhập xong thông tin 3 phụ lục bấm “ghi” Phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu sang tờ khai 05-QTT-TNCN.
  • Nếu chỉ tiêu [45] xuất hiện tiền thì các bạn phải nộp thêm số tiền đó.
  • Nếu chỉ tiêu [46] xuất hiện tiền thì các bạn theo dõi bù trừ sang kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
Nộp tờ khai trên trang thuế điện tử

Truy cập vào https://thuedientu.gdt.gov.vn. Đăng nhập tài khoản của doanh nghiệp.

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Sau khi đăng nhập tiến hành kiểm tra xem DN đã đăng ký tờ khai 05/QTT-TNCN Tờ khai quyết toán thuế của tổ chức, CN (TT92/2015) chưa.

  • Vào mục “Khai thuế” -> “Đăng ký tờ khai”: tại đây sẽ hiển thị tất cả các tờ khai mà DN đã đăng ký.
  • Nếu thấy tờ khai trong danh sách thì không phải đăng ký nữa.
  • Nếu chưa thấy tờ khai trong danh sách thì phải tiến hành đăng ký thêm tờ khai.
    Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn
    Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Chọn tờ khai cần đăng ký, xác định kỳ hạn và thời gian bắt đầu kê khai, sau đó bấm Tiếp tục.

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn
Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Kiểm tra lại danh sách và thông tin tờ khai muốn đăng ký thêm:

  • Bấm Chấp nhận để hoàn thành đăng ký.
  • Bấm Chọn lại để cập nhật, bổ sung thông tin tờ khai.

Mở đường dẫn:

Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế tncn mẫu 05-qtt-tncn

Sau khi tải tờ khai lên thuế điện tử, người dùng tiến hành ký chữ ký số sau đó nộp tờ khai cho cơ quan thuế.