Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là một phương pháp phân tích chứng khoán, dự báo biến động của giá thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu quá khứ của thị trường, chủ yếu là giá cả và khối lượng giao dịch. Phân tích kỹ thuật cùng với phân tích cơ bản (chủ yếu dựa vào tìm hiểu các yếu tố nội tại, năng lực và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp) là hai phương pháp phân tích hiệu quả, có khả năng bổ sung cho nhau cũng như được sử dụng phổ biến trong thực tiễn đầu tư.

Các công cụ chủ yếu sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm biểu đồ (charts) và các chỉ báo kỹ thuật (indicators). Trong đó biểu đồ là một công cụ quan trọng, làm nền tảng cho nhiều kỹ thuật như phân tích xu hướng (trends), phân tích mô hình giá (patterns), phân tích chu kỳ (cycles)…

Do tầm quan trọng của biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật, SAPP xin bắt đầu loạt bài viết về phân tích kỹ thuật bằng việc giới thiệu với các bạn về các dạng biểu đồ, cách đọc biểu đồ và những lưu ý khi sử dụng biểu đồ trong phân tích kỹ thuật.

1. Biểu đồ dạng đường (Line chart)

Biểu đồ đường là loại biểu đồ quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong các ngành khoa học dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội vì tính trực quan và dễ hiểu. Đối với chứng khoán, biểu đồ đường đơn giản là hình ảnh minh họa xu hướng của giá theo thời gian.

Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

Biểu đồ giá cổ phiếu VIC (Nguồn: tradingview.com)

Dữ liệu về giá sử dụng trong biểu đồ thường là giá đóng cửa khi kết thúc phiên giao dịch của chứng khoán. Ưu điểm của dạng biểu đồ này chính là sự đơn giản, các nhà phân thích có thể dễ dàng nhận biết được xu hướng của giá ngay khi nhìn vào biểu đồ. Với biểu đồ giá cổ phiếu VIC như trên, chúng ta nhanh chóng thấy được xu hướng giảm mạnh của cổ phiếu này bắt đầu từ nửa cuối tháng 2/2020 và trước đó là giai đoạn giá đi ngang.

Tuy nhiên, loại biểu đồ này không thể hiện được mức độ biến động của giá trong một phiên giao dich. Do đó trong điều kiện thị trường phức tạp, dao động giá trong phiên cao thì sử dụng biểu đồ đường không mang lại hiệu quả phân tích cao.

2. Biểu đồ dạng thanh (Bar chart)

Dạng biểu đồ này khắc phục nhược điểm của biểu đồ đường bằng cách cung cấp thêm thông tin về biến động của giá trong một phiên giao dịch. Dưới dây là một ví dụ về biểu đồ dạng thanh với cổ phiếu VIC:

Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

Biểu đồ giá cổ phiếu VIC (Nguồn: tradingview.com)

Mỗi thanh trên biểu đồ thể hiện bốn thông tin bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất của chứng khoán trong phiên giao dịch (hoặc trong một khoảng thời gian). Một thanh dài thể hiện mức biến động cao của giá trong phiên khi các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất ở cách xa nhau và ngược lại đối với một thanh ngắn.

Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

3. Biểu đồ dạng nến (CandlestickChart)

Biểu đồ nến được người Nhật Bản sạng tạo và áp dụng đầu tiên trên thị trường chứng khoán của họ. Với những ưu điểm của mình, loại biểu đồ này đang dần trở thành loại được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết các thị trường chứng khoán hiện đại. Dưới đây là một minh họa về loại biểu đồ này:

Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

Biểu đồ giá cổ phiếu VIC (Nguồn: tradingview.com)

Tương tự như biểu đồ thanh, mỗi ký tự trên biểu đồ (thường được gọi là một cây nến) cũng thể hiện bốn mức giá của chứng khoán trong một phiên giao dịch (hoặc một khoảng thời gian) bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất

Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

Chúng ta có thể chỉ thị màu cho cây nến tùy theo đó là nến tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa) hay nến giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa). Thông thường các biểu đồ sẽ để mặc định nến tăng có màu xanh còn nến giảm có màu đỏ.

Ưu điểm của biểu đồ nến so với biểu đồ dạng thanh nằm ở chỗ sự biến động của giá được thể hiện rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Đối với biểu đồ dạng thanh chỉ được thể hiện qua độ dài của từng thanh, còn đối với biểu đồ nến, sự khác biệt và mối quan hệ giữa các mức giá đóng, giá mở, giá cao nhất và giá thấp nhất được minh họa rõ ràng và trực quan hơn. Với ví dụ biểu đồ cổ phiếu VIC trên, trong giai đoạn giảm mạnh từ cuối tháng 2/2020, biến động của giá trong mỗi phiên giao dịch cũng tăng lên với sự xuất hiện của nhiều cây nến có phần thân nến hoặc phần bóng nến dài.

Ngoài ra, biểu đồ dạng nến còn kết hợp rất tốt với các kỹ thuật phân tích quan trọng như phân tích mô hình giá, phân tích xu hướng. (SAPP sẽ giới thiệu cụ thể các kỹ thuật phân tích này tới các bạn trong các bài viết tiếp theo).

4. Một số lưu ý khi sử dụng biểu đồ kỹ thuật

Khối lượng giao dịch (Volume)

Khối lượng giao dịch là số lượng chứng khoán đã được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều nhà phân tích kỹ thuật cho rằng đây là một yếu tố rất quan trọng thường được thêm vào bên dưới các biểu đồ.

Hướng dẫn phân tích các đường kỹ thuật chứng khoán năm 2024

Biểu đồ giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu VIC –(Nguồn: tradingview.com)

Trước hết, khối lượng giao dịch cho thấy mức độ thanh khoản của thị trường, các cổ phiếu có khối lượng giao dịch càng lớn (thanh khoản cao) thì việc mua bán càng nhanh chóng và giá giao dịch cũng sẽ gần hơn với giá trị thực.

Ngoài ra, khối lượng còn đươc sử dụng để đánh giá sức mạnh hoặc sự đồng thuận của bên mua và bên bán trên thị trường, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác, rõ ràng hơn về hướng đi của giá. Lấy ví dụ khi giá chứng khoán dường như có xu hướng tăng thì khối lượng giao dịch lên cao thường được coi là một trong những tín hiệu giúp xác nhận xu hướng của giá. Ngược lại nếu giá tăng trong khi khối lượng giao dịch giảm dần lại cho thấy ngày càng có ít người sẵn sàng mua cổ phiếu ở các mức giá cao báo hiệu xu hướng tăng của giá sắp kết thúc do thiếu hụt lực cầu tại mức giá cao.

Lựa chọn khung thời gian để phân tích

Mặc dù các biểu đồ ví dụ trong bài viết này sử dụng khung thời gian một ngày giao dịch (thể hiện biến động của của giá và khối lượng trên cơ sở hàng ngày), chúng ta có thể áp dụng các khung thời gian khác nhau phù hợp với cách thức, mục đích phân tích cũng như phương pháp giao dịch của mỗi nhà đầu tư.

Các khung thời gian dài như tuần hoặc tháng sẽ cho cái nhìn tổng quan về thị trường trong thời gian dài, giúp việc xác định xu hướng thị trường chính xác hơn. Còn các khung thời gian ngắn như hàng giờ, hàng phút có thể cung cấp thông tin ở mức độ chi tiết hơn, giúp nhà đầu tư tìm được các điểm vào, ra lệnh tối ưu hơn. Tuy nhiên với khung thời gian quá ngắn, có thể xuất hiện nhiều biến động mang tính ngẫu nhiên của giá, tạo ra các tín nhiệu nhiễu gây khó khăn cho việc phân tích xu hướng thị trường.