Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt

Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt

Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bị tăng huyết áp

6 thg 10, 2021 · Những bệnh nhân mới phát hiện tăng huyết áp, nếu mức huyết áp không quá ... đậu đen, đậu Hà Lan…; các loại hạt, quả hạch, gạo lứt, ngũ cốc… ...

  • Tác giả: laodong.vn

  • Ngày đăng: 29/11/2021

  • Xếp hạng: 4 ⭐ ( 48382 lượt đánh giá )

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 3 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Xem chi tiết

Xay xát tác động giá trị dinh dưỡng

Gạo là nguồn vitamin nhóm B quan trọng nhưng hàm lượng thay đổi tuỳ theo tỷ lệ xay xát. Gạo có ít canxi, nhiều phospho, chứa không đáng kể lượng chất béo, bên cạnh đó gạo còn cung cấp các acid amin cần thiết. Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, trong 100g gạo tẻ máy (tương đương với gần 2 miệng bát cơm) cung cấp 344 kcal, có chứa 7,9g protein, 1g lipid và chứa tới 75,9g glucid.

Gạo lứt xay xát kĩ sẽ trở thành gạo trắng như chúng ta thường dùng. Trong khi lượng chất xơ trong 100g gạo tẻ máy chỉ chứa 0,4g thì lượng chất xơ trong gạo lứt là 3,4g, cao hơn rất nhiều. Ngoài việc các vitamin và khoáng chất trong gạo bị mất mát sau quá trình bảo quản, nấu nướng, một trong những hạn chế của chế độ ăn mà gạo đóng vai trò lương thực chính là ức chế hấp thu sắt, magie, canxi… do chứa hàm lượng cao acid phytic (dạng tồn tại của Phospho trong gạo và các loại ngũ cốc).

Gạo lứt (gạo lật) có hoạt tính sinh học mới

Gạo lứt có ưu điểm vượt trội so với gạo xát trắng thông thường là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chức năng sinh học như: chất xơ, GABA, phenol, chất béo cao hơn và dồi dào lượng vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP) (thường nằm ở lớp cám và phôi bị loại bỏ trong quá trình xay xát), cùng với đầy đủ lượng acid amin cần thiết.

Bởi vậy đây được coi là thực phẩm “ăn kiêng” mà những bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…hay sử dụng. Mặc dù với nhiều ưu điểm nổi trội về mặt dinh dưỡng, gạo lứt lại được tiêu thụ ít hơn gạo trắng bởi vì nó khá cứng và khó ăn.

Để cải thiện nhược điểm này, công nghệ làm gạo nảy mầm đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Ngoài việc làm cho gạo lứt ăn mềm hơn, có hương vị ngon hơn, nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình nảy mầm có thể tạo ra các hợp chất hoạt tính sinh học mới như axit gamma-amino butyric (GABA), vitamin C…

Việc tiêu thụ gạo lật nảy mầm đang gia tăng ở nhiều nước châu Á vì chất lượng bữa ăn được cải thiện cùng với các chức năng sinh học mà thực phẩm đem lại. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, gạo lật nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo xát trắng hoặc gạo lứt thông thường.

Gạo lật nảy mầm chứa hàm lượng cao các chất chống ôxy hoá như Gamma Amino Butyric Acid (GABA) và Acetyl Glucoside, Vitamin E… Sự nảy mầm kích hoạt enzyme phytase cùng với quá trình lên men giúp phân hủy axit phytic. Hàm lượng Zn, Ca, Mg và Fe tăng lên đáng kể ở gạo nảy mầm do suy giảm acid phytic.

Cách tạo ra gạo lật nảy mầm

Theo quy trình sản xuất được nghiên cứu bởi Đại học Bách khoa Hà Nội, gạo mầm được sản xuất bằng cách ngâm và ủ trong nước ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ 30 độ C, trong vòng khoảng 20 giờ); kết thúc quá trình ngâm, gạo được ủ trong nhiệt độ 35 độ C trong vòng từ 36 giờ hoặc 42 giờ với tuỳ từng loại gạo, kết hợp thổi khí. Gạo thu được sẽ được sấy ở nhiệt độ 60 độ C trong vòng 18 giờ để thu được độ ẩm thích hợp.

Sử dụng gạo lứt nảy mầm giúp ổn định đường huyết, hạn chế tăng đường máu ngay sau khi ăn, giảm cholesterol, triglyceride, LDL, tăng lượng HDL (Cholesterol tốt) tăng cường chuyển hoá, phòng ngừa và làm chậm tiến triển biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Gạo lật nảy mầm có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic Index, chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm), ở mức độ trung bình (GI=57) (1). Quá trình nảy mầm làm tăng tổng hợp vitamin từ 6 đến 10 lần so với các hạt không nảy mầm.

Cụ thể, tăng thêm vitamin B2 (riboflavin), B5, và B6, và bắt đầu tạo ra vitamin C. Nó cũng có thể giải phóng các chất chống ôxy hoá được lưu giữ trong thành tế bào, tăng sinh khả dụng của khoáng chất phospho, canxi, sắt và magiê gắn liền trong phytates, và tăng hàm lượng các axit amin, protein 50% trong khi giảm chất béo và carbonhydrate lên đến 25%.

Các chỉ sốGiá trị
Năng lượng (kcal)345
Glucid (g)78,1
Protein (g)9,42
Chất xơ (g)3,2
GABA (mg)16,4

 Dinh dưỡng trong gạo lật nảy mầm tại Việt Nam

Từ một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành cho thấy: Chế độ ăn thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm có thể giúp người Việt Nam phòng chống đái tháo đường.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của gạo lật nảy mầm trong kiểm soát đường máu và mỡ máu trên bệnh nhân đái tháo đường và tiền Đái tháo đường” ở Việt Nam trên 60 phụ nữ vùng nông thôn có tình trạng giảm dung nạp glucose trong vòng 4 tháng cho thấy có sự cải thiện rõ rệt trong việc kiểm soát lượng đường huyết và tình trạng lipid máu; việc sử dụng liên tục 4 tháng gạo nảy mầm còn có khả năng kiểm soát cân nặng.

Công nghệ tiên tiến giúp điều chỉnh quá trình nẩy mầm hoạt hoá các enzyme và giảm lượng acid phytic có trong gạo giúp quá trình hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dưỡng cũng như giảm bớt sự ức chế hấp thu các chất khoáng.

Lượng chất xơ có trong chế độ ăn của nhóm tiêu thụ gạo nảy mầm cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm dùng gạo thông thường. Trong 100g gạo lật nảy mầm có thể chứa tới 3,2g chất xơ và 16,5mg GABA. Lượng chất xơ trong gạo lật nảy mầm được coi là yếu tố giúp giảm chỉ số đường huyết do cơ chế điều chỉnh sự hấp thu glucose trong ruột. Ngoài ra GABA có tác dụng tái tạo lại tế bào Beta tuyến tuỵ, giúp làm tăng tiết insulin, ổn định đường huyết (trên nghiên cứu thực nghiệm), góp phần chống ôxy hoá.

Ngô Thị Hà Phương (Viện Dinh dưỡng QG)

Trước kia, chị Huỳnh Thị Kim Chi cũng ăn như mọi người và mang trong người nhiều chứng bệnh, có bệnh đeo bám chị hơn 20 năm. Vậy mà kể từ ngày ăn gạo lức theo thực dưỡng chị không còn lo lắng vì bệnh tật nữa.

Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt

Chị Huỳnh Thị Kim Chi
 

Bệnh tật là nỗi ám ảnh của nhiều người và khó tránh khỏi trong suốt cuộc đời. Với thực phẩm và cách ăn hiện nay càng dễ khiến mọi người bị bệnh tật.

Trước kia, chị Huỳnh Thị Kim Chi cũng ăn như mọi người và mang trong người nhiều chứng bệnh, có bệnh đeo bám chị hơn 20 năm. Vậy mà kể từ ngày ăn gạo lức theo thực dưỡng chị không còn lo lắng vì bệnh tật nữa. Chị sinh năm 1961, cư ngụ ở quận 5, TP Hồ Chí Minh.

N gày xưa, lúc nào cũng khổ sở vì bệnh tật. Chị bị loãng xương, viêm đa khớp, cả người đau buốt, đi không nổi, lên xuống cầu thang là một cực hình. Các khớp xương cứng đến nỗi khó khăn khi mặc quần áo, tay nắm lại không được. Chị phải uống thuốc, tập yoya và chườm nóng muối rang mong cho đỡ phần nào.

Chị bị tăng huyết áp, mỡ trong máu. Chị bị stress (căng thẳng) nặng vì chuyện buồn gia đình. Căng thẳng làm chị mất ngủ, thường thức trắng đêm đến 4, 5 giờ sáng mới chợp mắt được. Người lúc nào cũng mệt mỏi, chán chường, không vui. Chị bị viêm họng hạt hơn 20 năm. Đi gặp mưa về nhà bị cảm ngay, ngồi trong máy lạnh phải choàng khăn. Chị thường ho kéo dài hơn 2 tháng, mỗi năm ít nhất bị một đợt. Ho thường xảy ra khi chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh.

Cùng lúc mang nhiều chứng bệnh như vậy nên mỗi ngày phải uống mười mấy viên thuốc. Bây giờ nghĩ lại thấy giật mình. Chị đã khám bệnh ở nhiều bệnh viện, đi đến nhiều bác sĩ, uống nhiều thuốc nhưng bệnh tình cứ nặng hơn, nhiều hơn. Chị luôn cầu mong gặp được thầy hay thuốc giỏi để trị bệnh cho mình.

Một hôm, chị gặp được phương pháp thực dưỡng trên mạng internet. Thấy hay hay, chị tìm hiểu và biết được rằng nếu áp dụng thực dưỡng các bệnh của chị sẽ hết. Sau đó chị biết đến quán Thực Dưỡng Khai Minh ở gần nhà chị, có phục vụ các món ăn từ gạo lức và bán các loại thực phẩm theo thực dưỡng. Chị đang cần sử dụng những loại thực phẩm này.

Chị đến gặp người chủ quán và trao đổi kỹ những cách thức và kinh nghiệm ăn uống theo thực dưỡng để đẩy lùi những căn bệnh của chị. Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng, chị bắt đầu thực hiện ăn gạo lức, hôm đó là ngày 01/5/2014, cách nay tròm trèm hai năm rưỡi.

Chị ăn theo số 7 (chỉ ăn cơm lức với muối mè) ngay trong 20 ngày đầu. Sau đó ăn thêm một ít rau củ và cá tép nhỏ. Chị áp dụng hướng dẫn 5 ngày bỏ 1 góc thuốc, sau một tháng chị bỏ hẳn thuốc huyết áp cao. Sau 5 ngày, chị ngủ bình thường, giấc ngủ sâu. Đau nhức giảm đi rất nhiều trong 20 ngày đầu. Viêm họng hạt giảm 70%. Trong thời gian đầu chị tuyết đối không uống nước đá, không ăn đường và trái cây. Chị nói: “Rất cám ơn phương pháp gạo lức muối mè đã giúp tôi và người nhà qua khỏi các chứng bệnh”.

Sau 3 tháng ăn gạo lức, chị đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ bảo sức khỏe đẹp lắm và từ đó chị không đến bệnh viện nữa và không uống thuốc nữa cho đến bây giờ.

Bây giờ chị đi bộ không biết mệt, ngày xưa đi một chút là cảm thấy đuối. Từ lúc ăn gạo lức, máu huyết ấm trở lại nên đi mưa, đi bơi mà không bị cảm lạnh nữa.

Chị nói: “Gạo lức giúp mình suy nghĩ mạch lạc, rõ ràng và lái suy nghĩ theo hướng tích cực. Chuyện gì mình cũng muốn nghĩ tốt hơn. Điều này tốt cho mình và cho người khác nữa. Đầu óc nhẹ nhàng hơn, không muốn mệt nhọc vì phải suy nghĩ nhiều và suy nghĩ rắc rối”. Chị bảo chị không còn muốn phán xét ai hết, phán xét là bảo thủ. Khuyên được thì nói, không được thì không nói. Chị rất thích câu nói: “Người biết đủ sống thì trong hoàn cảnh nào cũng an vui. Còn người lúc nào cũng thấy thiếu thì khổ mãi, không lúc nào được vui”.

Từ lúc ăn gạo lức, chị lại thích đi học những môn chăm sóc sức khỏe nên chị đã đi học xoa ấn huyệt, xoa nắn tự nhiên bằng ma sát.

Thấy chị hết bệnh, đặc biệt bệnh đau nhức xương khớp, người giúp việc cũng ăn theo để trị bệnh đau nhức. Do đau nhức nhiều nên làm việc không nổi, chị giúp việc dự định xin nghỉ việc để về nhà dưỡng bệnh. Sau khi ăn gạo lức chị giúp việc hết đau nhức và ở lại tiếp tục làm việc cho chị cho đến bây giờ. Người nhà của chị giúp việc bị tiểu đường, u nổi sau lưng, sau 49 ngày ăn gạo lức, hết tiểu đường, giảm cân, hết đau nhức.

Chị sẵn sàng chia sẻ phương pháp thực dưỡng cho những ai muốn tìm hiểu. Hai người em gái và mẹ chị 92 tuổi cũng ăn gạo lức. Một số bạn hàng ở Chợ An Đông cũng ăn theo gạo lức, trong đó có người được hết bệnh thoát vị đĩa đệm. Chị nói: “Thấy người khác bệnh nhiều, cũng khuyên người ta ăn nhưng tùy duyên ai ăn được thì nhờ”.

Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt

Sau 3 tháng ăn gạo lức, chị Chi đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ bảo sức khỏe đẹp lắm và từ đó chị không đến bệnh viện nữa và không uống thuốc nữa cho đến bây giờ
 

Chế độ ăn hiện tại của chị là gạo lức muối mè, thêm ít rau hữu cơ, bắp cải, đậu bắp, bí đỏ vào buổi sáng và buổi trưa. Buổi chiều, chị thường ăn chung chút ít với gia đình để hòa cùng không khí ấm áp với chồng con. Hôm nào thấy khỏe, chị mới ăn; hôm nào thấy mệt, chị không ăn. Chị kiêng hẳn nước đá, đường. Thỉnh thoảng, chị ăn một ít bánh và một ít trái cây để gọi là. Chị sử dụng nước trà đậu và trà gạo lức như nước uống thường ngày của chị. Loại nước này giúp ngủ ngon. Trước khi ngủ chị nhai nhuyễn rồi nuốt một muỗng mè đen rang không muối, điều này cho chị một giấc ngủ rất ngon rất sâu.

Hôm nào đi ăn tiệc với bạn bè hoặc với đối tác kinh doanh, chị ăn nhiều một chút, về nhà cơ thể báo hiệu ngay bằng mỏi các khớp. Chị mê ăn kem chuối và kem dừa, ăn vào, thấy cơ thể rưng rức là biết ngay đang bị cảnh báo. Chị hiểu và ăn theo số 7 vài ngày là hết liền. Ngày xưa, mỗi khi dự tiệc là ăn nhiều, bây giờ ăn ít, gắp có vị với mọi người. Đôi lúc ăn ra ăn vào để trải nghiệm và để biết cơ thể mình có đèn báo hiệu hoàn hảo.

Chị kinh doanh sỉ quần áo thời trang. Chị nhập hàng từ nước ngoài và phân phối lại cho các cửa hàng hoặc sạp bán lẻ trong nước. Những lúc rảnh rỗi chị cũng muốn góp một cái gì đó cho thực dưỡng. Chị thường xuyên lên mạng tìm hiểu thêm về thực dưỡng và chia sẻ những bài viết về thực dưỡng. Chị nói ăn gạo lức là cách rất tốt để giảm cân và giữ cơ thể cân đối.

Thời gian đầu ăn gạo lức khó khăn lắm, rất dễ bỏ cuộc trong thời gian này. Nào là xuống ký, da xanh xao vàng vọt. Người khác đâu biết mình khỏe hơn trước đây. Khi bệnh lại đến bệnh viện, cũng mất tiền, cũng mất thời gian, nhưng bệnh không mất đi. Sau một thời gian mà bệnh không thuyên giảm thì phải xem xét chứ. Sao không thử tìm một phương pháp tốt cho mình để trị bệnh. Chị công nhận là những người thực dưỡng luôn trẻ hơn so với tuổi.

Chị nói muốn theo được thực dưỡng, cần phải có tâm huyết, phải đọc sách nghe đĩa, và kết bạn với người đi trước. Như vậy mới có cơ sở và động lực để ăn tiếp. Bản thân chị nghe gần như hết đĩa giảng thực dưỡng của thầy Tuệ Hải, đọc nhiều sách về thực dưỡng và các bài báo về gạo lức. Chị thích làm về thực dưỡng nhưng chưa hội đủ duyên. Chị muốn mở một quán thực dưỡng ở thị xã Dĩ An, Bình Dương, nơi chị sinh ra và lớn lên.

Chị rất e ngại thực phẩm không tốt. Chị không dám mua thức ăn bên ngoài, chị chỉ mua ở nơi tin tưởng. Chị thường sử dụng thực phẩm của Nhật. Chị mong mọi người nên theo thực dưỡng. Cứ thử rồi sẽ thấy, không đi làm sao tới được. Gạo lức là rất tốt. Ăn gạo lức mới đủ chất, ăn gạo trắng không đủ chất được.

(Kiến thức gia đình số 46)