Hỷ có nghĩa là gì

Ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa, nên hiện nay trong lễ ăn hỏi hay đám cưới của người Việt Nam, chữ Song Hỷ màu đỏ xuất hiện rất nhiều, từ thiệp cưới, phông cưới đến tráp cưới hỏi… Chữ Song Hỷ còn được dùng để thông báo về việc cưới hỏi bằng cách dán ngoài ngõ, trong nhà…

Không khó để bắt gặp hình ảnh chữ Song Hỷ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày cưới nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc sâu xa của chữ này. NaRy Wedding sẽ cung cấp một số thông tin về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chữ Song Hỷ để các cặp đôi hiểu hơn nhé.

1. Ý nghĩa của chữ Song Hỷ

Song Hỷ ngày xưa được hiểu theo hai nghĩa là đại khoa (đỗ đạt trong thi cử) và tiểu khoa (dựng vợ gả chồng- lấy vợ). Song hỷ là hai niềm vui lớn trọng đại của một nam nhân trưởng thành. Đỗ đạt khoa cử, công thành danh toại, có vị thế cao. Việc hệ trọng thứ hai là nối dõi tông đường, lấy được tiểu thư khuê các, cành vàng lá ngọc, may mắn trong đường tình duyên.

Ngày nay song hỷ lâm môn ở đây được hiểu theo nghĩa hiện đại. Chữ Song Hỷ trong đám cưới hỏi còn mang ý nghĩa của niềm vui đôi bên gia đình, họ hàng hai bên nhà trai cưới được vợ cho con trai, nhà gái gả được chồng cho con gái. Và là niềm hạnh phúc đôi lứa của các cặp đôi.

Hỷ có nghĩa là gì
 
Hỷ có nghĩa là gì
 
Hỷ có nghĩa là gì

Hình ảnh chữ Song Hỷ trên các mâm lễ cưới hỏi của người Việt Nam

Nói chung lại, chữ Song Hỷ mang nhiều tượng trưng cho sự may mắn và tốt đẹp, niềm vui trong học hành, thi cử và nhân duyên thuận lợi trong tình yêu.

Xem thêm: Nóng hổi trào lưu chụp ảnh cưới với trang phục Trung Quốc

2. Nguồn gốc chữ Song Hỷ

Hỷ có nghĩa là gì

Tranh vẽ chân dung Vương An Thạch

Chữ Song Hỷ trong đám cưới gắn với một giai thoại đẹp, đầy yếu tố may mắn, trời định về tình duyên, thi cử của bậc danh sĩ nổi tiếng đời nhà Tống, một trong “Đường Tống bát đại gia” – Vương An Thạch. Giai thoại về ông liên quan đến chữ song hỷ như sau:

Từ nhỏ ông đã rất thông minh, khi lớn lên học rộng tài cao, khi 20 tuổi ông lên kinh thành – cách quê khoảng 200 dặm - để thi khoa cử. Dọc đường ông có đi qua một vùng đất giàu có và  trù phú, tại đó nhà Mã Viên Ngoại đang mở hội mừng thọ. Trong nhà treo đèn kết hoa rực rỡ, khách khứa ra vào đông như hội. Bên ngoài cổng có treo một lồng đèn lớn, kẻ qua người lại xúm nhau xem xét, bàn tán. Vương An Thạch thấy lạ, ghé vào nhìn thì thấy trên đèn kéo quân dán một vế đối:

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” được dịch là (Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân).

Ông không đối được nhưng vẫn mạnh bạo nói rằng “Câu này dễ đối thôi”, rồi bỏ đi. Người nhà của Mã Viên ngoại nghe được, chưa kịp vào trình với Viên ngoại thì Vương An Thạch đã lên đường lên kinh đô.

Do học rộng tài cao, trong kỳ thi ông làm bài và nộp đầu tiên, quan chủ khảo lật ra xem, tấm tắc khen tài, vấn đáp ông trả lời trôi chảy đã có ý lấy ông đỗ đầu. Thấy vậy nhà vua lên cho gọi ông để thử tài, đề ra một câu đối:

“Phi kỳ hổ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân” (được tạm dịch là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình).

Vương An Thạch chợt nhớ tới vế đối trên đèn kéo quân trước nhà Mã Viên ngoại và thấy âm, ý rất hay và rất chỉnh khi đối với câu nay liền ứng khẩu đọc luôn câu đối đã đọc trên đèn kéo quân. Nhà vua và các quan chủ khảo chấm ông đỗ đầu bảng khoa thi năm đó.

Khi trở về quê nhà vinh hoa bái tổ, Vương Anh Thạch đi qua nhà viên ngoại, người hầu của ông nhận ra Vương An Thạch và đã đưa anh ta lên trình diện Mã viên ngoại, yêu cầu trả lời câu đối. Ông dùng chính câu đối của nhà vua đối lại. Mã Viên ngoại vô cùng mừng rỡ, thấy vế đối rất chỉnh, rất khéo lại ẩn ý khoe tương lai nên nói với Vương An Thạch rằng: “Vế đối dán trên đèn kéo quân là của con gái lão, nó kén chồng nên thách đối như thế, nếu ai đối được nó mới đồng ý lấy làm chồng. Để lão gọi con gái lão ra cho hai đàng giáp mặt. Sau đó, đám cưới được tổ chức linh đình tại Mã gia trang”.

Nhờ sự nhanh trí nhạy bén của mình Vương An Thạch vừa đỗ đầu khoa thi vừa cưới được vợ đẹp, lễ cưới được tổ chức rộn ràng tại Gia Trang. Lúc đó triều đình đăng tên bảng vàng, An Thạch cùng lúc nhân đôi niềm vui đỗ trang nguyên khoa cử, cưới được vợ đẹp. Ông ngâm nga “Vận may đối đáp thành song hỷ – Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng” ông bèn viết ra hai chữ hỷ cạnh nhau đọc theo vần điệu là xieng xi (phiên âm: song hỷ) với dụng ý là hai việc tốt lành. Với việc viết hai chữ hỷ đám cưới liền nhau đọc là “song hỷ”, vị Trạng nguyên tài danh này đã sáng tạo ra một chữ mới, chữ song hỷ. Như vậy, nguồn gốc của chữ song hỷ là do điển tích vừa cưới được vợ đẹp giỏi, vừa thi đậu Trạng nguyên.

Hỷ có nghĩa là gì

Chữ Song Hỷ dù ở bất cứ thời kỳ nào cũng đều mang những ý nghĩa tốt lành mang lại nhiều may mắn, trọn vẹn, là một biểu trưng không thể thiếu trong đám cưới người Việt hiện đại, và người Trung Quốc. Mang lại nhiều may mắn và điều tốt lành cho cô dâu chú rể trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời.

Các bài viết liên quan:

Song hỷ lâm môn”, câu nói thường xuất hiện trong lời chúc của bạn bè, anh em dành cho cô dâu, chú rể trong ngày cưới. Tuy được xuất hiện khá nhiều trong văn hóa Việt nhưng không phải ai cũng biết và hiểu hết khái niệm của thuật ngữ song – hỷ. Ở thông tin dưới đây, hãy cùng chúng tôi khám phá những khía cạnh xung quanh 2 chữ này nhé!

Song hỷ là gì?

Về nguồn gốc: Song – hỷ là một từ ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, văn hóa Trung Hoa cũng “vô tình” xâm nhập vào văn hóa Việt. Khi đó, trong đám cưới Việt Nam, 2 chữ Song- Hỷ cũng được gắn lên như 1 biểu tượng của sự hạnh phúc. Về nguồn gốc, chữ Song- Hỷ gắn liền với 1 giai thoại đẹp của sĩ tử Vương An Thạch, đời nhà Tống. Câu chuyện xoay quanh tình duyên và chuyện thi cử của sĩ tử này. Và tại đám cưới của ông, hai dòng chữ Hỷ được viết lớn như tượng trưng cho nhân duyên, niềm vui và hạnh phúc. Từ đó đến nay, nhân gian vẫn lưu truyền 2 dòng chữ này và gắn chúng trong ngày cưới trọng đại.

Về mặt ngữ nghĩa: Song trong tiếng Hán là đôi, Hỷ trong tiếng Hán là vui mừng. Như vậy chúng ta cũng ngầm hiểu song- hỷ là sự hạnh phúc, vui mừng của đôi lứa. 

Song- Hỷ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa

Ý nghĩa của chữ Song Hỷ trong ngày cưới

Đã qua hàng ngàn năm, chữ Song – Hỷ vẫn trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong ngày cưới. Nó mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, lớn lao, không chỉ đối với cặp đôi mà còn đối với hôn lễ trọng đại. Cụ thể:

1. Thông báo hỷ sự trong gia đình

Hiện nay, người ta thường treo chữ Song Hỷ trên cổng, trên xe cưới hoặc trên khán đài. Điều này ngầm xác định nơi đây đang chuẩn bị diễn ra hôn lễ. Và qua đó thông báo với anh em, bạn bè, bà con làng xóm về đám cưới của gia đình mình. 

Ngoài ra, nhiều ra đình còn gắn chữ Hỷ ở đầu ngõ, xung quanh tường bao. Đối với khách thập phương, chỉ cần đến đầu ngõ và đi theo con đường có dán chữ Hỷ là có thể đến được đám cưới mà không lo bị lạc đường. Đây cũng là 1 trong những cách rất hay được biểu hiện thông qua chữ Hỷ. 

2. Thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc và sự gắn kết không rời

Một đám cưới được tổ chức là một sự gắn kết không rời bỏ. Khi một gia đình quyết định dán chữ Hỷ là khi đó niềm vui được nhân đôi. Gia đình sắp có thêm con dâu, con rể. Và màu đỏ- màu vàng của chữ Song hỷ cũng là gam màu thể niềm hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa. Đây là gam màu không thể thiếu trong đám cưới, đám hỏi. 

Chữ Hỷ màu vàng cùng tone trang trí

Tìm hiểu thêm:

Lễ nạp tài là gì? Tiền nạp tài và sính lễ cưới gồm những gì?

Lễ hằng thuận là gì? Nghi thức, Ý nghĩa và những lưu ý

Có thực sự cần thiết treo chữ Song – Hỷ trong ngày cưới hay không?

Với những phân tích và chia sẻ về ý nghĩa của chữ Song – Hỷ bên trên, có lẽ bạn đọc đã thấy được tầm quan trọng của thuật ngữ này. Và không ngẫu nhiên mà nó lại xuất hiện trong hầu hết các đám cưới hiện nay. Vì thế ở câu trả lời này, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định việc treo chữ Hỷ trong ngày cưới là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, ngoài chữ Hỷ thì chúng ta không nên quá lạm dụng các thuật ngữ Trung Quốc khác. Như vậy sẽ vô tình ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Đôi khi điều này sẽ gây khó chịu cho khách mời hoặc những ai có tính cách cầu toàn. 

Ngoài ra, nếu trong đám cưới của bạn đã có treo những chữ cái khác thể hiện ngày vui của đám cưới bằng tiếng Việt thì chúng ta sẽ không nên sử dụng chữ Hỷ của Trung Quốc nữa. Nếu không chữ cái sẽ bị lộn xộn và kém đồng bộ. 

Chữ Hỷ trong ngày cưới

Hướng dẫn treo chữ Song Hỷ đúng cách

Là một chữ quốc ngữ của người Trung Quốc nên không quá khó hiểu khi nhiều người Việt bị lúng túng trong quá trình treo chữ. Và rất nhiều tình trạng “dở khóc dở cười” đã xảy ra khi chữ bị treo ngược. 

Để treo được chữ Hỷ đúng cách, các bạn cần lưu ý:

Treo phần chữ có bộ thổ (士) ở bên trên, phần chữ chứa bộ(口)ở bên dưới. Một mẹo đơn giản là bạn hãy quay mặt chính của chữ ra ngoài. Sau đó đặt phần đầu nhỏ ở bên trên, phần đuôi to xuống dưới. Như vậy chữ sẽ không bị ngược. Và nếu vẫn cảm thấy khó khăn thì bạn hãy tham khảo chữ Hỷ trên mạng, qua người thân hoặc nhờ đơn vị tổ chức hôn lễ giúp đỡ.

Treo logo chữ Hỷ đúng cách

Tham khảo :

Kim lâu là gì? Cách tính tuổi và hóa giải hạn kim lâu

Đính hôn là gì? Nghi thức lễ đính hôn cần chuẩn bị gì?

Nên mua chữ Song Hỷ ở đâu?

Thực tế việc mua chữ Song – Hỷ hiện nay không quá khó. Tại khu vực Hà Nội, TPHCM hay các tỉnh thành lớn đều có bán. Bạn có thể tham khảo một số tiệm đồ trang trí, đồ thủ công. Ngoài ra, hiện nay các đơn vị tổ chức tiệc cưới đều cung cấp sẵn đủ các vật dụng trang trí cho khách hàng. Trong đó có chữ Hỷ này. Vì thế các bạn không cần quá lo lắng nhé!

Trên đây là thông tin chia sẻ hữu ích nhất về ý nghĩa của chữ Song Hỷ trong ngày cưới. Hy vọng qua đây các bạn sẽ ứng dụng và trang trí chữ này một cách phù hợp, đẹp mắt nhất. Chúc các bạn có một hôn lễ vui vẻ, hạnh phúc.