Ice tiếng lòng là gì?

Trước đây khi nhắc đến hai chữ “làm màu”, nhiều người thường cho rằng đây là từ dùng chỉ những người thích màu mè hóa hình thức hoặc bất kỳ vấn đề nào đó nhằm chứng tỏ bản thân. Từ đó, những lời nói hoặc hành động của họ thường không đúng sự thật, tạo ác cảm cho người xung quanh.

Tuy nhiên, liệu chúng ta có đang quá khắt khe trong chuyện “làm màu” này và có định nghĩa nào khác cho chủ đề “làm màu” của giới trẻ ngày nay không?

Gần đây, trong một video được thực hiện dưới dạng phỏng vấn nhanh xoay quanh chủ đề “làm màu”, nhiều bạn trẻ chia sẻ định nghĩa này theo những cách thú vị. Độc giả có thể xem video tại đây.

Video phỏng vấn được thực hiện trên nhiều đối tượng từ sinh viên đến những người đã đi làm. Khi được hỏi về cụm từ “làm màu” hay “make color” (một dạng tiếng lóng mà nhiều bạn trẻ hay sử dụng), một số cho rằng đây là một vấn đề khá bình thường chứ không tiêu cực như nhiều người nghĩ.

Ice tiếng lòng là gì?
Các bạn trẻ tự nhiên trả lời về chuyện “làm màu” của bản thân. ()

Hầu hết xem “làm màu” là một cách để khiến bản thân trở nên nổi bật hơn bằng phong cách riêng của mình, miễn không “lố” là được. Việc sử dụng hàng hiệu, quần áo đa dạng, nhiều màu sắc, phụ kiện đi kèm thời trang và sành điệu cũng là chuyện dễ hiểu, không có gì là quá đáng.

Đồng tình với những ý kiến trên, rapper Tronie Ngô cũng chia sẻ quan điểm về chuyện “làm màu”. Là một người trẻ đam mê thời trang, đặc biệt là những phong cách cá tính, mạnh mẽ nên việc anh chàng hay “F5” bản thân từ quần áo, giày dép đến kiểu tóc là điều hiển nhiên. Tuy nhiên những lúc như vậy, Tronie vẫn mắc phải một số ý kiến trái chiều, trong đó có những người cho rằng anh “make color”.

Nam ca sĩ mạnh dạn khẳng định bản thân vốn thích màu sắc nên đa số trang phục thường nhiều màu, phong phú và đa dạng. Với một người làm nghệ thuật, việc thể hiện chất riêng hoặc “màu” hơn để khán giả ấn tượng và ghi nhớ mình là điều cần thiết trong showbiz.

Ice tiếng lòng là gì?
Nam ca sĩ khẳng định bản thân vốn thích màu sắc nên đa số trang phục thường nhiều màu và đa dạng.

Không chỉ Tronie, nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch cũng khẳng định việc “làm màu” hay không cần phải nhìn nhận trên nhiều khía cạnh, không nên vội vàng phán xét hay quy chụp bất cứ ai. Nếu mục đích “làm màu” là để cuộc sống thêm sống động và nổi bật thì có thể chấp nhận, thậm chí đáng học hỏi. Tuy nhiên, không nên “làm màu” bản thân theo lối làm quá, phóng đại sự việc gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Ice tiếng lòng là gì?
Nguyễn Ngọc Thạch cũng chia sẻ quan về chuyện “làm màu” theo hướng tích cực.

Sau khi đăng tải, video tạo nên làn sống tranh luận mạnh mẽ trong cộng đồng mạng về một đề tài mới mà không mới. Nhiều bình luận ủng hộ với việc người trẻ thể hiện phong cách riêng, “màu” hơn để khẳng định cá tính.

Với thông điệp “Chất tự tin, màu khoe cá tính”, thương hiệu đồng hồ Ice-Watch mong muốn truyền tải định nghĩa “làm màu” là cách thể hiện phong cách riêng, khẳng định cá tính riêng, gu thời trang vừa tinh tế vừa hiện đại. Là thương hiệu được thành lập từ năm 2007 tại Bỉ, Ice-watch hiện có mặt tại 15 quốc gia trên thế giới và đến Việt Nam với chuỗi cửa hàng Watchmestore.vn. Độc giả tham khảo fanpage Ice Watch Việt Nam để tìm hiểu chi tiết.

Danh từ "snow" có nghĩa là tuyết nhưng động từ "snow" mang nghĩa là đổ tuyết. Với nghĩa đen là ngập trong tuyết, "snowed under" hàm ý phải làm việc quá độ, công việc ngập đầu không thể giải quyết nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng thành ngữ này để nói về công việc, trường học hay các lĩnh vực khác.

Ví dụ: "I’d love to go shopping with you, but I’m snowed under with housework" (Tôi rất thích đi mua sắm với bạn nhưng tôi đang bận rộn với công việc nhà).

2. Put something on ice

"Put something on ice" xuất phát từ hành động mọi người đặt thực phẩm vào tủ lạnh để giữ độ tươi ngon cho đến khi lấy ra sử dụng. Vì vậy thành ngữ này được dùng với nghĩa là trì hoãn, tạm dừng làm việc gì đó cho đến thời điểm thích hợp. Người bản ngữ hay sử dụng "Put something on ice" khi nói về ý tưởng, dự án hoặc nhiệm vụ.

Ví dụ: "Let’s put this project on ice until we hire more people to work on it". (Hãy tạm dừng dự án này cho đến khi chúng tôi thuê thêm người làm việc).

3. Not a snowball’s chance in hell

Địa ngục (hell) thường được miêu tả là nơi khô hạn, nóng nực nhất thế giới. Một quả cầu tuyết (snowball) ở trong địa ngục sẽ ngay lập tức bị tan chảy. Vì vậy, khi nói "not a snowball’s chance in hell", người bản ngữ ám chỉ những sự việc hoàn toàn không có cơ hội xảy ra.

Từ "not" đứng trước khiến ý nghĩa của thành ngữ càng tiêu cực hơn. Để viết câu đúng ngữ pháp, người học phải thêm động từ trước chữ "not" và thêm "have/has" sau chữ "not".

Ví dụ: "He does not have a snowball’s chance in hell of passing the class; he’s failed every exam this semester!" (Anh ấy sẽ không thể lên lớp, anh ấy đã trượt tất cả các kỳ thi trong học kỳ này).

Ngoài ra, "not a snowball’s chance in hell" có thể đứng thành một câu riêng lẻ, có nghĩa giống như "No way!" (Không đời nào).

Ví dụ:

- Are you going to Cindy’s holiday party, even though she started dating your ex-boyfriend?

- Not a snowball’s chance in hell!

Dịch:

- Bạn có đến dự bữa tiệc nghỉ lễ của Cindy không, dù cô ấy đã hẹn hò với bạn trai cũ của bạn?

- Không đời nào!

Ice tiếng lòng là gì?

Tuyết rơi ở Sa Pa, Lào Cai tháng 1/2016. Ảnh: Giang Huy

4. When hell freezes over

Vì địa ngục rất nóng nên không bao giờ có chuyện địa ngục đóng băng (freeze over). Vì vậy, thành ngữ "when hell freezes over" mang nghĩa là không bao giờ.

Ví dụ: "I’ll go on a date with you when hell freezes over" (Tôi sẽ không bao giờ hẹn hò với bạn).

5. Break the ice

Người bản ngữ dùng "break the ice" chỉ việc phá vỡ bầu không khí ngượng ngùng khi lần đầu tiên gặp người khác. Thành ngữ này được lấy nguồn cảm hứng từ tình huống trong một cuộc gặp gỡ mà mọi người không quen biết nhau, không khí ban đầu có thể hơi ảm đạm. Mọi chuyện sẽ thay đổi khi một người phá vỡ bầu không khí này và bắt đầu khơi gợi chủ đề trò chuyện cho mọi người.

Ví dụ: "Sally broke the ice at the party by being the first to start dancing" (Sally đã phá vỡ bầu không khí gượng gạo tại bữa tiệc bằng cách xung phong nhảy trước).

6. To leave someone out in the cold

Khi muốn phớt lờ ai đó hoặc không cho phép họ tham gia hoạt động của bạn, hãy dùng thành ngữ "leave someone out in the cold".

Ví dụ: "Tony was left out in the cold when his co-workers all went out to lunch without him" (Tony bị bỏ rơi khi đồng nghiệp của anh ấy rủ nhau đi ăn trưa mà không có anh ấy).

7. Walking on thin ice

Nghĩa đen của thành ngữ này là đi bộ trên lớp băng mỏng. Đây là tình huống nguy hiểm vì bất cứ lúc nào cũng có thể bị rơi xuống. Vì vậy, "walking on thin ice" ám chỉ trong những tình huống rủi ro khiến mọi việc thể trở nên tồi tệ.

Ví dụ: "If you miss a lot of days of school, you might be walking on thin ice". (Nếu bạn bỏ lỡ nhiều buổi học ở trường, bạn có thể gặp rắc rối).

8. Tip of the iceberg

Thành ngữ "tip of the iceberg" (nghĩa đen là phần nổi của tảng băng trôi) xuất phát từ hình ảnh tảng băng trôi ở những vùng lạnh nhất thế giới. Phần đỉnh của tảng băng mà con người nhìn thấy chỉ là một phần nhỏ vì phần lớn của tảng băng đã chìm dưới nước.

Nói "tip of the iceberg" ám chỉ vấn đề gì đó chỉ là phần nổi của một việc rất phức tạp và không thể nhìn thấy được.

Ví dụ: "The homeless people you see in this homeless shelter are just the tip of the iceberg. There are many others living out in the streets." (Những người vô gia cư bạn thấy ở nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Còn rất nhiều người sống ngoài đường phố).

9. Cold hands, warm heart

Những người có bàn tay lạnh (cold hands) chưa chắc đã là người lạnh lùng vì có thể họ mang trái tim ấm áp (warm heart). Câu này dùng để miêu tả những người lạnh lùng bên ngoài nhưng mang trái tim nhân hậu, giàu lòng quan tâm mọi người, tương tự thành ngữ "xanh vỏ đỏ lòng" trong tiếng Việt.

Ví dụ: "She never cries, but you can tell she cares a lot. She has cold hands but a warm heart" (Cô ấy không bao giờ khóc nhưng thực ra cô ấy quan tâm rất nhiều. Cô ấy là người bề ngoài lạnh lùng nhưng trái tim ấm áp).