Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật ngắn gọn

Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật (ngắn nhất)

Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật ngắn gọn :

Đề bài (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật:

Dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (theo giọng điệu của chim Phượng Hoàng)

2. Thân bài:

- Lấy hết nhà cửa, của cải chỉ chia cho em cây khế và góc vườn.

- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có những ai? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào?

- Tính cách của người anh ra sao? Người em tính tình như thế nào?

- Sau khi cha mất đi người anh đã đối xử với em mình ra sao? (Chia cho em cây khế ở góc vườn.)

- Chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em? (Chim Phượng Hoàng đến ăn khế - chở đi lấy vàng).

- Cuối cùng người em nhận được những gì? (Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng)

- Biết chuyện người anh đã hành động ra sao? (đến gạ đổi cây khế với em. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, hắn đuổi chim đi. Chim hứa trả vàng, hắn tham lam mang túi mười hai gang đem đi đựng vàng).

- Kết cục của người anh như thế nào? (Vì quá tham lam, chim không chở nổi, hắn rơi xuống biển sâu mà chết).

3. Kết luận

- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

Bài làm tham khảo

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Củng cố, mở rộng trang 47

Sọ Dừa

Tri thức Ngữ văn

Xem người ta kìa!

Thực hành tiếng Việt trang 56

  • Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật ngắn gọn

Bạn đang xem: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Bài học Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi thực hành nói và nghe về một câu chuyện cổ tích bằng lời một nhân vật. Chúc các em sẽ có một tiết học thật thú vị nhé!

a. Trước khi nói:

* Chuẩn bị nội dung nói:

– Mục đích nói: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện, giúp người nghe hiểu được cốt truyện và nhân vật mà em đóng vai.

– Người nghe: Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến câu chuyện em kể.

– Lưu ý: Em cần đọc lại nhiều lần bài viết đã có của mình, thành đề cương, đánh dấu những chi tiết, sự kiện quan trọng không thể bỏ qua.

* Tập luyện:

– Để kể tốt câu chuyện, em có thể tập luyện một mình hoặc cùng bạn bè, người thân. Tập kể như em đang kể chuyện thực sự trước lớp. Thử nhiều cách khác nhau để tìm ra cách trình bày tốt nhất. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn. Em có thể lựa chọn một trong hai hình thức hoặc kết hợp cả hai:

  • Tập luyện một mình trước khi kể trên lớp.
  • Tập luyện trước nhóm bạn hoặc người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.

– Một số lưu ý khi tập luyện: xác định giọng kể khi đóng vai nhân vật (thân mật, hồi tưởng, nghiêm nghị, sôi nổi…); lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu…); nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại; nhập vai (lên giọng, xuống giọng…).

b. Trình bày bài nói:

– Tùy theo nhân vật sẽ đóng vai, nội dung câu chuyện sẽ có cách trình bày phù hợp.

– Cố gắng đóng vai nhân vật mà em lựa chọn, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…) để câu chuyện được kể thêm sinh động, hấp dẫn. Tăng cường tương tác để lôi cuốn người nghe.

– Giọng kể cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với lời người kể chuyện và lời của mỗi nhân vật, nội dung cần tập trung vào những sự việc, chi tiết độc đáo, thú vị, tránh cách kể đều đều, gây cảm giác buồn tẻ.

c. Sau khi nói:

– Người nghe: Trao đổi lại với người nói về nội dung và cách trình bày câu chuyện. Nhận xét về bài kể (nội dung, hình thức kể chuyện) và đề xuất cách giải quyết theo hướng: Nếu là người nói, em sẽ kể những gì và kể như thế nào?

– Người nghe: Giải thích thêm về ý tưởng, cách tổ chức cốt truyện, cách đóng vai hoặc cách kể lại câu chuyện của bản thân; nêu ý tưởng cách thức mới sau khi được nghe góp ý. Trao đổi lại với các ý kiến nhận xét của người nghe.

1.2. Thực hành nói và nghe

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi là nhân vật em trong câu chuyện Cây khế. Đầu tiên, xin giới thiệu đôi nét về gia cảnh và thân thế tôi như thế này: Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi. Trên đây là phần trình bày của tôi, rất mong lắng nghe những ý kiến nhận xét và góp ý của mọi người. Xin trân trọng cảm ơn.

(Sưu tầm)

Bài tập: Em hãy thực hành đóng vai nhân vật Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám.

a. Hướng dẫn giải:

– Đọc kĩ lại văn bản truyện Tấm Cám để nắm được nội dung chính và kể lại.

– Kể lại chú ý xưng tôi và kể theo những sự việc chính trong truyện Tấm Cám.

b. Lời giải chi tiết:

Tôi và Tấm là hai chị em cùng cha khác mẹ. Chúng tôi sống trong một gia đình khá giả. Cha mất sớm, cả hai ở với mẹ của tôi. Trong nhà, chị Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc đồng áng. Còn tôi thì không phải làm việc gì cả.

Một hôm, mẹ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo ra đồng bắt con tôm cái tép, hứa rằng:

– Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ.

Chị Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn tôi thì mải chơi, đến cuối buổi vẫn chưa bắt được gì. Tôi nhanh trí, liền bảo với chị Tấm:

– Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

Chị Tấm tin lời tôi ngay, bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Thừa dịp đó, tôi liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước để nhận chiếc yếm đào. Tấm trở về nhà thì bị mẹ tôi mắng cho một trận.

Từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, tôi lại thấy chị ta để dành một phần cơm. Thấy kì lại, tôi bèn rình xem thì phát hiện ra Tấm đang nuôi một con cá bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm được ném xuống. Tôi liền mách mẹ ngay. Biết chuyện, tối hôm ấy, mẹ tôi gọi Tấm lại rồi bảo chị ta sáng mai dậy sớm đi chăn trâu, và dặn rằng:

– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Chị Tấm không chút nghi ngờ, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con tôi liền ra giếng, gọi y hệt lời chị Tấm. Cá bống hiện lên thật, tôi và mẹ liền bắt lấy nó rồi đem giết thịt.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Hai mẹ con con tôi cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mẹ tôi liền lấy một thúng gạo và một thúng thóc với nhau, rồi bảo chị:

– Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.

Kỳ lạ là ngày hôm đó, tôi nhìn thấy một người rất giống chị Tấm ở lễ hội. Nhưng khi trở về thì vẫn thấy chị ta ở nhà, công việc mẹ giao cũng đã xong.

Một thời gian sau, nhà vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xem hội đến ướm thử giày. Và hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Tôi cũng đếm thử nhưng không vừa. Nhìn thấy chhị Tấm từ xa, tôi liền nói với mẹ:

– Mẹ ơi, hình như chị Tấm nhà ta cũng đến thử giày đấy!

Mẹ tôi liền bĩu môi, nói:

– Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre.

Nhưng khi chị Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Chị ta còn lấy ra một chiếc giày khác giống y hệt. Thế rồi, chị Tấm được vua đón vào cung làm hoàng hậu.

Tuy sống trong hoàng cung, chị Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Khi chị ta về sửa soạn đám giỗ, mẹ tôi liền bảo:

– Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Chị Tấm vâng lời mẹ tôi, trèo lên cây. Thấy cây rung chuyển liền hỏi:

– Dì làm gì dưới gốc thế?

– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Chị Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, chị ta ngã lộn cổ xuống ao và chết. Mẹ liền đưa tôi vào hoàng cung để thay cho chị Tấm.

Một hôm, tôi đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, thì có con chim vàng anh ở đâu bay đến, dừng lại trên một cành cây, kêu lên:

– Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

Sau đó, chim vàng anh bay thẳng vào cung điện đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Nhà vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Tôi liền về nhà mách mẹ. Mẹ tôi bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, tôi nhân lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt ăn, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi, tôi trả lời rằng:

– Thiếp có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi.

Nhà vua không nói gì cả. Thật kì lạ là ở chỗ lông chim vàng anh mọc lên một cây xoan đào, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát. Vua sai người mắc võng, ngày ngày nằm ở đó nghỉ ngơi. Tôi thấy vậy thì tức lắm, sai thợ chặt cây làm khung cửi. Khi vua hỏi, tôi lại nói dối:

– Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Khung cửi đóng xong, tôi vừa ngồi dệt vào dệt thì nghe thấy tiếng kêu:

“Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra”

Tôi sợ hãi lắm, liền về nhà mách mẹ. Mẹ khuyên tôi đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Tôi làm theo, đem đốt khung cửi rồi đổ tro ra thật xa hoàng cung.

Nhà vua có việc phải đi xa, khi trở về thì cùng với chị Tấm. Thấy chị ta không chết, lại còn xinh đẹp hơn xưa, tôi lấy làm sợ hãi lắm. Một hôm, tôi liền đến hỏi chị:

– Chị Tấm ơi chị Tấm, sao chị càng ngày càng đẹp thế?

Chị không trả lời mà chỉ hỏi lại tôi:

– Có muốn đẹp như vậy không để chị giúp?

Tôi bằng lòng ngay, rồi làm theo lời chị Tấm. Cuối cùng tôi đã phải nhận lấy hậu quả là cái chết đầy đau đớn.

(Sưu tầm)

Lời kết

– Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được các bước khi tiến hành kể lại chuyện cổ tích bằng lời một nhân vật.

+ Chuẩn bị được một bài thực hành nói trước tập thể về một vấn đề cụ thể.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành nói trước tập thể lớp học.

Hỏi đáp bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn LuatTreEm sẽ sớm trả lời cho các em.

Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật

Bài học Kể lại chuyện cổ tích bằng lời một nhân vật nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng kể lại chuyện cổ tích đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:

  • Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật
  • Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6