Kết quả sinh thiết bao lâu thì có

Nhiều người khi nghe nhắc đến bệnh ung thư thường hay bắt gặp cụm từ “sinh thiết tế bào ung thư” nhưng có rất nhiều người không hiểu sinh thiết là gì? Kết quả sinh thiết có chính xác không? Bài viết sau đây xin giải đáp những thông tin trên giúp bạn.

Sinh thiết được hiểu là một xét nghiệm được thực hiện bằng phẫu thuật, với mục đích lấy mẫu tế bào hoặc mô nghi ngờ chứa mầm bệnh để đánh giá sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh. Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách lấy mẫu tế bào ra khỏi cơ thể, sau đó, mang mẫu này đi kiểm tra dưới kính hiển vi và có thể được phân tích về mặt hóa học.

Đây được coi là một phương pháp xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lý, khi các xét nghiệm, siêu âm, nội soi, x-quang,… không đủ để đánh giá toàn diện tình hình.

Kết quả sinh thiết bao lâu thì có

Tìm hiểu về sinh thiết sẽ giúp bạn hiểu kết quả sinh thiết có chính xác không.

2. Sinh thiết gồm những loại nào?

  • Sinh thiết bấm: Đây là loại sinh thiết nhằm chẩn đoán các bệnh ngoài da. Một dụng đặc biệt được dùng để bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết.
  • Sinh thiết kim: Sử dụng mẫu để lấy mẫu mô từ các cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài đặc biệt đâm xuyên qua da vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc khối u bất thường.
  • Sinh thiết nội soi: dùng ống nội soi đi vào các đường như miệng, mũi, ống tiểu, hậu môn để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm.

3. Vậy kết quả sinh thiết có chính xác không?

Sinh thiết là phương pháp được đánh giá có độ chính xác cao, nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương tại các vị trí trên cơ thể. Có nhiều người lo lắng không biết kết quả sinh thiết có chính xác không? Với vấn đề này, bạn không nên quá lo lắng vì nhìn chung các kết quả sinh thiết có tỉ lệ chuẩn xác khá cao. Tiến hành sinh thiết cũng là một phương pháp khá an toàn và có tỉ lệ thành công cao giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đánh giá được mức độ thương tổn của tế bào.

Tuy nhiên một vài trường hợp sinh thiết có thể cho kết quả “dương tính giả” với ung thư, nhưng xác xuất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường được liệt kê vào một trong các sai sót y khoa có tỷ lệ thấp. Để đảm bảo kết quả sinh thiết được chính xác, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín để tiến hành xét nghiệm sinh thiết.

4. Ứng dụng sinh thiết trong chẩn đoán và đánh giá mức độ ung thư

Ứng dụng phổ biến nhất của sinh thiết là trong chẩn đoán bệnh ung thư. Vùng mô bị tổn thương sẽ được lấy ra ngoài cơ thể để làm các đánh giá chi tiết. Phần mô xung quanh cũng sẽ được kiểm tra để xem bệnh có lan ra ngoài khu vực sinh thiết hay không. Nếu vùng biên này của mẫu cho kết quả dương tính nghĩa là có bệnh và có thể cần phải cắt bỏ phần mô rộng hơn, tùy thuộc vào chẩn đoán. Sau đó các xét nghiệm về bệnh lý học được thực hiện để xác định xem tổn thương là lành tính hay ác tính. Nó còn giúp phân biệt các loại ung thư khác nhau, cho biết bản chất chính xác của ung thư, mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của bệnh.

Ngoài ra, một số bệnh khác cũng có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết như viêm gan hoặc viêm thận có thể được nhìn thấy trên các mẫu mô dưới kính hiển vi khi bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm tại các vị trí này để làm xét nghiệm sinh thiết.

Kết quả sinh thiết bao lâu thì có

Kết hợp chụp CT và sinh thiết sẽ giúp cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn. (ảnh minh họa)

5. Quy trình thực hiện sinh thiết như thế nào?

5.1 Trước khi tiến hành sinh thiết

Bệnh nhân cần kiêng một số loại thuốc và thực phẩm cụ thể vài ngày trước khi sinh thiết. Vài tiếng trước khi làm có thể phải kiêng ăn và uống. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được làm xét nghiệm máu và đánh giá khả năng dị ứng với các chất liên quan.

5.2 Trong khi sinh thiết

Đối với các hình thức sinh thiết bấm hay dùng kim, bệnh nhân được gây tê ngoài da tại chỗ đâm kim. Với sinh thiết nội soi hoặc cắt bỏ, phương pháp gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân thường được sử dụng. Quá trình làm sinh thiết thường kéo dài vài phút đến vài giờ.

5.3 Sau khi sinh thiết

Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện vài giờ và được uống thuốc giảm đau. Xét nghiệm lượng máu sẽ được thực hiện để đảm bảo không có sự chảy máu kín ở cơ quan nội tạng bị can thiệp. Thông thường bệnh nhân có thể ra về sau vài giờ và tham gia được những hoạt động bình thường hàng ngày.

5.4 Phân tích mẫu sinh thiết

Mẫu mô sau khi được lấy ra khỏi bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm bệnh lý học. Mô được tách ra thành một lát cực mỏng và gắn vào một tấm thủy tinh mỏng. Phần mô còn lại được lưu trữ để sử dụng cho các nghiên cứu sau này nếu cần. Lát mô mỏng được nhuộm màu cho phép các tế bào riêng lẻ được nhìn rõ hơn. Sau đó các bác sĩ sẽ kiểm tra các mô dưới kính hiển vi để phát hiện các bất thường trong cấu trúc tế bào. Quá trình phân tích này có thể kéo dài vài phút cho đến vài ngày tuỳ vào độ phức tạp của bệnh.

Kết quả sinh thiết bao lâu thì có

Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ y tế uy tín có hệ thống máy móc, xét nghiệm hiện đại để thực hiện sinh thiết chính xác

Hi vọng câu hỏi Kết quả sinh thiết có chính xác không đã có lời giải đáp thông qua bài viết này. Nhìn chung nên đến thực hiện sinh thiết và các xét nghiệm tại cơ sở uy tính để có kết quả chính xác nhất.

Có bao giờ bạn thắc mắc xét nghiệm sinh thiết là gì và sinh thiết bao lâu thì có kết quả? Và có bao giờ bạn đi câu trả lời cho câu hỏi của sinh thiết có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ung thư? Bài viết sau đây GENK STF sẽ cho bạn lời giải đáp về câu hỏi sinh thiết bao lâu thì có kết quả?

Xem thêm:

1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?

Kết quả sinh thiết bao lâu thì có
Sinh thiết là thủ thuật lấy 1 mẫu nhỏ của mô cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi

Sinh thiết là thủ thuật lấy 1 mẫu nhỏ của mô cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bạn, có thể là nội tạng, da hay các cấu trúc khác. Thông qua việc quan sát dưới kính hiển vi này sẽ là căn cứ để các bác sĩ đưa ra kết luận và nhận diện căn bệnh mà người bệnh đang mắc phải để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Kết quả xét nghiệm sinh thiết thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư hoặc các bệnh nhiễm khuẩn. Xét nghiệm sinh thiết thường cho kết quả tương đối chính xác.

2. Xét nghiệm sinh thiết để làm gì?

Xét nghiệm sinh thiết được tiến hành để kiểm tra và xác định những bất thường về các vấn đề sức khỏe. Cụ thể là:

  • Biết được chức năng gan hoặc thận có vấn đề gì không.
  • Kiểm tra xem được cấu trúc ở một cơ quan nào đó có gì bất thường hay không.
  • Mẫu mô của cơ thể khi được quan sát dưới kính hiển vi sẽ giúp cho bác sĩ tìm kiếm các tế bào bất thường và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư rồi từ đó chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Nếu chỉ khám lâm sàng, bác sĩ không có đủ điều kiện để xác định được khối u là lành tính hay ác tính, do đó người bệnh cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm sinh thiết. 
  • Sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp và cho kết quả khá chính xác mà các phương pháp như chụp X quang hay siêu âm mà chưa thể chẩn đoán ra được.
  • Kết quả xét nghiệm sinh thiết có vai trò rất quan trọng, bác sĩ sẽ dựa trên xét nghiệm này để xác định phương pháp điều trị cho phù hợp cũng như đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
  • Xét nghiệm thường được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh như: Ung thư, các trường hợp bị viêm nhiễm khuẩn mà không rõ nguyên nhân như: viêm thận, viêm gan.

3. Xét nghiệm sinh thiết bao gồm có những loại nào?

Có rất nhiều loại sinh thiết được sử dụng trong chẩn đoán điều trị bệnh bao gồm:

  • Sinh thiết kim: Là phương pháp được sử dụng để lấy mẫu mô từ cơ quan hay khối u dưới da. Bác sĩ sẽ lấy 1 ống kim dài có thể được đâm xuyên qua da vào các cơ quan như thận, gan, tủy xương, tuyến giáp hay vào vị trí khối u bất thường… sau đó lấy ra một mẫu mô. Các bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để tiêm thuốc mê tại chỗ vào da trước khi sinh thiết kim để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.
  • Sinh thiết nội soi: Là dùng một ống nội soi dài có gắn đèn để quan sát các phần khác nhau của cơ thể từ đó phát hiện các hiện tượng ra các bất thường trong cơ thể. Sinh thiết nội soi thường được thực hiện trong các thủ thuật nội soi như nội soi dạ dày,…
  • Sinh thiết cắt bỏ: Là cắt một phần hoặc toàn bộ khối u để tìm ra tế bào bất thường. Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và phụ thuộc vào vị trí khối u. Loại sinh thiết này thường thực hiện cho các khối u ở vú.
  • Sinh thiết bấm: Thường sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt bấm 1 lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy 1 mẫu da cần sinh thiết. Để lấy mẫu mà không làm đau người bệnh thì bệnh nhân có thể được tiêm một số thuốc tê tại chỗ hoặc bôi một số kem gây tê trước.
  • Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật: Là đang trong phẫu thuật, các bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong 1 vài phút, có tác dụng giúp hướng dẫn thực hiện quá trình phẫu thuật hay có hướng điều trị phù hợp.

4. Thực hiện xét nghiệm sinh thiết hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vị trí lấy mẫu, khối u, ca mổ và cách làm thì sẽ có những chi phí khác nhau, trung bình mỗi một mẫu xét nghiệm dao động trong khoảng 150.000 đồng

Có một số trường hợp bệnh nhân chỉ lấy một mẫu để xét nghiệm, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh nhân cần phải lấy nhiều mẫu hơn. Vì vậy, mỗi bệnh nhân sẽ có mức chi phí xét nghiệm khác nhau. Và thời gian trả kết quả từ 7 đến 10 ngày tuỳ mẫu. Trường hợp cấp bách, kết quả có thể có trong vòng 3 ngày.

5. Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả?

Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân khi phải thực hiện phương pháp này bởi ai cũng lo lắng về căn bệnh của mình và không biết họ sẽ phải chờ đợi bao lâu để lấy được kết quả.

Kết quả sinh thiết bao lâu thì có
Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả?

Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sinh thiết trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong một số trường hợp cần thiết và đặc biệt hơn thì kết quả của bạn sẽ có trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp xét nghiệm khác nhau thì thời gian có kết quả cũng sẽ khác nhau.

5.1. Sinh thiết vòm họng

Sinh thiết vòm họng được thực hiện khi người bệnh có những nghi ngờ trong việc chẩn đoán ung thư vòm họng. Các bác sĩ sau đó sẽ tiến hành lấy một phần mô ở khối u để quan sát dưới kính hiển vi. Việc lấy mẫu tế bào sinh thiết vòm họng khá đơn giản nên người bệnh có thể nhận kết quả xét nghiệm sinh thiết trong khoảng thời gian là 2 ngày.

5.2. Sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày được sử dụng để chẩn đoán chính xác về căn bệnh ung thư dạ dày. Các bác sĩ sẽ thực hiện tách mẫu mô niêm mạc dạ dày rồi quan sát dưới kính hiển vi. Trong một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp sinh thiết nội soi, tuy nhiên đây chưa đủ căn cứ và cơ sở để đưa ra được kết luận chính xác cho người bệnh. Bệnh nhân có thể nhận kết quả sau khoảng ít nhất 3 ngày sau khi thực hiện lấy mẫu tế bào.

5.3. Sinh thiết hạch

Để lấy mẫu sinh thiết hạch, thông thường bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi căn bệnh ung thư có những biến chứng nặng ở các giai đoạn muộn. Thực hiện xét nghiệm hạch được đánh giá là mất nhiều thời gian nhất. Và người bệnh phải chờ đợi ít nhất là 4 ngày và lâu hơn  nữa có thể là 10 ngày mới nhận được kết quả xét nghiệm từ bác sĩ. 

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết sinh thiết bao lâu thì có kết quả rồi có phải không? 

6. Sinh thiết có vai trò gì trong điều trị bệnh ung thư?

Bệnh ung thư thường có thể được phát hiện qua nhiều triệu chứng bên ngoài. Bên cạnh đó bạn có thể chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như chụp X quang, nội soi. Tuy nhiên, chỉ có lấy mẫu xét nghiệm sinh thiết là chẩn đoán được chính xác nhất. Và từ đó, bác sĩ mới đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Theo các nghiên cứu sinh thiết còn đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo vaccine chống ung thư. Và liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư chính là giải pháp hiệu quả nhất. Đây được đánh giá là liệu pháp mới tận dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để diệt tế bào ung thư. Mẫu sinh thiết mô tế bào ung thư có vai trò vô cùng quan trọng để nuôi cấy tế bào miễn dịch. Các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được nuôi cấy sẽ tiếp xúc với tế bào ung thư. Từ đó sẽ hình thành kháng nguyên và sẽ được đưa trở lại cơ thể của bệnh nhân.

Tuy nhiên chỉ điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch sẽ không thể ngăn chặn được ung thư phát triển. Do đó bệnh nhân vẫn cần kết hợp thêm áp dụng các phương pháp khác để điều trị như hóa trị và xạ trị. Từ đó mới tăng được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
Kết quả sinh thiết bao lâu thì có
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Vậy là bạn đã biết sinh thiết bao lâu thì có kết quả cũng như vai trò của xét nghiệm sinh thiết trong việc phát hiện và điều trị bệnh ung thư. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu thông qua việc mạnh dạn khám bệnh thường xuyên, chẩn đoán sinh thiết kịp thời nhé.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI