Kết quả trúng thầu thuốc năm 2023 của thanh hóa năm 2024

(BĐT) - Nhiều gói thầu thuốc đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (LCNT) một thời gian dài, nhưng vẫn chưa có thông báo mời thầu; một số gói thầu mở thầu nhiều tháng mà chưa phê duyệt kết quả LCNT. Tình trạng này khiến không ít nhà thầu ngán ngẩm do chờ đợi quá lâu và phải gánh thêm nhiều chi phí.

Kết quả trúng thầu thuốc năm 2023 của thanh hóa năm 2024
Thời gian tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc kéo dài khiến nhà thầu phát sinh chi phí, chờ đợi rất mệt mỏi. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Gói số 04 Gói thầu Vị thuốc cổ truyền thuộc Kế hoạch LCNT cung cấp thuốc năm 2023 cho Bệnh viện Thanh Nhàn được đóng thầu ngày 18/4/2023, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Tương tự, Gói thầu Thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị năm 2022 - 2023 của Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM (51,46 tỷ đồng) mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật vào ngày 20/6 và hồ sơ đề xuất tài chính được mở vào ngày 20/9/2023. Tuy nhiên, kết quả LCNT vẫn chưa được phê duyệt.

Tại Thanh Hóa, một số gói thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế đã đóng thầu đến 6 - 7 tháng nhưng cũng chưa lựa chọn được nhà thầu như: Gói thầu Mua vật tư, hóa chất phục vụ công tác khám chữa bệnh tháng 4/2023 của Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân; Gói thầu số 20 Mua hóa chất xét nghiệm bổ sung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa...

Được mời thầu từ ngày 31/3/2023, Gói 33 (22,927 tỷ đồng) thuộc Dự toán các gói thầu mua sắm sinh phẩm chẩn đoán invitro, hóa chất và vật tư y tế lần 4 năm 2022 của Bệnh viện K đến nay vẫn chưa có kết quả LCNT. Một số gói thầu khác của Dự toán phải mất từ 4 đến hơn 6 tháng mới chọn xong nhà thầu như: Gói 34 (45,945 tỷ đồng); Gói 31 (12,837 tỷ đồng)…

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, cán bộ mua sắm của Bệnh viện K cho biết, Dự toán có tới 34 gói thầu với rất nhiều phần/lô. Với khối lượng mua sắm lớn như vậy, Bệnh viện ưu tiên mời thầu những mặt hàng cần thiết nhất phục vụ khám chữa bệnh, nên một số gói thầu bị để lại sau. Do đó, thời gian tổ chức LCNT bị kéo dài hoặc chậm công bố thông tin về kết quả LCNT. Một nguyên nhân khác là theo quy trình đấu thầu qua mạng hiện hành, chỉ khi hoàn thành đánh giá tất cả các phần/lô (mỗi gói thầu được chia thành nhiều phần/lô) thì bên mời thầu mới có thể phê duyệt kết quả LCNT...

Một số đơn vị mua sắm khác thì cho biết, nguyên nhân kéo dài thời gian tổ chức LCNT còn do quy trình thẩm định, phê duyệt phải trải qua quá nhiều cấp. Một số địa phương không quy định rõ hạn mức, phân cấp cụ thể cho cơ sở y tế, nên chỉ mua sắm với giá trị 1 đồng thì cũng phải được Sở Y tế thẩm định, UBND cấp tỉnh phê duyệt…

Về tình trạng chậm trễ trong tổ chức LCNT cung cấp thuốc, ông Dương Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Y tế cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt chỉ là một lý do. Nguyên nhân chủ yếu, theo ông Thiện, là nhân lực thực hiện công tác mua sắm thuốc tại các đơn vị còn mỏng, thiếu cán bộ có chuyên môn về đấu thầu.

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, đại diện Công ty CP Gonsa kể về một gói thầu mua sắm thuốc mất hơn nửa năm mà vẫn chưa ra được kết quả khiến nhà thầu phát sinh chi phí, chờ đợi rất mệt mỏi.

Theo đại diện Gonsa, nhiều trường hợp khi dự thầu thì số đăng ký lưu hành/giấy phép nhập khẩu… còn hiệu lực, nhưng khi thời gian LCNT bị kéo dài quá lâu thì nhà thầu phải làm thủ tục gia hạn. Đã có nhà thầu bị loại vì giấy phép hết hiệu lực do phải xếp hàng dài chờ đợi hồ sơ đề nghị gia hạn được phê duyệt. Không những vậy, nhà thầu còn phải gia hạn hiệu lực bảo lãnh dự thầu, làm tăng thêm chi phí dự thầu.

Ngoài ra, giá thuốc tại thời điểm tham dự thầu và khi trúng thầu nhiều khi chênh lệch lớn, dẫn tới lợi nhuận không còn bao nhiêu, thậm chí là không có lãi…

Để khắc phục tình trạng chậm trễ như nêu trên, một số chuyên gia khuyến nghị, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh việc triển khai LCNT theo đúng thời hạn quy định.

Đồng thời, cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng cơ sở y tế chia nhỏ gói thầu để mua sắm trực tiếp, né tránh đấu thầu tập trung, trong khi năng lực đấu thầu còn hạn chế. “Việc mua sắm trực tiếp không bảo đảm tính minh bạch và cạnh tranh. Mặt khác, nhà thầu cũng không mặn mà vì số lượng ít, mua sắm lắt nhắt, chưa kể chi phí vận chuyển tới vùng sâu, vùng xa đắt đỏ, gây lãng phí xã hội”, nhà thầu Gonsa chia sẻ.

Về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, năm 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện 8.185 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu là hơn 18.756 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu hơn 18.177 tỷ đồng, tiết kiệm được 578,6 triệu đồng, bao gồm: 7.507 gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước với tổng giá trị hơn 15.794 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu 15.673,2 tỷ đồng; 678 gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên với tổng giá trị 2.961,8 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu 2.504,6 tỷ đồng.

Trong đó, theo lĩnh vực đấu thầu tỉnh này thực hiện 198 gói phi tư vấn như bảo hiểm, đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng..., 5.601 gói thầu tư vấn, 747 gói thầu mua sắm hàng hóa, 1.620 gói thầu xây lắp và 19 gói thầu hỗn hợp. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu Thanh Hóa thực hiện 1.094 gói thầu đấu thầu rộng rãi, 1 gói thầu đấu thầu hạn chế, 6.305 gói thầu chỉ định thầu, 722 gói thầu chào hàng cạnh tranh, 2 gói thầu mua sắm trực tiếp, 33 gói thầu tự thực hiện, 4 gói thầu áp dụng hình thức đặc biệt và 24 gói thầu tham gia thực hiện của cộng đồng.

Theo loại dự án, Thanh Hóa thực hiện 1 gói thầu thuộc dự án nhóm A; 305 gói thầu thuộc dự án nhóm B; 7.201 gói thầu thuộc dự án nhóm C. Tỉnh Thanh Hóa thực hiện 4 gói thầu được được áp dụng cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đấu thầu qua mạng 3.440/3.441 gói thầu, đạt tỷ lệ 99,97%.

Tuy nhiên, đấu thầu lựa chọn nhà thầu của tỉnh này vẫn tồn tại một số vướng mắc được các cơ quan chức năng chỉ ra, như việc một số chủ đầu tư, bên mời thầu phê duyệt hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu chưa đảm bảo theo quy định dẫn đến phải điều chỉnh hoặc phải tổ chức đấu thầu lại.

Một số gói thầu tại Thanh Hóa áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng số lượng các nhà thầu tham gia dự thầu ít hoặc không có nhà thầu tham dự, dẫn đến tính cạnh tranh trong đấu thầu chưa cao hoặc phải hủy để tổ chức đấu thầu lại. Việc đăng tải một số thông tin trong đấu thầu của một số gói thầu tại tỉnh này chưa đầy đủ, đặc biệt đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu; một số nhà thầu kê khai chưa trung thực trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Qua thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã phạt vi phạm hành chính 4 nhà thầu với số tiền 300 triệu đồng; cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với 4 tổ chức và một số cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu.

Đối với đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 22 dự án đầu tư có sử dụng đất và 1 dự án thực hiện theo hình thức xã hội hóa được thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư.

Trong đó, tỉnh này đã hủy kết quả sơ tuyển của 6 dự án đầu tư có sử dụng đất, do các dự án không bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. Năm 2023, Thanh Hóa lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 16 dự án đầu tư có sử dụng đất và 1 dự án theo hình thức xã hội hóa. Các dự án này đã tổ chức công bố danh mục, kèm theo yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định, nhưng có 1 nhà đầu tư được đánh giá đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án. Do đó, các dự án này không thực hiện các hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư đối với một số dự án tại tỉnh này trong năm còn kéo dài, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp theo quy định của Nghị định số 30/2015/NĐ-CP; các dự án đã lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP chậm thực hiện các bước tiếp theo, như bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, do còn vướng mắc về thể chế.

Còn nhiều dự án lĩnh vực xã hội hóa, dự án chuyên ngành, như xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt tại Thanh Hóa được nhiều nhà đầu tư quan tâm, cần lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai do các bộ, ngành chưa có hướng dẫn cụ thể.

Một số bên mời thầu tại Thanh Hóa xác định sơ bộ phương án giải phóng mặt bằng của dự án chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Dẫn đến quá trình thực hiện một số dự án, sau khi ký hợp đồng với nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao so với thực tế, làm kéo dài tiến độ thực hiện dự án. Thêm nữa, việc xác định giá trị tiền sử dụng đất nộp ngân sách của dự án tại thời điểm đấu thầu còn nhiều vướng mắc, dẫn đến nhiều nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất, gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác được giá trị tiền sử dụng đất, cũng như hiệu quả đầu tư của dự án.