Khi nào ghi tăng nguyên giá tài sản cố định năm 2024

Tài sản cố định hữu hình là loại tài sản đem lại không ít giá trị về lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản. Vậy tài sản cố định hữu hình là gì? Phân loại và hạch toán chúng như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về tài sản cố định hữu hình, nếu chưa rõ những thông tin về tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Cập nhật] Tài sản cố định là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Khi nào ghi tăng nguyên giá tài sản cố định năm 2024

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Nói một cách khác, tài sản cố định hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được, đồng thời chúng có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.

2. Điều kiện để doanh nghiệp nhận biết và ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành quy định về tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định hữu hình như sau:

– Việc sử dụng tài sản đó chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai;

– Tài sản đó có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VND (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Nếu nhiều tài sản liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mà khi mỗi bộ phận của hệ thống đó có thời gian sử dụng khác nhau và khi một một bộ phận dừng do yêu cầu quản lý nhưng cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thì tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với động vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm, thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

3. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình thường có 05 đặc điểm sau đây:

– Có tính thanh khoản rất cao (khi bán lại vẫn đem giá trị cao cho doanh nghiệp).

– Chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn của công ty.

– Thường được sử dụng làm căn cứ hợp lệ để khấu trừ thuế vì loại tài sản này thường khấu hao rất nhiều.

– Thường bị hao mòn trong quá trình sản xuất và giá trị của tài sản sẽ chuyển dần vào chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh.

– Có thể được sử dụng làm tài sản thế chế có đảm bảo khi doanh nghiệp cần vay vốn.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Đến tháng 9/2022 nhà cung cấp mới khắc phục các lỗi để ký tiến hành nghiệm thu. Ông Tuấn hỏi, doanh nghiệp ông sẽ tính khấu hao tài sản bắt đầu từ thời gian nào?

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) như sau:

Điểm a Khoản 1 Điều 4 về xác định nguyên giá của TSCĐ:

"a) TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): Là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác".

Khoản 1 Điều 5 về nguyên tắc quản lý TSCĐ: "1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ".

Khoản 9 Điều 9 về phương pháp trích khấu hao TSCĐ: " 9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp".

Khoản 3 Điều 13 phương pháp trích khấu hao TSCĐ: "3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện".

Theo đó, việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự quyết định thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

Khi nạo hạch toán tăng tài sản cố định?

Về hạch toán kế toán: khi mua tài sản cố định sẽ ghi tăng TSCĐ và ghi nhận chi phí trong quá trình sử dụng tài sản (dưới dạng hao mòn hoặc khấu hao). Trường hợp đơn vị phát sinh nhiều nghiệp vụ trong năm thì bút toán này đơn vị có thể hạch toán đồng thời khi mua tài sản để tránh nhầm lẫn.

Nguyên giá tài sản cố định xác định như thế nào?

Nguyên giá \= Giá mua thời điểm mua + Các khoản thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

Tài sản cố định được ghi nhận khi nào?

Tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Khi nào tính hao mòn tài sản cố định?

Thông tư nêu rõ, việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.