Khi nào quản lý thị trường được kiểm tra năm 2024

Cho tôi hỏi hình thức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường thế nào? - Ngọc Thanh (Đồng Tháp)

Khi nào quản lý thị trường được kiểm tra năm 2024

Hình thức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Phạm vi kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường

Phạm vi kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo Điều 17 như sau:

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

2. Hình thức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường

Hình thức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo Điều 18 như sau:

- Kiểm tra định kỳ.

- Kiểm tra chuyên đề.

- Kiểm tra đột xuất.

3. Quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường

Quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo Điều 19 như sau:

- Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 21 .

- Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

+ Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

+ Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

+ Nội dung kiểm tra;

+ Thời hạn kiểm tra;

+ Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

+ Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

- Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.

4. Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường

Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo Điều 20 như sau:

- Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

- Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

+ Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

+ Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường

Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo Điều 21 như sau:

- Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ được ban hành quyết định kiểm tra.

- Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 21 được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra như sau:

+ Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng vụ việc kiểm tra;

+ Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ trách nhiệm, phạm vi, nội dung và thời hạn giao quyền;

+ Người được giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.

- Những người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 không có thẻ kiểm tra thị trường hoặc đang trong thời gian bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường hoặc bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường thì không được ban hành quyết định kiểm tra hoặc giao, nhận thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

Quản lý thị trường đi kiểm tra gì?

Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thươngmại trên địa bàn tỉnh ...

Cục Quản lý thị trường trực thuộc ai?

Theo dự thảo, Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc ...

Ai có quyền kiểm tra nhà thuốc?

Như vậy, khi kiểm tra nhà thuốc là thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về dược của ngành y tế, thì quản lý thị trường cần phải phối hợp với thanh tra y tế để tiến hành kiểm tra.

Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm gì?

- Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.